“Vẽ” đường vòng xuất ngoại, giám đốc doanh nghiệp vướng vòng lao lý
Đưa ra nhiều thông tin không đúng với thực tế để môi giới, lừa đảo người dân dẫn đến việc xuất ngoại không như kỳ vọng.
Tại xứ người, không ít lao động không tìm được công việc như mong muốn, thậm chí bị ngược đãi, bị giam lỏng đến khi người nhà chuyển tiền chuộc mới được trả tự do để về nước trong cảnh tiền mất, nợ mang.
Giám đốc, nhân viên quỹ tín dụng sa lầy vì môi giới xuất ngoại
Ngày 20/3, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên tòa xét xử đối với bị cáo Nguyễn Thị Hằng (sinh năm 1986), trú tại TDP 9, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”. Theo đó, vào tháng 7/2023, Hằng đã liên hệ qua mạng xã hội với một người có nickname “Khánh Hiền”, không rõ thân nhân, lai lịch cụ thể để tổ chức cho Dương Thị Dung và Đặng Quốc Tài, cùng trú trên địa bàn trốn sang nước Mỹ lao động bất hợp pháp, với chi phí 41.000 USD mỗi người.
Nữ cán bộ quỹ tín dụng bị khởi tố vì môi giới xuất nhập cảnh trái phép.
Con đường xuất ngoại mà Nguyễn Thị Hằng và các đồng phạm vạch ra để hai công dân này nhập cảnh trái phép rồi định cư bất hợp pháp trên đất Mỹ là sẽ nhập cảnh vào Cộng hòa Suriname ở Nam Mỹ theo diện visa thương mại, sau đó qua Mexico, rồi vượt biên sang nước Mỹ. Nếu trót lọt, Hằng sẽ được trả công 1.000 USD. Tuy nhiên, ngày 9/8/2023, trong lúc Dương Thị Dung và Đặng Quốc Tài làm thủ tục xuất cảnh sang Suriname thì bị lực lượng chức năng phát hiện. Dù chưa được hưởng lợi song với hành vi vi phạm của mình, Nguyễn Thị Hằng đã bị tuyên phạt 15 tháng tù, cho hưởng án treo.
Trước đó, ngày 15/3 Cơ quan ANĐT Công an Hà Tĩnh cũng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trương Thị Mai Ca (sinh năm 1985), trú tại xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép”. Tài liệu điều tra ban đầu cho thấy, ngoài công việc chính là cán bộ Quỹ tín dụng nhân dân xã Cương Gián, từ năm 2023 đến nay, Trương Thị Mai Ca còn nhận làm hồ sơ xin visa cho khách đi du lịch tại Hàn Quốc.
Tháng 8/2023, do có nhu cầu sang Hàn Quốc tìm việc làm nên Nguyễn Văn Vương (sinh năm 1986), trú tại xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã thông qua mạng xã hội facebook liên hệ, trao đổi, thống nhất để Mai Ca làm hồ sơ sang Hàn Quốc bằng visa du lịch với chi phí 17.000 USD, anh Vương đã chuyển trước số tiền 50 triệu đồng. Tháng 11/2023, khi hoàn tất thủ tục, Nguyễn Văn Vương bay sang Hàn Quốc bằng visa du lịch thì bị lực lượng chức năng nước sở tại phát hiện, không cho nhập cảnh và trục xuất về Việt Nam.
Một đối tượng trú tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) môi giới xuất khẩu lao động trái phép bị bắt giữ.
Video đang HOT
Cũng với tội danh nói trên, ngày 13/3, Phòng An ninh điều tra Công an Hà Tĩnh cũng đã khởi tố đối với Đỗ Trọng Anh (sinh năm 1987), trú tại phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, hiện là Giám đốc Công ty CP Thương mại du lịch quốc tế Hoàng Anh cùng 5 đồng phạm khác. Từ tháng 10/2023, Đỗ Trọng Anh thông qua các mối quan hệ xã hội, các ứng dụng mạng xã hội đã liên hệ, cấu kết với nhiều đối tượng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước để tìm người đưa đi Hàn Quốc lao động bằng hình thức du lịch từ Việt Nam sang Trung Quốc, rồi vượt biên trái phép bằng thuyền từ Trung Quốc sang Hàn Quốc với chi phí từ 15 – 20.000 USD.
Ngày 23/10/2023, nhóm người của Anh tổ chức cho 30 công dân vượt biển bằng thuyền từ Trung Quốc sang Hàn Quốc thì bị cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện và bắt giữ. Đến ngày 4/1/2024 các công dân nói trên bị Trung Quốc trục xuất về Việt Nam, nhập cảnh tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài.
