Về Củ Chi thưởng thức bò tơ
Miếng thịt bò mềm, ăn kèm với nhiều loại rau sống vô cùng hấp dẫn. Sẽ là thiếu sót lớn nếu không ghé những quán đặc sản bò tơ ở Củ Chi.
Đến vùng đất Củ Chi, ngoài việc thăm các di tích lịch sử, sẽ là thiếu sót lớn nếu không ghé những quán đặc sản bò tơ như quán Xuân Đào, Hồng Đào trên quốc lộ 22, hướng từ Củ Chi về lại TP HCM.
Thịt bò ở đây được tuyển chọn rất kỹ lưỡng từ những con bò tơ đủ độ tuổi nhất định, lúc đó thịt bò mềm, tươi và ngon. Miếng bò ở đây được lấy từ khúc thịt ngon nhất, sau đó cắt thành những khoanh tròn không quá mỏng, bằng một nữa bàn tay, rồi luộc lên. Khi chín thịt rất chắc, thơm và ngọt lắm.
Phổ biến nhất là món bò luộc, được cuộn lại cùng rau rừng bằng bánh tráng với giá 100k/1 phần. Có một khay nước sẵn cho bạn nhúng bánh tráng trước khi cuốn bò.
Video đang HOT
Thịt bò tơ được chế biến thành rất nhiều món khác nhau, tăng thêm sự lựa chọn khi thực khách muốn đổi món như bò nhúng hèm, bò nướng vỉ, chả đùm bò, lòng bò hấp gừng,…
Phải kể đến món bờ tơ nướng lụi khá là ngon. Thịt bò được cắt thành miếng vuông nhỏ, ướp gia vị đậm đà, dùng xiên que xâu vào xen kẽ với hành tây, đem nướng lên mùi thơm tỏa ngất ngây.
Ăn kèm còn có bánh tránh cuốn chiên giòn rụm.
Ấn tượng với món cháo dựng bò, rất lạ và ngon miệng. Gân bò, móng bò nấu với đậu phộng, đậu xanh, đậu trắng, khoai, củ mì. Khi cháo sôi thả rau má, mồng tơi, cải to vào, ăn rất ngọt và mát. Giá một phần 5 người ăn là 120k.
Món này kết hợp các loại đậu ăn cực kỳ bổ đấy các teen ạ. Điểm trừ duy nhất của những quán này là rất xa trung tâm thành phố. Nếu bạn kết hợp thưởng thức ẩm thực với đi phượt thì mới tuyệt cú mèo.
Theo ione
Giải nhiệt với sứa
Con sứa trong veo, mềm mại được chế biến thành nhiều món ăn thanh mát.
Con sứa trong veo, mềm mại và lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, nhìn đẹp mắt, nhưng khi mất nước và săn lại, sứa được chế biến thành nhiều món ăn thanh mát, giúp xua tan cái nóng bức mùa hè.
Món ăn từ sứa thường dễ chế biến, nhưng khâu quan trọng nhất là làm sạch sứa. Sứa tươi thường chỉ xuất hiện theo mùa, mỗi vùng mỗi khác nhưng đa số vào mùa hè. Mình sứa chứa nhiều nước nên dễ tan chảy, khi mua về đem ngâm trong nước có pha lá ổi để sứa săn lại và loại bỏ bớt mùi tanh, khi chế biến sứa sẽ giòn. Người ta thường muối sứa để bảo quản, nếu dùng sứa muối nên ngâm từ 10-12 giờ và thay nước nhiều lần để sứa nhạt. Sứa tươi hay sứa muối, sau khi cắt miếng vừa ăn nên chần qua nước ấm rồi chế biến mới ngon.
