Về Miền Tây thử hết những món ăn mùa nước nổi dân dã mà ngon hết nước chấm
Du lịch Miền Tây mùa nước nổi, bạn không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh đặc trưng của xứ sở này với bao la sóng nước mà còn có vô vàn sản vật đặc trưng chỉ xuất hiện duy nhất vào mùa này để thưởng thức luôn đấy.
Khi những cơn mưa kéo dài cùng với dòng nước từ thượng nguồn Mekong ào ạt đổ về, cũng là lúc Miền Tây chính thức bước vào mùa nước nổi. Mùa nước nổi không chỉ khiến cho cảnh sắc thiên nhiên của Miền Tây đổi thay, mà còn mang đến vô vàn những sản vật quý, từ đó những món ăn mùa nước nổi nức tiếng cũng chính thức vào mùa khiến bao thực khách phải say đắm. Mùa nước nổi ở Miền Tây sẽ bắt đầu từ khoảng tháng 9 đến tháng 11 hằng năm và đây cũng là mùa lý tưởng để bạn làm một chuyến du ngoạn và thử hết ẩm thực Miền Tây dân dã nức tiếng chỉ có vào mùa này.
Về Miền Tây mùa nước nổi đừng quên thưởng thức đặc sản trứ danh chỉ có mùa này. Ảnh: soulbts
Gọi tên những món ăn mùa nước nổi nức tiếng ở Miền Tây
Tháng 9 âm lịch khi mùa nước nổi bắt đầu cũng là lúc cá linh vào mùa sinh sản. Loại cá này có kích thước chỉ bằng ngón tay nhưng hương vị rất ngon, xương mềm, tan hoà cùng với vị béo của thịt cá mang đến dư vị hấp dẫn. Người Miền Tây thường nấu lẩu cá linh và khiến nó trở thành một món ăn đặc sản mùa nước nổi trứng danh khiến bất cứ du khách nào cũng muốn thưởng thức.
Lẩu cá linh luôn mê hoặc thực khách trong mùa nước nổi. Ảnh: vulcdaika
Lẩu cá linh chế biến khác đơn giản, chủ cần kết hợp cá linh tươi cùng nước dùng thơm, bông điên điển non, thêm ngò gai, tỏ phi… là đã có một nồi lẩu thơm ngon ai cũng khó nỡ chối từ. Ngoài lẩu thì cá linh còn được chế biến thành rất nhiều món ngon khác như cá linh kho, cá linh chiên giòn…
Vị lẩu ngon, đa dạng khiến ai cũng mê mẩn. Ảnh: nhphuongnam
Video đang HOT
Nhắc đến món ăn mùa nước nổi của miền Tây thì chắc chắn không thể bỏ qua món bánh xèo bông điên điển.Người Miền Tây thường trồng điên điển ở những bờ sông, kè để chống sạt lở, đến mùa nước nổi những “cánh rừng” điên điển vàng rực trở thành hình ảnh đặc trưng. Điên điển là nguyên liệu để chế biến rất nhiều món ăn mùa nước nổi trứ danh.
Vị lạ, ngọn, giòn và tươi mát khiến bông điên điển rất được ưa thích và bánh xèo điên điển là một trong những món mê hoặc thực khách. Cũng vẫn với bột bánh xèo truyền thống, kết hợp nhân bông điên điển xào tép mang đến một dư vị rất khó quên. Bánh xèo điên điển có sẵn hương vị thơm, bùi của bột, giòn ngọt của bông hoa kết hợp tép đậm đà mang đến dư vị rất riêng. Ngoài ra người ta còn dung điên điển để trộn gỏi, nấu canh chua hay là topping rau không thể thiếu của lẩu mắm.
Bánh xèo bông điên điển với hương vị rất hấp dẫn đặc trưng của mùa nước nổi. Ảnh: Cookie
Ẩm thực Miền Tây mùa nước nổi chắc chắn không thể thiếu sự xuất hiện của những bông súng, đặc biệt là món bông súng chấm mắm kho. Tầm tháng 9 là bông súng sẽ nở rộ kín khắp các mặt hồ mang đến cảnh sắc thi vị của đồng nội. Người Miền Tây thường lấy bông súng để dùng với mắm kho, vị chát nhẹ, giòn rụm và ngậm nước kết hợp với mắm kho tạo nên sự cân bằng hấp dẫn.