Vỡ giấc mơ xuất ngoại, tiền mất nợ mang
Thời gian này, tại một số địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh xảy ra tình trạng nhiều lao động tìm đến các công ty tư vấn xuất khẩu lao động (XKLĐ) làm hồ sơ, thủ tục nhưng tiền mất mà không được xuất ngoại, hoặc vừa đặt chân đến nước sở tại đã phải cay đắng quay trở về, đối mặt với khoản nợ khổng lồ đã vay để lo chi phí trước đó. Tháng 2/2024, anh Nguyễn Hữu Danh (sinh năm 1989), trú tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên là một trong 16 lao động phổ thông tại Hà Tĩnh thông qua Công ty CP Nhân lực quốc tế TL Thịnh Phát, trụ sở tại phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh để đi XKLĐ tại Uzbekistan, chi phí khoảng 40 triệu đồng mỗi người.
Tại xứ người, nhóm lao động Việt đã vỡ mộng khi thực tế không như phía môi giới vẽ ra là mức lương hàng tháng trên 900 USD và được làm thêm với thu nhập hấp dẫn. Thay vào đó, lương sẽ được nhận theo đợt, chu kỳ 2-3 tháng và đồ bảo hộ lao động không được cung cấp đầy đủ, trong khi trên công trường làm việc nguy cơ xảy ra tai nạn lao động rất cao. Nhận thấy sự bất ổn, sau nhiều lần phản ánh với phía môi giới nhưng không nhận được sự hỗ trợ, anh Danh cùng 8 lao động khác đã tự bỏ tiền túi ra mua vé để về nước.
Trao trả 6 công dân Việt Nam bị lừa sang Lào rồi đòi 2,5 tỷ tiền chuộc.
Trước đó, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng tiếp tục xuất hiện thủ đoạn các đối tượng thông qua mạng xã hội tuyển người đi lao động tại Campuchia với mức lương mỗi tháng từ 25-40 triệu đồng. Các đối tượng triệt để lợi dụng việc thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin của người dân và nhu cầu tìm kiếm việc làm nên đã sử dụng các trang mạng xã hội để giới thiệu, lôi kéo, dụ dỗ số thanh, thiếu niên và những người trong độ tuổi chưa có việc làm ổn định tự nguyện đi theo các đối tượng. Sau khi ra nước ngoài, các nạn nhân bị cưỡng bức lao động, ép buộc thực hiện các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật; nếu muốn trở về, các nạn nhân phải đóng “tiền chuộc” số tiền khoảng 500 triệu đồng mỗi người. Đơn cử, tháng 2/2023, anh Nguyễn Khánh Hưng (sinh năm 2005), trú tại xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn đã bị các đối tượng quen biết qua mạng xã hội dụ dỗ đi Campuchia để làm việc. Quá trình anh làm thủ tục xuất cảnh, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Tĩnh đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Tháng 3/2023, các đối tượng đã dụ dỗ anh Nguyễn Đình Tú (sinh năm 2004), trú tại xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên sang Campuchia, sau đó giam lỏng, yêu cầu gia đình anh chuyển tiền chuộc. Thay vì trình báo cơ quan chức năng, gia đình anh Tú đã chuyển 500 triệu đồng “tiền chuộc” theo yêu cầu nên anh đã được thả về Việt Nam. Trước đó, vào tháng 7/2022, có 4 công dân quê ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) và 1 công dân ở tỉnh Đắk Lắk thông qua tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội, sau đó xuất cảnh sang Lào làm việc. Đến tháng 5/2023, cả 5 công dân trên bị khống chế, đánh đập và yêu cầu các gia đình chuyển tổng số tiền 2,5 tỷ đồng người thì mới thả về.
Cơ quan chức năng Việt Nam đã phối hợp với nước bạn Lào, giải cứu thành công các nạn nhân và trao trả về cho gia đình một cách an toàn. Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2023 đến nay, ngoài việc phối hợp các cơ quan chức năng Lào giải cứu 5 nạn nhân từ Đặc khu kinh tế Tam giác vàng, thuộc tỉnh Bò Kẹo nói trên, lực lượng chức năng Việt Nam còn tiếp nhận 28 nạn nhân được phía Lào trao trả.
Đỗ Trọng Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại du lịch quốc tế Hoàng Anh (Hà Nội) bị khởi tố, bắt tạm giam vì đưa người đi xuất khẩu lao động trái phép.
Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, trước nhu cầu XKLĐ để tìm việc làm của người lao động ngày càng tăng cao, không ít cá nhân, tổ chức đã sử dụng nhiều chiêu thức, thủ đoạn, đưa ra các thông tin gian dối để trục lợi. Việc cơ quan công an khởi tố, điều tra các vụ án liên quan đến lừa đảo XKLĐ là lời cảnh báo cho một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chưa đủ điều kiện, chưa được cấp phép hoặc không có giấy phép hoạt động về lĩnh vực tư vấn du học, XKLĐ, lợi dụng nhu cầu tìm kiếm việc làm của người dân để tập trung lôi kéo, dụ dỗ những người trong độ tuổi lao động, không có việc làm, có người nhà lao động ở nước ngoài, có nhu cầu tìm kiếm việc làm ở nước ngoài.
