Về Bến Tre thử 8 món ăn vặt ngon nức tiếng, dân sành ăn không thể bỏ lỡ
Khám phá những món ăn vặt tại Bến Tre sẽ là trải nghiệm thú vị mà du khách có được khi tới với miền đất này.
Món chuối đập ăn cùng nước cốt dừa là một trong những món ăn vặt quen thuộc với người dân ở Bến Tre. Tuy nguyên liệu đơn giản, cách làm khá dễ nhưng hương vị thì không chê vào đâu được. Chuối xiêm khi đang bắt đầu chín sẽ được mang đi nướng trên bếp than cho bớt nước và săn lại. Sau đó, họ dùng dao đập dập trái chuối rồi lại tiếp tục cho lên bếp than. Lần thứ hai sẽ nướng lâu hơn, cho phần vỏ chuối vàng và cháy xém nhẹ, phần thịt mềm và dẻo, mùi thơm hấp dẫn. Món chuối đập Bến Tre ngon nhất là ăn khi còn nóng, chan lên trên một ít nước cốt dừa, rắc thêm đậu phộng bùi bùi.
Đi dọc các con đường ở khu vực trung tâm thành phố Bến Tre, bạn sẽ dễ dàng gặp được những hàng quán chuyên bán món chuối đập. Thông thường, các quán này sẽ bày một bếp nướng trước cửa, bên trên để sẵn chuối nóng phục vụ thực khách. Giá cho mỗi phần chuối chỉ từ 10.000 đến 15.000 đồng thôi.
Một chiếc bánh dừa Giồng Luông hoàn hảo thì sẽ mang hương vị dẻo thơm của nếp, béo ngậy của nước cốt dừa, ngọt bùi từ đậu hay ngọt ngào vị chuối. Không những thế lá dùng để gói bánh được lấy từ cây dừa nước, còn non tơ và thơm mùi lá mới. Bởi vậy khi nấu xong bạn sẽ cảm nhận được một hương thơm vô cùng đặc trưng của riêng bánh dừa Giồng Luông mà không loại bánh nào có được.
Món bánh dừa Giồng Luông được gói cẩn thận bằng lá dừa non. Chúng không được bán riêng lẻ mà bán theo chùm. Khi thưởng thức, bạn cắt đứt sợi dây đang cố định trong chùm bánh. Sau đó, bạn mở phần lá ra từ từ bằng cách xoay theo chiều người làm bánh đã gói. Phần nếp bên trong bắt đầu lộ ra, bạn sẽ biết bánh nhân đậu hay chuối thông qua hình dáng của nó. Chẳng cần nước chấm, muối hay đường gì cả, bạn trực tiếp đưa miếng bánh lên miệng và cắn một phần vừa đủ ăn. Những hương vị đã được hòa quyện trong món đặc sản này sẽ đánh thức mọi giác quan của bạn.
Với người Nam Bộ, bánh xèo không còn là món xa lạ khi xuất hiện ở khắp nơi. Tuy nhiên món bánh xèo ốc gạo lại không được nhiều người biết đến. Đây là món ăn đặc sản của cồn Phú Đa, huyện Chợ Lách.
Video đang HOT
Ốc gạo thịt trắng đục, béo thơm và thường được chế thành món ốc gạo xào sả ớt và làm nhân bánh xèo thay cho tôm, thịt. Ốc cùng hành tây xắt mỏng được xào chín rồi làm nhân bánh, cuốn cùng rau thơm làm cải bẹ, xà lách, đọt bứa… mùi vị rất khác biệt. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận con ốc ngọt, sần sật, hòa quyện với các loại rau khiến món ăn vô cùng bắt miệng.
Kem dừa là món ăn vặt đặc trưng của Bến Tre mà bạn chắc chắn phải thử. Kem có ở khắp nơi và đã quen thuộc với mọi người, nhưng ở vùng đất dừa này, kem có hương vị độc đáo. Kem được làm từ dừa xiêm già, mang đến hương vị thơm ngon và béo ngậy. Thường được phục vụ trong trái dừa non, bạn có thể vừa ăn kem vừa nạo cùi dừa.
Món ăn vặt Bến Tre này còn có phiên bản kem xôi dừa, kết hợp với xôi dẻo và đậu phộng giòn bùi. Giữa thời tiết nóng bức, thưởng thức phần kem mát lạnh này sẽ giúp các thực khách giải nhiệt.