Gỏi sứa là món có nhiều biến tấu nhất, nguyên liệu để trộn gỏi cũng rất đa dạng nhưng không thể thiếu mè rang và rau thơm. Dùng sứa chua ngọt (có bán tại các siêu thị) hoặc sứa muối thái sợi ngâm trong nước giấm đường, trước khi trộn gỏi nên vắt thật ráo. Ức gà luộc chín, xé thành sợi và tôm hấp chín, lột vỏ. Dưa leo, cà rốt, củ cải trắng bào mỏng ngâm giấm đường, vắt ráo. Cho tất cả vào thau lớn, rưới nước mắm chua ngọt, trộn đều, mè rang và rau thơm cắt nhỏ trộn sau cùng. Dùng ngay với bánh phồng tôm hoặc bánh tráng nướng. Nếu thích ăn đơn giản, chỉ cần trộn sứa với nước tương, dầu mè, giấm đường, khi ăn rắc thêm mè rang lên.
Sứa xào thịt bò, nấm đông cô dùng với cơm. Thịt bò cắt miếng mỏng ướp với tỏi băm nhuyễn, nước tương và ít bột ngọt. Nấm đông cô tươi cắt bỏ gốc, ngâm nước muối, rửa sạch. Cà rốt cắt lát, cần tây cắt khúc, hành tây cắt múi cau. Sứa sơ chế xong cắt miếng vừa ăn. Phi thơm tỏi rồi cho thịt bò vào đảo nhanh tay, múc thịt ra để riêng. Cho tiếp nấm đông cô, hành tây, cà rốt và cần tây vào xào, nêm nếm vừa ăn, cho sứa vào đảo đều, tắt lửa rồi cho thịt bò vào trộn đều, rắc tiêu và ít ngò lên dùng nóng.
Sứa tươi thường chỉ xuất hiện theo mùa, mỗi vùng mỗi khác nhưng đa số vào mùa hè.
Gỏi sứa là món có nhiều biến tấu nhất
Bạn cũng có thể dùng sứa nấu canh với xương, vừa mát lại vừa bổ, đặc biệt nhiều i-ốt. Chọn xương vai hoặc xương ống, rửa sạch rồi cho vào nồi nước bắc lên bếp, nước sôi vớt bọt và cho sứa cắt miếng vào hầm chung, thêm ít bột nêm. Sứa vừa chín cho thêm củ cải trắng cắt khúc vào hầm đến khi mềm thì nêm lại gia vị và múc ra dùng nóng với cơm.
Nổi tiếng trong các món sứa là bún sứa, có nguồn gốc từ miền Trung. Nước dùng nấu bằng đầu và xương cá biển, sau đó lọc lấy nước. Cũng có thể nấu nước dùng bằng xương heo, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho dầu điều vào để màu được đẹp. Sứa sơ chế xong cắt sợi. Phi thơm tỏi rồi cho sứa vào xào sơ, nêm ít hạt nêm. Nạc cá thu quết nhuyễn với hành, tỏi, tiêu và gia vị vừa ăn, sau đó đem một nửa chiên vàng, một nửa hấp chín rồi cắt miếng vừa ăn. Bún trụng nóng, cho vào tô xếp chả cá chiên, chả cá hấp, sứa và hành ngò lên mặt, chan nước dùng rồi ăn nóng với rau giá, ớt tươi và chanh.
Cũng là bún, nhưng ngoài món bún sứa nước dùng còn có món bún sứa xào thịt nạc ăn với nước mắm chua ngọt. Sứa sơ chế xong để ráo. Thịt nạc rửa sạch, ướp với hạt nêm và hành tỏi băm nhuyễn. Ngoài bún tươi, nhớ chuẩn bị thêm rau sống đủ loại, xà lách, giá sống, dưa leo cắt sợi, đậu phộng rang vàng bỏ vỏ đâm nhỏ và đừng quên tô nước mắm chua ngọt. Phi thơm tỏi, cho thịt vào xào, thịt chín cho sứa vào đảo nhanh tay và nêm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp. Cho rau, bún vào tô, để hỗn hợp sứa, thịt lên mặt, thêm ít hành lá phi, đậu phộng rang rồi chan nước mắm vào dùng.
Theo 24h
12 đặc sản Tây Nguyên lạ miệng khó quên Ai đã đến Tây Nguyên nắng gió hẳn sẽ bị cuốn hút bởi vô vàn đặc sản nơi đây, từ thịt rừng thơm ngon đến các món cây nhà lá vườn dân dã. 1. Thịt nai Đăk - Lăk Thịt nai giờ trở thành món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk vì vùng...