Về miền Tây thưởng thức món bánh lá rau mơ dân dã
Miền Tây vốn nổi tiếng với cảnh sắc tươi đẹp, con người thân thiện và nền ẩm thực lưu luyến bước chân du khách. Trong số đó, món bánh lá rau mơ tuy dân dã nhưng lại khiến bạn “thòm thèm” chỉ muốn quay lại thêm nhiều lần nữa để thưởng thức.
Vốn dĩ người ta gọi món bánh dân dã này là bánh lá rau mơ bởi nguyên liệu sử dụng trong bánh chính là lá rau mơ. Lá rau mơ có hai loại, loại thứ nhất là lá rau mơ rừng với phần thân lá thuôn dài, mỏng, màu xanh nhạt. Loại lá rau mơ thứ hai là lá mơ lông, phần thân lá tròn có đầy lông tơ, một mặt lá màu xanh, mặt sau có màu tím.
Bánh lá rau mơ miền Tây được làm bằng lá rau mơ rừng là phổ biến, nhưng có đôi khi người ta cũng dùng loại lá rau mơ lông. Tuy các loại rau lá mơ có hình dáng bên ngoài khác biệt nhưng hương vị mà nó mang lại trong bánh thì cũng tương tự nhau.
Bánh lá rau mơ không quá khó làm nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ của người chế biến. Nguyên liệu chính của món bánh là lá rau mơ, bột gạo, nước cốt dừa. Lá rau mơ sau khi hái về sẽ được rửa sạch rồi cắt nhỏ, xay nhuyễn lấy nước. Sau đó người ta trộn thêm một ít nước cốt dừa, đường, muối và bột gạo để tại thành một loại hỗn hợp sền sệt. Nếu muốn làm ra được bánh lá rau mơ ngon đúng điệu thì người ta sẽ tự xay gạo thay vì dùng loại bột gạo bán sẵn ngoài tiệm.
Video đang HOT
Du lịch miền Tây bạn sẽ vô cùng thích thú với loại bánh lá rau mơ dân dã, mộc mạc mà lại thơm ngon khó cưỡng. Bánh có thể được gói bằng lá dừa, lá chuối hoặc lá mít. Do bánh lá rau mơ rất mỏng nên hấp bánh nhanh chín, chỉ cần khoảng 5 phút là bạn đã có thể được thưởng thức món bánh với hương vị đặc biệt. Chính mùi thơm của lá mơ làm nên nét đặc trưng không thể trộn lẫn với bất cứ món ăn nào khác.
Người miền Tây ăn bánh lá rau mơ kèm với nước cốt dừa thắng sền sệt, thêm một chút muối, đường, lạc giã nhỏ hoặc mè rang và hành lá cắt nhỏ, ngon không gì sánh bằng. Nếu có cơ hội du lịch đến miền Tây thì bạn nhất định đừng bỏ qua món bánh độc đáo này.
Bánh cúng trong ký ức tuổi thơ của những đứa trẻ miền Tây
Nếu người vùng khác, chỉ nghe tên bánh cúng thì sẽ rất khó đoán định được nguyên liệu, hương vị, nhưng với những đứa con miền Tây thì đây là một món ăn vô cùng gần gũi và thân thuộc. Hơn nữa, bánh cúng còn là một phần ký ức tuổi thơ "một đi không trở lại" .
Miền Tây vốn nổi tiếng với những món bánh dân dã, say lòng người lữ khách ghé thăm. Và món bánh cúng mộc mạc sẽ mang những "đứa trẻ" lên chuyến tàu khứ hồi ngược về thơ ấu đã xa. Ngày xưa, đây là một thức quà xa xỉ, khiến trẻ con háo hức mong chờ mỗi dịp được người lớn trao tặng với tình cảm thân thương.
Nhiều người cho rằng, cái tên bánh cúng thực chất xuất phát từ bánh cuốn, do cách làm bánh là phải cuốn lại, nhưng vì sợ nhầm lẫn với món bánh cuốn nóng nhân thịt nên mới đọc lệch sang thành bánh cúng. Và cũng có ý kiến khác lại quan niệm bánh dùng để cúng ông bà tổ tiên vào các dịp lễ chạp nên mới có tên là bánh cúng. Chính từ tên gọi này cũng khiến cho món bánh này trở nên hấp dẫn, khiến nhiều người tò mò hơn.
Món ăn dân dã này được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo, bên ngoài bao bọc bằng lá chuối xanh mướt và có hình dạng thon dài. Để có được món bánh cúng đúng điệu thì trước tiên người ta phải làm khuôn bánh. Khuôn được làm từ lá chuối tươi cắt thành từng miếng vuông vắn. Người chế biến khéo léo cuộn lá chuối theo chiều xéo để tạo thành một ống thuôn dài. Sau khi cuộn xong thì người ta sẽ cột chặt một đầu thật kín rồi cho hỗn hợp bột gạo, nước cốt dừa, muối, đường pha loãng vào và gấp đầu khuôn lại, rồi dùng dây cố định.
Đứa trẻ nào cũng sẽ mê mẩn hương vị bột bánh hòa quyện cùng mùi lá chuối, thêm chút cốt dừa béo ngậy khi bánh được hấp chín. Để có thể thưởng thức bánh cúng chuẩn vị thì bạn cần chờ cho bánh nguội, săn lại và dai hơn. Cắn một miếng bánh, ngay lập tức bạn sẽ bị cuốn hút bởi độ mềm dẻo, chút ngọt, chút mặn và chút béo. Chính sự thanh đạm từ những nguyên liệu đã làm cho món bánh miền Tây trở thành "cao lương mỹ vị" đối với du khách.
Và với những người con miền Tây xa quê, thì chỉ cần được nếm chút hương vị của bánh cúng nghĩa là đã được trở về thơ ấu, ngồi quanh nồi bánh nóng hổi, háo hức chờ bánh nguội. Dù bây giờ có vô số lựa chọn món bánh hiện đại, thế nhưng người ta vẫn cảm mến món bánh cúng tựa như nâng niu một ký ức thưở xưa đẹp đẽ.
Món Bánh trong ẩm thực miền Tây Những loại bánh của miền Tây có cái tên giản đơn nhưng ngon miệng đến lạ kỳ. Bánh còng, bánh cam, bánh tằm, bánh đúc, bánh lọt, bánh ú, bánh bèo... Không thể kể hết được có bao nhiêu loại bánh xuất phát từ những loại bột, loại củ đậm đà chất quê. Nhưng hầu hết những loại bánh trên đều gắn bó...