Bánh phồng Sơn Đốc
Bánh phồng Sơn Đốc thơm lừng mùi bột nếp, bột mì kết hợp cùng vị dừa béo béo, ngọt thanh đơn giản nhưng lại khiến người ăn nhớ mãi. Món bánh này là đồ ăn vặt phổ biến với nhiều người dân Bến Tre, chỉ cần đứng từ xa ngửi thấy mùi thơm của bánh thôi cũng đủ khiến bạn khó cưỡng lại. Bánh phồng ngon nhất khi được thưởng thức cùng trà.
Tuy vẻ bề ngoài của chiếc bánh không có gì đặc biệt nhưng khi ăn vào bạn mới có thể cảm nhận được hương vị thơm ngon đặc trưng từ món ăn này. Nếu có dịp về Bến Tre, bạn hãy ghé qua làng bánh phồng Sơn Đốc (xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm) để có thể tận mắt chứng kiến quá trình làm ra từng chiếc bánh phồng thơm ngon, thưởng thức bánh ngay tại chỗ hay mua về làm quà cho người thân, bạn bè.
Bánh xèo củ hũ dừa
Món bánh xèo củ hũ dừa sẽ rất thích hợp để bạn ghé vào thưởng thức khi đi dạo đêm thành phố. Những chiếc bánh to, được đổ thật mỏng, nhân đầy ắp tôm, thịt bằm, củ hũ dừa bào mỏng, giá đỗ, ăn kèm rau sống, dưa leo, chấm nước mắm đặc quánh thì ngon không thể cưỡng lại.
So với bánh bèo miền Trung thì bánh bèo miền Tây sẽ đầy đủ nhân hơn, củ hũ dừa giòn và ngọt mang lại hương vị rất dễ ăn và khác biệt. Món ăn vặt tại Bến Tre này khá phổ biến, bạn có thể ghé chợ đêm hoặc dọc các con phố đều có rất nhiều hàng quán đổ bánh xèo.
Bánh lá rau mơ
Nếu ai đã từng thưởng thức qua bánh lá rau mơ xứ dừa, cũng đều cho rằng chỉ có ở tỉnh Bến Tre thì món ăn này mới đạt được độ béo ngậy và hương thơm đặc trưng vốn có của nó. Ngày xưa người thợ phải dùng nguyên liệu là lá mơ rừng để làm bánh nhưng gần đây loại này ngày càng hiếm, nên họ sử dụng cả lá mơ lông.
Lá mơ sau khi hái về sẽ đem rửa cho sạch, cắt nhỏ rồi xay nhuyễn lọc lấy nước. Tiếp theo, cho nước lá mơ vào trộn với bột gạo, đường và nước cốt dừa Bến Tre rồi nhào hỗn hợp đến khi không dính tay. Sau đó, người thợ sẽ chuẩn bị khuôn bánh, họ thường sẽ sử dụng lá dừa nước, mít hoặc chuối để làm khuôn. Mỗi vùng sẽ có những cách làm khác nhau nhưng nhiều người vẫn khen bánh lá rau mơ ngon nhất khi được nắn bằng lá dừa nước vì khi hấp lên sẽ tỏa ra hương thơm vô cùng đặc biệt.
Bánh lá rau mơ có màu xanh đẹp mắt, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ dai dẻo, hương vị thơm ngọt, đậm đà hòa cùng với nước cốt béo ngậy của đậu phộng và lá dứa.
Đây là món vặt rất được thực khách ưa thích khi đến xứ sở này bởi rất dễ ăn mà không ngán. Nguyên liệu gồm các loại rau, bún, nhưng thay vì nhân tôm người ta dùng thịt lợn ba chỉ được quay đến khi chuyển sang màu vàng rồi cắt nhỏ. Phần da được luộc lên, xắt thành sợi, trộn cùng với thịt và một chút gia vị cho đậm đà rồi trộn cùng với thính gạo.
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận vị giòn giòn, sần sật của bì, ngọt thơm của thịt quay quyện trong mùi thính gạo, các loại rau thơm, cuốn cùng vài sợi bún mềm mượt. Món ăn này không thể thiếu được nước mắm pha chua ngọt.
3 món ăn vặt "thần thánh" ở Bến Tre
3 món ăn vặt "thần thánh" ở Bến Tre. Đã đến với Bến Tre thì bạn đừng quên nếm thử 3 món ăn vặt cực kỳ thơm ngon và độc đáo này nhé!
Bánh dừa Giồng Luông
Một chiếc bánh dừa Giồng Luông hoàn hảo thì sẽ mang hương vị dẻo thơm của nếp, béo ngậy của nước cốt dừa, ngọt bùi từ đậu hay ngọt ngào vị chuối. Không những thế lá dùng để gói bánh được lấy từ cây dừa nước, còn non tơ và thơm mùi lá mới, nên khi nấu xong bạn sẽ cảm nhận được một hương thơm vô cùng đặc trưng của riêng bánh dừa Giồng Luông mà không loại bánh nào có được.
