Vẻ đẹp kỳ diệu trên đôi cánh của một số loài bướm
Bướm đêm Brahmaea Hearseyi, bướm phượng xanh đuôi nheo, bướm Glasswing, bướm khế, hay bướm đêm phong hồng…
Được biết đến là những loài côn trùng nổi tiếng, gây thu hút ngay từ ánh nhìn đầu tiên bởi việc sở hữu đôi cánh độc đáo, mang vẻ đẹp diệu kỳ. Cùng khám phá ngay một số đặc điểm nổi bật của các loài bướm này qua bài viết dưới đây.
Mới đây, hình ảnh của loài bướm đêm Brahmaea Hearseyi do nhiếp ảnh gia David Weiller nổi tiếng ở Pháp chụp lại đã nhận được sự quan tâm đặc biệt
Loài bướm thuộc họ Brahmaeidae, sống chủ yếu ở khu vực châu Á
Brahmaea Hearseyi có sải cánh dài khoảng từ 15 – 20 cm và được David Weiller chụp lại trong một chuyến đi tới vùng Sabah, Borneo của Malaysia
Loài bướm có đôi cánh phức tạp, các họa tiết gần giống với đôi mắt của loài hổ vằn hung dữ
Loài bướm phượng xanh đuôi nheo thường thấy ở các khu vực sông, suối… vùng Nam Á, Đông Nam Á cũng gây không ít sự ngạc nhiên đối với những người lần đầu chiêm ngưỡng bởi vẻ đẹp mềm mại và uyển chuyển
Bướm phượng xanh đuôi nheo là loài bướm nhỏ, có tên khoa học là Lamproptera meges
Chiều rộng sải cánh của Lamproptera meges khoảng 4 – 5cm, có một vệt màu xanh biếc nổi bật, kéo dài từ cánh trước xuống cánh sau
Video đang HOT
Ở phần đầu cánh trước có những ô trong suốt như pha lê
Tiếp đó, loài bướm còn gây ấn tượng bởi chiếc đuôi dài khoảng 4cm, giúp chúng dễ dàng bay, chuyển hướng khi bay
Nếu như Lamproptera meges có những ô nhỏ ở cánh trước trong suốt thì loài bướm Glasswing thuộc họ Nymphalidae lại được biết đến với đôi cánh có toàn bộ là các khoảng trong suốt
Do đó mà có không ít người nói rằng đó là cánh bướm vô hình. Qua cánh bướm, người ta có thể đọc được chữ, nhìn được những vật ở phía sau
Thực chất, Glasswing sở hữu một đôi cánh có cấu trúc nano khác lạ, sắp xếp không theo một trật tự nào nên dẫn đến hiệu ứng “vô hình” khi có ánh sáng mặt trời chiếu tới
Hay như bướm khế, loài bướm có tên khoa học là Attacus Atlas cũng gây sự chú ý bởi sải cánh rộng và những điểm hoa văn như tranh vẽ
Attacus Atlas sinh sống chủ yếu ở trong các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Đông Nam Á
Đây được biết đến là loài bướm đêm lớn nhất trên thế giới với chiều rộng của đôi cánh lên đến 25 – 30 cm
Attacus Atlas là một trong những loài bướm có tên trong “Sách đỏ Việt Nam”. Họa tiết trên đôi cánh của Attacus Atlas cân xứng, với màu sắc nổi bật, hấp dẫn
Một loài bướm khác sống rải rác từ vùng phía nam Canada cho đến miền đông nước Mỹ cũng được nhắc đến nhiều với bộ cánh tuyệt đẹp. Đó là Dryocampa rubicunda
Dryocampa rubicunda hay còn được gọi với cái tên bướm đêm phong hồng, xuất phát từ việc thức ăn chính của loài bướm là lá cây phong
Bướm đêm phong hồng có đôi cánh nhỏ màu vàng, cánh lớn màu hồng xen vào đó là một viền vàng ở chính giữa
Loài bướm có kích thước nhỏ bé, chỉ khoảng từ 3 – 5 cm. Với lớp lông dày phủ trên đôi cánh sặc sỡ, bướm đêm phong hồng đã khiến cho không ít người liên tưởng tới những chiếc bánh kem ngọt ngào
1001 thắc mắc: Vì sao bướm chỉ sử dụng chân để nếm mật hoa?
Bướm là động vật máu lạnh, chúng có thể bay với tốc độ lên đến 50km/h. Điều khá lạ lùng là bướm có miệng nhưng lại không dùng miệng để nếm thức ăn. Tại sao vậy?
Bướm là loài côn trùng bay đẹp tuyệt vời với đôi cánh rộng sặc sỡ. Cũng như các loài côn trùng khác, bướm có cấu tạo gồm: 6 chân, 3 phân cơ thể (đầu, ngực bụng), râu, mắt hợp chất và bộ xương ngoài.
Cơ thể của bướm được bao phủ bởi các sợi lông cảm giác. 4 cánh và 6 chân được gắn vào phần ngực. Bướm cùng với thuộc bộ Lepidoptera (bộ cánh vẩy).