Để tránh bị lừa đảo đi XKLĐ, theo ông Nguyễn Trí Lạc, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh thì người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tìm hiểu thông tin, tuyệt đối không tin tưởng vào các thông tin mời chào, hứa hẹn về việc làm trên các website, trang facebook, zalo không chính thống và không giao dịch liên hệ với các tổ chức, cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Yokohama FC xuống hạng, Công Phượng về Việt Nam cứu vãn sự nghiệp?
Công Phượng không có nhiều lựa chọn nếu anh quyết định trở lại Việt Nam chơi bóng sau mùa giải thất bại tại Yokohama FC.
Công Phượng có thêm một lần xuất ngoại thất bại trong sự nghiệp. Trở lại Nhật Bản trong màu áo Yokohama FC, tiền đạo sinh năm 1995 chỉ có vài phút ít ỏi ra sân thi đấu tại J.League 1, anh chỉ xuất hiện trong một vài trận đấu tập. Xét về thành tích tập thể, Yokohama FC phải xuống hạng.
Tính đến tháng 12/2023, Công Phượng là tuyển thủ duy nhất của Việt Nam vẫn còn thi đấu tại nước ngoài. Cả Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Quang Hải đều trở lại V.League từ nửa sau của mùa giải 2023.
Nếu không tính trường hợp của Văn Lâm tại Muangthong United, Xuân Nam từng là ngôi sao ở giải VĐQG Lào nhiều năm năm trước, hầu hết các cầu thủ Việt Nam xuất ngoại đều không được thi đấu nhiều, phong độ sa sút và gặp khó khăn ngay cả khi đã về nước.
Công Phượng xuống hạng cùng Yokohama FC.
Công Phượng mới chỉ 28 tuổi, không thể nói rằng sự nghiệp đã ở "xế chiều". Anh vẫn còn cơ hội ra sân nếu thay đổi môi trường và thể hiện quyết tâm cứu vãn sự nghiệp.
Tuy nhiên, với thể trạng và phong độ như hiện tại, sẽ khó có đội bóng nước ngoài phù hợp với Công Phượng. Trở về nước chưa bao giờ là thất bại với một cầu thủ Việt Nam, miễn là họ vẫn mang đến giá trị cho giải đấu, cho đội bóng chủ quản.
Nguyễn Công Phượng vẫn là ngôi sao của bóng đá Việt Nam. Dù vậy, tình hình tại V.League không mang đến cho cầu thủ sinh năm 1995 nhiều lựa chọn.
Công Phượng thi đấu ở vị trí tiền vệ tấn công và tiền đạo nơi các đội bóng ưu tiên cho ngoại binh. Một số đội bóng lớn đã có người đảm nhiệm vị trí này như Hendrio Araujo (Nam Định), Nguyễn Hoàng Đức (Viettel), Nguyễn Quang Hải (CLB Công an Hà Nội),...
Các đội bóng có tiềm lực yếu hơn lại không đủ tiềm lực tài chính để chi trả các khoản lương, thưởng của Công Phượng. Đến thời điểm này, Công Phượng có 2 lựa chọn tốt nhất cho sự nghiệp nếu anh quyết tâm về nước.
Đầu tiên, HAGL dĩ nhiên luôn sẵn lòng đón cầu thủ ưu tú bậc nhất của mình trở lại Pleiku. Đội bóng phố núi vừa có nguồn tài trợ rất lớn, sẵn sàng tìm kiếm các ngôi sao chất lượng để phục vụ tham vọng "mùa sau vô địch". Họ không thiếu tiền và có lợi thế về mặt tình cảm với Công Phượng.
Tiếp đến, CLB TP.HCM là đội bóng thứ hai khao khát có được Nguyễn Công Phượng. Họ đang thiếu một tiền đạo lùi và cũng "khát" ngôi sao để thu hút tình cảm của người hâm mộ. Tương tự như HAGL, TP.HCM có nhà tài trợ sẵn sàng "chi đậm", miễn đó là ngôi sao đủ đẳng cấp gây tiếng vang.
Công Phượng không phải không thể chơi bóng ở nước ngoài. Thậm chí, nếu quyết tâm ở lại Yokohama FC và chơi J.League 2, anh sẽ có nhiều cơ hội thể hiện mình. Nhưng về nước vẫn là một lựa chọn tối ưu hơn, khi Công Phượng có thể dễ dàng bùng nổ.
Nỗi lo tội phạm ma túy ở "làng xuất ngoại" dịp cuối năm Lộc Bổn và Lộc Sơn (huyện Phú Lộc) là 2 xã có số lượng người qua Lào làm ăn, sinh sống đông nhất tỉnh Thừa Thiên Huế với hàng nghìn người. Lợi dụng tình hình này, nhiều năm nay, không ít đối tượng sau khi qua Lào làm ăn, đã tìm cách tuồn về các tỉnh, thành miền Trung để bán kiếm lời....