Về Hải Dương nhớ tìm ăn bánh đa gấc Kẻ Sặt
Hải Dương có nhiều nơi làm bánh đa, nhưng chỉ có Kẻ Sặt mới có thể làm ra những chiếc bánh đa gấc trứ danh, trở thành đặc sản độc đáo giống như món bánh đậu xanh của vùng đất này.
Về Hải Dương, không ai không biết đến bánh đa gấc Kẻ Sặt. Cả tỉnh có nhiều nơi làm bánh đa nhưng chỉ có Kẻ Sặt mới có thể làm ra những chiếc bánh đa gấc trứ danh, trở thành đặc sản độc đáo giống như món bánh đậu xanh của vùng đất này.
Nghề làm bánh đa ở Kẻ Sặt đã có từ lâu, được truyền từ đời này sang đời khác và dần trở thành nguồn thu nhập chính đối với nhiều hộ gia đình ở xã Tráng Liệt – thị trấn Kẻ Sặt.
Chị Lưu đang tất bật tráng mẻ bánh mới trong ngày. Tay cuộn tay tráng bên nồi hấp bốc hơi nghi ngút, cứ đều đặn như vậy mà nghề làm bánh đa gấc đã theo chị suốt gần 20 năm.
Chúng tôi tìm đến cơ sở sản xuất bánh đa gấc của chị Phạm Thị Lưu ở xã Tráng Liệt để tìm hiểu về cách chế biến thức quà nổi tiếng nơi đây.
Chúng tôi đến vào lúc chị Lưu đang tất bật tráng mẻ bánh mới trong ngày. Tay cuộn tay tráng bên nồi hấp bốc hơi nghi ngút, cứ đều đặn như vậy mà nghề làm bánh đa gấc đã theo chị suốt gần 20 năm.
Món bánh đa Kẻ Sặt không phải ngẫu nhiên mà trở thành đặc sản dù được tạo nên từ những nguyên liệu rất gần gũi với làng quê như gạo, vừng, lạc, dừa, gừng, đường và gấc. Ngay từ khâu chọn nguyên liệu đã cho thấy sự cầu kì của những người làm nghề.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm gia truyền, gạo làm bánh phải tơi và nhiều bột, vừng được chọn là loại vừng tấm, lạc phải chọn loại hạt già, to, mẩy cùng với dừa già có cùi dày để dễ thái mỏng mà đậm vị bùi béo cho người ăn. Một chút cay của gừng trong bánh cũng được mang lại từ những củ gừng to, ít nhánh con. Hay màu đỏ của gấc để tạo màu cho bánh cũng là những quả gấc chín đều, có màu đỏ tươi được chọn lựa kĩ càng.
Để làm ra những chiếc bánh ngon, công đoạn làm bánh khá cầu kì và phức tạp, đòi hỏi phải khéo léo và cẩn thận. Đầu tiên, gạo được ngâm trong nước sạch từ 2-3 tiếng (có thể ngâm qua đêm) sau đó vớt ra để ráo. Tiếp đến cho gấc và đường vào gạo đã ngâm rồi trộn đều để nước và đường hòa trộn với gạo. Hỗn hợp vừa trộn được đưa vào cối xay đá thủ công, vừa xay vừa đổ nước sao cho bột quánh vừa đủ, không loãng quá cũng không đặc quá. Sau khi xay xong là công đoạn trộn gừng, vừng, lạc đã giã nhỏ vào và cho thêm một chút nước cốt dừa cùng với vani làm tăng hương vị.
Bánh đa gấc Kẻ Sặt như món lai rai thú vị cho dân nhậu. Trong miếng bánh giòn tan ấy có vị ngọt bùi của gạo, vừng, lạc, thơm lừng của gấc, béo ngậy của nước cốt dừa hòa quyện với vị ấm nóng của gừng khiến người ăn cảm thấy có chút tê tê nơi đầu lưỡi. Chính hương vị đặc biệt ấy đã làm nên cái riêng của bánh đa gấc Kẻ Sặt, điều mà cả du khách và những người con Hải Dương xa quê không thể nào quên được.