Món bánh dừa Giồng Luông được gói cẩn thận bằng lá dừa non. Chúng không được bán riêng lẻ mà bán theo chùm. Khi thưởng thức, bạn cắt đứt sợi dây đang cố định trong chùm bánh. Sau đó, bạn mở phần lá ra bằng cách xoay theo chiều người làm bánh đã gói. Phần nếp bên trong bắt đầu lộ ra, bạn sẽ biết bánh nhân đậu hay chuối thông qua hình dáng của nó. Chẳng cần nước chấm, muối hay đường gì cả, bạn trực tiếp đưa miếng bánh lên miệng và cắn một phần vừa đủ ăn. Những hương vị đã được hòa quyện trong món đặc sản này sẽ đánh thức mọi giác quan của bạn.
Bánh lá rau mơ
Nếu ai đã từng thưởng thức qua bánh lá rau mơ xứ dừa, cũng đều cho rằng chỉ có ở tỉnh Bến Tre thì món ăn này mới đạt được độ béo ngậy và hương thơm đặc trưng vốn có của nó. Ngày xưa người thợ phải dùng nguyên liệu là lá mơ rừng để làm bánh nhưng dạo gần đây, nó ngày càng ít đi nên họ sử dụng cả lá mơ lông.
Lá mơ sau khi hái về sẽ đem rửa cho sạch, cắt nhỏ rồi xay nhuyễn lọc lấy nước. Tiếp theo, cho nước lá mơ vào trộn với bột gạo, đường và nước cốt dừa Bến Tre rồi nhào hỗn hợp đến khi không dính tay. Sau đó, người thợ sẽ chuẩn bị khuôn bánh, họ thường sẽ sử dụng lá dừa nước, mít hoặc chuối để làm khuôn. Mỗi vùng sẽ có những cách làm khác nhau nhưng nhiều người vẫn khen bánh lá rau mơ ngon nhất khi được nắn bằng lá dừa nước vì khi hấp lên sẽ tỏa ra hương thơm vô cùng đặc biệt.
Bánh lá rau mơ có màu xanh đẹp mắt, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ dai dẻo, hương vị thơm ngọt, đậm đà hòa cùng với nước cốt béo ngậy của đậu phộng và lá dứa.
Chuối đập
Chuối đập là một trong những đặc sản Bến Tre mà ai đến đây cũng phải nếm thử một lần. Chuối được chọn để làm món này phải là loại chuối Xiêm vừa chín tới, có độ dẻo vừa phải không quá cứng hay quá nhão. Sau khi gọt sạch vỏ chuối, bạn cắt đôi rồi đem nướng trên lửa than khoảng 5 phút. Chuối nướng xong được bỏ vào túi đập dẹp ra rồi lại nướng thêm lần nữa cho vàng đều cả hai mặt.
Để làm nước cốt dừa, người ta phải chọn những quả dừa già để nạo lấy phần cơm. Cơm dừa Bến Tre nạo xong sẽ mang đi vắt lấy nước cốt rồi đun trên lửa nhỏ, khuấy đều tay và cho thêm chút muối, đường, hành lá để tạo hương vị mặn ngọt đặc trưng. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm chút bột năng để tạo độ sánh quyện cho món chuối đập Bến Tre.
Thưởng thức món chuối đập Bến Tre, bạn sẽ cảm nhận được sự tài tình của người dân miền Tây trong việc kết hợp hài hòa những nguyên liệu dân dã, thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Đó là vị béo ngậy của nước cốt dừa thêm chút mặn ngọt thơm tho từ muối, đường và hành lá. Chờ sau khi vị béo tan dần, bạn lại cảm nhận được chút ngọt lịm pha vị chát nhẹ của chuối Xiêm vừa chín tới... Tất cả hương vị hòa quyện vào nhau ngon đến mức khiến người ta không thể nào dừng lại được.
Giải nhiệt mùa hè với 3 món kem dừa thơm bùi, béo ngậy, mát lạnh đơn giản tại nhà, trẻ con hay người lớn đều mê Kem dừa là một trong ăn mùa hè được nhiều người yêu thích! Để làm được món tráng miệng đơn giản mà lại thơm ngon, béo béo và mát lạnh, bạn có thể áp dụng các bước mà Emdep.vn chia sẻ sau đây. Món kem sữa dừa Nguyên liệu của món kem sữa dừa: Sữa đặc: 100 ml Dừa nạo sợi: 50gr Nước...