Loại mắm kho Miền Tây thường kết hợp với bông súng là mắm linh hoặc mắm sắc lóc hết xương rồi kết hợp cùng sả bằm, tép, cá lọc, thịt ba rọi tạo nên vị ngọt, mặn, cay hoà quyện. Các món ăn mùa nước nổi ở Miền Tây dùng bông súng khá nhiều từ lẩu, gỏi đến các loại rau sống đều dùng.
Bông súng chấm mắm kho khiến bao người mê mệt. Ảnh: Đại Đoàn Kết
Nhắc đến món ăn mùa nước nổi mà bỏ qua chuột đồng chắc chắn sẽ là sự thiếu sót rất lớn. Mùa nước nổi, người ta thường tìm đến những bụi cây rậm ở khắp cánh đồng, nằm cách mặt nước sâm sấm. Chuột mùa này rất béo, nhiều thịt, đặc biệt chúng chỉ ăn lúa, hoa màu nên thịt rất sạch. Sau khi bắt về người ta sẽ sơ chế thật sạch rồi mang đi nướng lu cho vàng óng, lúc nước sẽ quết thêm mỡ, nước gia vị để thịt đậm đà. Miếng thịt chuột vàng, thơm, da giòn, thịt mềm ăn cùng dưa leo và rau răm chấm muối ớt là nhức nách. Với thịt chuột người Miền Tây chó thể chế biến thành hàng trăm món khác nhau, ngoài nướng lu có thể chiên sả ớt, nấu canh chua, xào lá cách, chuột nướng chao, xào lá mãng cầu…
Chuột đồng nướng lu mùa nước nổi béo ngậy. Ảnh: ST
Mùa nước nổi cũng là mùa mà cua đồng sinh sôi rất nhiều, chính vì vậy, người dân Miền Tây cũng tận dụng nguồn lợi hấp dẫn này để chế biến thành món ngon đãi khách. Món cua đồng rang me Miền Tây với hương vị chua ngọt đặc trưng, thịt cua rất chắc và nhiều thịt. Cua cũng được dùng để chế biến các món khác nhau như rang muối, nấu riêu ăn bún….
Cua đồng rang me chua ngọt đậm vị. Ảnh: Sieungon
Khi mùa nước nổi về, người Miền Tây cũng vào mùa săn rắn nước. Mùa này rắn hay bò lên những mô đất hay tán cây thay vì lẩn trống trong hang nên rất dễ bắt. Các loại rắn mùa nước nổi phổ biến như rắn nước, rắn bông súng, răn ri voi, ri cá… Để tận hưởng vị ngon đặc trưng nguyên bản người ta thường mang rắn tươi sơ chế sạch đi nướng vị thịt chắc, ngọt và thơm rất hấp dẫn.
Rắn là đặc sản hấp dẫn và độc đáo của mùa nước nổi Miền Tây. Ảnh: ST
Ngoài ra đem xào xả ớt, xào lá cách, nấu cháo đậu xanh cũng rất ngon. Mùa nước nổi rắn rất nhiều nên ăn không hết người ta sẽ làm khô, khô rắn bên ngoài rám nắng bên trong thịt vẫn tươi, đem nướng than hồng ăn cực kỳ hấp dẫn.
Mùa nước nổi rắn nhiều vô kể nên người dân còn chế biến thành rất nhiều đặc sản. Ảnh: Cookie
Những món ăn mùa nước nổi ở Miền Tây tuy dân dã, mộc mạc nhưng lại mang đậm nét văn hoá đặc trưng của miền sông nước. Ghé qua Miền Tây mùa này và làm food tour với các món ngon mùa nước nổi bạn sẽ luôn lưu luyến thứ hương vị đậm tình quê khó phai này.
Về miền Tây ăn bánh xèo bông điên điển
Vị chua chua ngọt ngọt bùi bùi của loài hoa này hòa quyện cùng vị ngọt của tôm sông, hương thơm của rau sống, giá, củ sắn cùng nước mắm chua ngọt sẽ mang đến cho người thưởng thức hương vị bánh xèo mới lạ đến khó quên...
