‘Vẽ đường cho hươu chạy’
Vừa rồi, Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi sửa điểm thi, gian lận thi cử, với mức phạt hành chính tối đa cho những hành vi ấy là từ 10 – 15 triệu đồng.
Dư luận xã hội, những nhà giáo dục bỗng… sững người. Lý do rất đơn giản: trong kỳ thi trung học quốc gia “hai trong một” vừa rồi, nhiều địa phương đã xuất hiện những vụ sửa điểm thi, gian lận điểm thi động trời, đến nỗi Bộ Công an phải khởi tố vụ án và bắt tạm giam nhiều công chức trong ngành giáo dục.
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), nói thẳng: “Không nên đưa nhóm hành vi này vào nghị định xử phạt hành chính, nhất là mức xử phạt chỉ từ 10 – 15 triệu đồng là quá nhẹ. Nếu chỉ bị xử phạt hành chính thì khác nào mở đường cho gian lận thi cử”.
Bây giờ hãy nghĩ, nếu những người tham gia các vụ sửa điểm, gian lận điểm thi như thế rơi vào “khung phạt hành chính” mà Bộ GD-ĐT đưa ra, thì sẽ thế nào? Chắc chắn họ sẽ sẵn sàng móc túi đóng đủ tiền phạt.
TS Đinh Văn Ưng, Trưởng ban Thông tin – Truyền thông, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN, khẳng định: “Quan điểm của tôi là đối với hành vi làm sai lệch kết quả thi, gây nên sự mất công bằng đối với học sinh, sinh viên thì nên xử lý hình sự”.
Video đang HOT
Nghĩ lại, vẫn thấy câu chuyện này nó “sai sai thế nào” ấy. Vì, xử phạt kiểu đó thì khác nào “Vẽ đường cho hươu chạy”. Mà “hươu” chạy trên xe ô tô bạc tỉ, thì nhanh lắm.
Theo thanhnien
Tuyển sinh vượt chỉ tiêu 40% chỉ xử phạt 60 triệu đồng
Theo dự thảo, cơ quan chức năng sẽ phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với những trường có hành vi xác định chỉ tiêu tuyển sinh vượt năng lực thực tế.
Dự thảo xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đang gây nhiều tranh cãi khi mức xử phạt đối với các trường vi phạm tuyển sinh quá nhẹ, trong khi các thầy cô nhỡ tay đánh học trò bị phạt tới 40 triệu đồng.
Theo quy định tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến, cơ quan chức năng sẽ phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với các trường có hành vi xác định chỉ tiêu tuyển sinh vượt năng lực thực tế, không công khai đề án tuyển sinh, công khai thông tin trong đề án tuyển sinh sai sự thật, công khai không đúng thông tin liên quan đến tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Dù tuyển vượt chỉ tiêu đến 40%, các trường dự kiến chỉ bị xử phạt 60 triệu đồng . Ảnh: Người Lao Động.
Nếu các trường thu nhận hồ sơ hoặc hỗ trợ tuyển sinh khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước hay không công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
Hành vi tổ chức tuyển sinh đối với ngành, chuyên ngành khi chưa được cấp phép bị phạt tiền từ 35 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Đối với hành vi tổ chức tuyển sinh chương trình giáo dục có yếu tố nước ngoài khi chưa được cấp phép thực hiện sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 45 triệu đồng.
Ngoài ra, còn bị phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động, buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với trường hợp đã tuyển trái phép
Liên quan quy trình tuyển sinh, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi thành lập hội đồng tuyển sinh hoặc các ban giúp việc không đúng quy định hoặc không đủ thành phần theo quy định.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi tổ chức thu nhận hồ sơ thí sinh không đúng thời gian hoặc gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh khi thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển vào trường.
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy trình xác định điểm trúng tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển.
Hành vi tuyển sinh để đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ vượt số lượng so với chỉ tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc được giao cũng sẽ bị xử phạt.
Cụ thể, phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 5% đến dưới 10%; từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 10% đến dưới 15%; Từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 15% đến dưới 20%; Từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 20% đến dưới 40%; Từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 40% trở lên.
Ngoài mức phạt trên, các trường phải giảm số lượng tuyển sinh năm sau tối thiểu bằng số lượng đã tuyển vượt đối với hành vi vi phạm quy định.
Theo Zing
Phụ huynh trường Lâm Văn Bền bức xúc trước những khoản thu vô lý Đại diện cha mẹ học sinh đã lên tiếng trước những khoản thu bất hợp lý nhưng nhà trường nói chỉ dự trù thu. Phụ huynh khẳng định những khoản thu bất hợp lý Ngày 30/9, Trường Tiểu học Lâm Văn Bền (huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức họp Ban đại diện cha mẹ phụ huynh học sinh. Tại...