Vẻ đẹp của hai nhà thờ trên đất cố đô
Bên cạnh nét đẹp cổ kính của Đại Nội, lăng các triều vua…, Huế cũng được tô điểm bởi vẻ độc đáo của những nhà thờ.
Tọa lạc tại số 142 Nguyễn Huệ, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế được bao bọc giữa hai hàng cây xanh mát, hiện lên nổi bật với nét kiến trúc đầy ấn tượng.
Nhà thờ được khởi công vào tháng 1/1959 và hoàn thành vào tháng 8/1962 theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc. Kiến trúc của nhà thờ là sự kết hợp hài hòa của Đông – Tây.
Mặt bằng kiến trúc chính của nhà thờ sâu 70 m, bề ngang từ 15 – 37 m. Hành lang hai bên dài 26 m, rộng 4,2 m, mái nhà thờ cao 32 m. Ảnh: Võ Thạnh.
Chính giữa nhà thờ là tháp chuông gồm ba tầng, có 4 quả chuông được điều khiển bằng điện. Ảnh: Journeys in Hue.
Video đang HOT
Điểm đặc biệt của nhà thờ là bên trong không có cột. Bên cạnh đó, những cửa kính lớn sắc màu giúp không gian thánh đường luôn ngập tràn ánh sáng. Ảnh: Journeys in Hue.
Phần thân nhà thờ được lợp ngói đất nung, như sự giao thoa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Du khách đến đây có thể chọn góc chụp tại sân nhà thờ, hành lang hoặc những khung cửa sổ để có những bức ảnh đẹp.
Ảnh: Võ Thạnh.
Nhà thờ Phủ Cam cũng là một trong hai nhà thờ đẹp và lâu đời nhất của Huế. Nhà thờ ra đời vào năm 1682 nhưng sau nhiều thế kỷ mới có diện mạo như hiện nay. Có tên đầy đủ là Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, nơi đây có lịch sử gắn liền với thời chúa Nguyễn vào thế kỷ 17.
Nhà thờ tọa lạc trên ngọn đồi Phước Quả, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây cũng là điểm nhấn trong sự nghiệp của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người thiết kế các công trình nổi tiếng như Dinh Thống Nhất, Viện Nguyên tử Đà Lạt.
Lòng nhà thờ rộng, có thể chứa được khoảng 2.500 người đến dự lễ. Có hai dãy cửa gương màu nằm ở phần trên bên trong lòng nhà thờ để cung cấp ánh sáng. Ảnh: Journeys in Hue.
Trong khuôn viên nhà thờ có nhiều cây xanh, tượng các vị thánh và các vị thiên thần. Trong hình là tượng Tổng lãnh thiên thần Micae.
Với kiến trúc đẹp và không gian yên tĩnh, hai nhà thờ được nhiều du khách ghé thăm khi đến Huế. Nhà thờ mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần, nếu đến đây vào dịp Giáng Sinh hay lễ Phục Sinh, du khách chiêm ngưỡng khung cảnh nhà thờ được trang trí lộng lẫy với ánh đèn rực rỡ.
Đây là địa điểm tôn giáo, nên du khách ăn mặc lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ khi tham quan, chụp ảnh.
Điểm nổi bật của nhà thờ là hai tháp chuông vươn lên cao vút giữa nền trời xanh ngát của Huế. Nguyên liệu đá thô nhuốm màu thời gian cũng mang lại vẻ ngoài cổ kính cho nhà thờ Phủ Cam. Đến đây, du khách có thể ngồi ở những bậc thang phía trước hoặc trước sân để có những bức hình đẹp.
Vẻ đẹp bãi san hô lộ thiên ở Ninh Thuận
Mỗi khi nước triều rút, bãi rạn san hô trải dài cả km ở biển Đông Hải (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) hiện lên với muôn hình dáng, màu sắc độc đáo.
San hô chỉ nổi lên trên mặt nước từ tháng 5 đến hết tháng 7 dương lịch, nhất là mùng 1 và ngày rằm là lúc thủy triều xuống mức thấp, rạn san hô lộ rõ trên mặt biển tạo cảnh sắc tuyệt đẹp thu hút du khách, đặc biệt là các bạn trẻ tới chụp ảnh.
Rạn san hô tạo cảnh sắc tuyệt đẹp thu hút du khách.
Cả dải san hô lộ thiên tuyệt đẹp trên mặt biển.
San hô có hình dạng như một khối não.
Khi thủy triều rút, rạn san hô dần nổi lên trên mặt nước tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp.
San hô tạo cảnh sắc tuyệt đẹp thu hút du khách.
Rạn san hô là điểm thu hút du khách, đặc biệt là các bạn trẻ tới chụp ảnh.
Choáng ngợp trước vẻ đẹp quyến rũ của vùng núi cao Tây Bắc Lên với vùng cao Tây Bắc, du khách thường choáng ngợp trước những con đèo quanh co khúc khuỷu. Con người Tây Bắc hiền hậu, thật thà chân chất tô điểm thêm một Tây Bắc quyến rũ. Tây Bắc nổi tiếng với những cung đường đèo núi quanh co. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN Vẻ đẹp bình dị nơi núi rừng Tây Bắc. Ảnh:...