Nguyên liệu đã được chế biến xong để bắt đầu tráng bánh. Khi nước trong nồi hấp đã sôi, chị Lưu múc một muỗng bột vừa đủ đổ lên khuôn, dùng muỗng dàn đều rồi đậy vung, đợi khoảng 1-2 phút. Khi bánh đã chín thì dùng một ống nhựa tròn, dài đặt vào mép bánh cuộn một vòng rồi lại nhanh tay đổ một muỗng bột khác vào khuôn dàn đều.
Trải đều bánh ra phên
Khi những chiếc phên đã được trải đầy bánh đa, chị Lưu mang ra phơi khoảng 2-3 nắng cho đến khi bánh khô lại là được.
Sau khi bánh đã khô thì thu lại đem vào nướng. Bánh được nướng trực tiếp trên bếp than. Khi bánh chín có màu đỏ của gấc và còn dẻo thì nhanh tay cuộn bánh thành từng cuộn đều sao cho bánh không bị nứt, vỡ. Đến lúc bánh cứng lại, chị Lưu sẽ đóng gói và chuyển đi bán tại các chợ đầu mối và cửa hàng trong tỉnh.
Theo Thanhnien
Lộ Cương: Làng nghề giữa phố thị Hải Dương
Nổi bật trong sắc vàng nắng thu là màu trắng của những phên mỳ. Đây là hình ảnh quen thuộc của làng nghề bánh đa Lộ Cương
Nghề làm bánh đa ở làng Lộ Cương ((phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) có từ năm 1960 nhưng đến năm 1990 mới thực sự phát triển mạnh, thu hút đông đảo người dân tham gia. Tháng 3/2006, Lộ Cương chính thức được công nhận là làng nghề truyền thống.
Bánh đa Lộ Cương được sản xuất theo hệ thống liên hoàn hoặc bán thủ công. Hiện nay, nhiều hộ trong làng nghề đã đầu tư dây chuyền khép kín, từ máy xay bột, tráng bánh đến cắt bánh... giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực.
Sản xuất bánh đa theo hệ thống liên hoàn, sau khi qua buồng sấy gồm 17 dàn sấy, bánh sẽ chín đều và đẹp, không mất thời gian và phụ thuộc thời tiết.
Các công đoạn làm bánh được tiến hành cẩn thận, tỷ mỷ. Đặc biệt, n hiệt độ khi tráng bánh phải cao thì bánh mới chín đều và phồng đẹp.
Bánh đa sau khi tráng và phơi khô sẽ được cắt thành những sợi nhỏ và được tạo hình thành những con sò hay con gập, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.
Đối với những hộ sản xuất bán thủ công, công đoạn phơi bánh là vất vả nhất vì phụ thuộc vào thời tiết. Còn trong dây chuyền sản xuất khép kín, công đoạn sấy bánh cũng thường do những người có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện.
Nghề làm bánh đa góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho các hộ dân ở làng Lộ Cương (phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương). Bánh đa Lộ Cương không chỉ được bà con trong tỉnh Hải Dương ưa chuộng mà đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bánh đa Lộ Cương sợi mỏng, mềm và dai. Sau khi chần qua nước sôi, cho vào bát, đổ ngập nước dùng mà các sợi bánh không bao giờ gãy vụn hay rời nhau ra./.
Theo VOV
Mẹ HN bán bánh đa kê vỉa hè 20 năm tấp nập người mua, bán 1000 miếng không xuể Trung bình một ngày cô Chí bán được khoảng 1000 miếng bánh đa kê, mỗi miếng giá 10 nghìn. Nhắc đến kê, mọi người thường nghĩ đến thức ăn dành cho chim. Thế nhưng nguyên liệu ấy kết hợp cùng với những nguyên liệu đi kèm như bánh đa, đậu xanh, đường, dừa trong món bánh đa kê đã trở thành một món...