Xà No điên điển nở vàng
Bông búp phần nàng bông nở phần anh...
Khách phương xa đến Vị Thanh, trung tâm của tỉnh Hậu Giang, vào những chiều mùa lũ hẳn sẽ nghe văng vẳng câu hát của cô gái chèo ghe bán bánh xèo.Theo nhà văn Sơn Nam thì tên Xà No - tên dòng kênh xanh chảy ngang lòng thành phố này, bắt nguồn từ tiếng Khmer là Sok Snor có nghĩa là xóm cây điên điển. Loài cây có hoa vàng nở rộ vào mùa lũ, dùng làm dưa, nấu canh, làm nhưn bánh, vị ngọt, nhẫn.
Bông điển điển hái về rửa sạch để ra rổ cho ráo nước. Củ sắn gọt sạch, xắt sợi thật nhuyễn, vắt bỏ nước cho khô. Bột làm bánh xèo là bột gạo. Người miền Tây thích ăn béo nên người ta thường hay vắt nước cốt dừa khô để nhồi chung với bột. Bột pha với nước sao cho khi nhúng chiếc đũa bếp vào, nhấc lên bột nhỏ chậm từng giọt là được. Để bột ngon, người ta còn quấy vào đó một trứng vịt, đào nghệ ngoài vườn vô gọt sạch rồi giã nhuyễn vắt lấy nước cho vào bột để tạo màu vàn tươi đặc trưng. Người ta cũng xắt hành lá thật nhuyễn thả vào, nêm ít muối, bột ngọt, ... để tăng thêm chất đậm đà của bánh.
Thịt heo xắt nhỏ xào chín, nêm vừa ăn rồi xúc ra tô. Chuẩn bị xong thì bắt chảo lên bếp để chiên bánh. Chảo lớn đặt trên bếp than nóng, thoa đều mỡ rồi múc chén bột đổ vô nhanh tay tráng, bột kêu nghe ... xèo xèo! Có lẽ vì thế mà dân gian gọi thứ bánh chiên này là bánh xèo!
Vỏ bánh chín thì cho nhân thịt, củ sắn và nhúm bông điên điển vào, dùng sạn úp nửa bánh lại. Đậy nắp lại một chút để hơi nóng làm cho nhân củ sắn và bông điển điển vừa chín. Nhẹ tay lấy bánh để ra dĩa. Cái này cách cái kia bởi miếng lá chuối xiêm nhỏ.
Ăn bánh xèo thì không thể thiếu rau rừng. Dọc theo các triền lá dừa nước ven sông rạch hay ở vườn các loại cát lồi, lụa, cách, nhàu, ... mọc đầy. Dân gian hái lá của nó về để ăn kèm với bánh. Nước chấm bánh xèo cũng phải pha chế công phu. Tỏi, ớt bằm nhuyễn, nước chanh vắt gạn hết hột pha chung với đường, bột ngọt và nước mắm ngon. Để ngon miệng người ta còn xắt củ sợi cải trắng, củ cải đỏ bóp sơ qua nước muối, xả lại nước lạnh vắt khô rồi thả vào chén nước mắm.
Dùng tay gói từng miếng bánh với rau sống, chấm nước mắm sẽ cảm thấy một tiếng rộp giòn tan trong miệng, thấm đều trong vị ngọt của thịt, vị chan chát của rau, vị cay của ớt, tỏi, vị nhẫn đắng của điên điển mùi nghệ bay phảng phất cùng với cái nóng còn y nguyên trên chiếc bánh sẽ làm người phương xa không thể không nhớ về miền quê này.
Gà "ăn mày" Đặc sản lạ tai đầy cuốn hút của người miền Tây Gà "ăn mày" từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc người dân miền Tây, với cái tên dân dã, lạ tai nhưng mang đến hương vị thơm ngon khó cưỡng cho những ai thưởng thức. Gà "ăn mày" - Đặc sản lạ tai đầy cuốn hút của người miền Tây Gà "ăn mày" chính là món gà bọc đất sét nướng,...