Bướm có miệng được thiết kế giống như ống hút, vì vậy chúng không thực sự có lưỡi. Những côn trùng mà miệng của chúng chỉ được thiết kế để hút chất lỏng được gọi là côn trùng haustellate.
Tuy có lưỡi nhưng bướm chỉ sử dụng chân để nếm mật hoa. Lý do bướm chủ yếu sử dụng đôi chân làm vị giác là vì chân chúng có chứa các cơ quan tế bào cảm giác nhỏ giúp chúng cảm nhận hương vị hoa ngay khi chúng đậu lên.
Bướm chủ yếu ăn mật hoa hoặc phấn hoa. Chúng đậu trên bông hoa, tháo vòi của chúng ra và mút nước trái cây ngon lành, nhưng đó không phải là thứ duy nhất chúng ăn.
Vì sao bướm thích bùn?
Bướm cho thấy một mối quan hệ đặc biệt với bùn. Hành vi này, được gọi là vũng nước hoặc vũng bùn hầu hết được nhìn thấy ở những con bướm đực, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, mặc dù nó cũng xảy ra ở những vùng ôn đới hơn.
Bướm đực tụ tập tại các vũng nước vì đó là một nguồn khoáng chất tuyệt vời cần thiết cho tinh trùng khỏe mạnh. Những chất dinh dưỡng này được chuyển đến con cái trong quá trình giao phối và giúp cải thiện khả năng sống sót của trứng.
Một khoáng chất đặc biệt có giá trị là natri. Vì mật hoa thực vật bị thiếu natri, nhiều côn trùng trong chế độ ăn thực vật thường xuyên bị bỏ đói natri. Đây là lý do tại sao nhiều loài bướm bị thu hút bởi mồ hôi, phân. Ngoài ra, bất kỳ vùng nước nào gần vũng nước có thể cho phép bướm hạ nhiệt trong thời tiết nóng và khô.
Và những thú vị về loài bướm
Bướm là động vật máu lạnh
Bướm có tới 3 cặp chân. Tổng số loài bướm có đến sáu cái chân. Những cái chân nhỏ nhắn giúp chúng đứng được trên các bông hoa, giữ cho mình không bị gió lớn thổi bay. Một số loài bướm chỉ sử dụng bốn chân của chúng.
Bướm là động vật máu lạnh. Bướm có máu màu xanh và chỉ có thể ăn hoặc bay khi cơ thể có nhiệt độ trên 30 độ C. Đó là lý do chúng ta thường thấy loài bướm phơi rộng đôi cánh và điều chỉnh góc độ phù hợp để cánh tiếp nhận ánh sáng mặt trời càng nhiều càng tốt.
Nam Cực không có sự xuất hiện của bướm
Nam Cực là châu lục duy nhất trên hành tinh chúng ta không có sự xuất hiện của bướm. Bạn có thể nghĩ Nam Cực là vùng đất hoàn hảo cho những con bướm xinh đẹp có máu lạnh, nhưng thực tế không có lấy một con bướm nào xuất hiện ở đó.
Trọng lượng của bướm bằng 2 cánh hoa hồng
Bướm có thể bay với tốc độ lên đến 50km/h. Thật đáng kinh ngạc nhưng đúng là những con bướm có thể bay ngang tốc độ của một chiếc xe hơi.
Trọng lượng của bướm bằng ít nhất là hai cánh hoa hồng. Thực sự là chúng nhẹ hơn so với tưởng tượng của rất nhiều người.
Cánh của bướm thực chất trong suốt. Cánh bướm được bao phủ bởi hàng ngàn vảy nhỏ được chia thành 2-3 lớp. Nó có màu trong suốt, cho ánh sáng đi qua, đó cũng là lý do tạo ra nhiều màu sắc ở các loài bướm khác nhau sau khi chúng hấp thụ ánh sáng và diệp lục.
Sâu bướm không có xương, nhưng có hơn 1.000 cơ bắp
Sâu bướm không có xương, nhưng có hơn 1.000 cơ bắp. Các nhà khoa học tin rằng cơ thể con người chỉ có 650 cơ bắp, nhưng một con sâu bướm, có kích thước chỉ xấp xỉ kích thước một ngón tay người, có tới hơn 1.000 cơ bắp. Cơ bắp giúp chúng có thể di chuyển với tốc độ nhanh, thoát khỏi những kẻ săn mồi.
Vẻ đẹp diệu kỳ của những loài chim sặc sỡ trong các khu rừng ở Nam Mỹ Nhiếp ảnh gia Supreet Sahoo đã chụp lại hình ảnh tuyệt đẹp của các loài chim sặc sỡ trong các khu rừng Đại Tây Dương ở Brazil. Nhiếp ảnh gia Supreet Sahoo là người yêu thích du lịch mạo hiểm. Anh thích khám phá thiên nhiên hoang dã trong những khu rừng ở Mỹ Latinh. Anh khiến người xem ngỡ ngàng bởi những...