Về Bạc Liêu ăn “đặc sản” dưa bồn bồn
Không chỉ có món gỏi thường thấy ở những bữa tiệc, những loại “rau” sạch này còn được bà con miền Tây làm dưa chua để chế biến nhiều món ngon khác.
Đĩa dưa bồn bồn xào lòng mề, tép với màu sắc bắt mắt và mùi thơm hấp dẫn – Ảnh: T.Tâm
Những năm gần đây, cây bồn bồn được người dân miền Tây trồng nhiều để lấy phần gốc, thân làm dưa hoặc bán tươi cho người tiêu dùng. Đây còn được xem là một đặc sản nổi tiếng đất Bạc Liêu, được mọi người ưa thích và là cây “xóa đói giảm nghèo” nơi đây…
Bồn bồn còn có tên là thủy hương (thủy: nước, hương: cây nhang) vì hoa bồn bồn trông từ xa giống hình cây nhang cắm dưới nước. Bồn bồn có tên khoa học là Typha angustifolia thuộc họ Typhaceae. Đây là loại cây hoang dã, mọc nơi đầm lầy và ruộng thấp (cùng họ với lác), nhiều nhất là ở Cà Mau, Bạc Liêu…
Bồn bồn là loại rau sạch, ngoài việc làm dưa chua, phần tươi non của cây bồn bồn (thân, gốc) còn được các bà nội trợ miền Tây chế biến nhiều món ngon dân dã như xào tôm thịt, nấu canh chua, nấu lẩu chua, làm gỏi, nấu canh dừa…
Tôi nhớ lúc còn ở quê, những khi túng ngặt khó kiếm thức ăn, ba tôi thường xách rổ ra ruộng xúc tép, sau đó xuống mương vườn tước vài nắm bồn bồn về cho má tôi làm món bồn bồn nấu canh dừa với món tép rang cho cả nhà thưởng thức.
Đôi khi má mang những sản vật vườn ra chợ bán, có thêm chút đỉnh tiền nên mua ít tép, thịt, cá, lòng mề… về đổi món cho các con đỡ ngán. Trong đó, món mấy anh em chúng tôi ưa thích là dưa bồn bồn xào lòng mề với tép.
Video đang HOT
Lõi bồn bồn tươi trắng nõn trông thật bắt mắt – Ảnh: T.Tâm
Đĩa dưa bồn bồn màu trắng ngà có vị chua thanh rất quyến rũ – Ảnh: T.Tâm
Chế biến món này hơi dụng công và phải có chút “kỹ thuật” cơ bản để món xào được ngon miệng. Trước hết, chọn lòng mề gà hoặc vịt thật tươi làm sạch. Rửa lòng mề với muối, chanh để bán mùi tanh, xắt miếng rồi trụng nước sôi, vớt ra đĩa để ráo.
Tôm tép cũng làm sạch, lột vỏ để ra đĩa. Dưa bồn rửa sạch, cắt khúc cỡ 5cm vắt ráo. Rau cần xắt khúc để sẵn. Tất cả nguyên liệu ướp gia vị bột nêm khoảng 10 phút cho ngấm và có vị đậm đà.
Kế đến bắc chảo phi hành tím, tỏi thơm rồi cho lòng mề, tép vào xào chín múc ra đĩa. Cuối cùng, tiếp tục đặt chảo lên bếp cho dưa bồn bồn vào xào vừa chín mới cho rau cần vào lòng mề, tép vào xào lại lần nữa.
Ai cầu kỳ hoặc có tiệc tùng, giỗ quảy thì cho thêm đĩa rau xà lách, vài lát cà chua để làm “nền” rồi xúc lòng xào vào, sau đó thêm chén nước mắm chua ngọt.
Chuẩn bị cho món bồn bồn xào – Ảnh: T.Tâm
Bữa ăn đã sẵn sàng. Cơm nóng bới ra chén. Còn gì thú vị bằng trong buổi chiều tà yên ả nơi miền Tây cầm đũa gắp miếng dưa bồn bồn xào lòng mề, tép chấm vào chén nước mắm chua ngọt đưa lên miệng nhai chậm rãi.
Vị ngọt, béo, thơm của lòng mề, tép hòa lẫn vị chua thanh và “mùi thơm đặc trưng” của bồn bồn giòn tan trong miệng, thấm vào lưỡi, len vào tận cổ họng… tạo cảm giác khoái khẩu, “bắt cơm” đến bất ngờ.
Theo Longan
Bốn đặc sản nổi tiếng vùng đất mũi Cà Mau
Mảnh đất cực Nam của Tổ quốc là nơi hội ngộ của những đặc sản ngon và độc đáo.
1. Ba khía Rạch Gốc
Cửa biển Rạch Gốc thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau lừng danh với món ba khía. Ba khía sau khi bắt xong, rửa sạch và muối ngay tại chỗ khoảng 5 đến 7 ngày. Ba khía muối cho vừa ăn, bẻ càng ra rồi trộn chung với tỏi, ớt băm nhỏ. Sau đó, vắt thêm chanh vào tạo vị chua và tăng độ bùi.
Đặc biệt, mai của ba khía ăn cùng cơm nóng, trộn đều với gạch son rất ngon. Ba khía còn được chế biến bằng cách luộc sả ăn cùng với nước chấm. Vị mặn, ngọn, chua, cay hòa với mùi thơm của tỏi và thịt của ba khía chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách ghé thăm Cà Mau.
2. Cá lóc nướng trui
Ở Cà Mau có một món ăn dân dã nhưng lại được rất nhiều du khách ưa chuộng đó là món cá lóc nướng trui. Cá lóc khi vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, dùng que tre xuyên cá từ đầu đến đuôi, rồi nướng bằng rơm khô.
Cá sau khi chín, được tách thịt và trải lên lá chuối, chấm kèm theo nước mắm tỏi ớt, muối ớt, hoặc các loại mắm nêm sẽ tạo nên hương vị thơm ngon, đặc biệt.
3. Dưa bồn bồn
Dưa bồn bồn cũng là một trong những đặc sản của vùng đất Mũi. Dưa bồn bồn được chế biến từ cây bồn bồn mọc hoang ở những vùng đất thấp, ngập mặn của tỉnh Cà Mau.
Bồn bồn sau đó được bóc vỏ, chừa lại phần củ hủ và thân non, ngâm nước cơm vo với ít muối, sau 1 tuần là ăn được. Dưa bồn bồn phải ăn cùng cá kho tộ hay thịt heo kho tàu thì mới tăng thêm độ chua, độ ngon. Ngoài ra, cây bồn bồn cũng chế biến được rất nhiều món ăn khác như gỏi bồn bồn tai lợn, bồn bồn xào sả ớt...
4. Lẩu mắm U Minh
Lẩu mắm (mắm kho cho vào lẩu) là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu của vùng Đất Mũi. Nguyên liệu làm nên lẩu mắm là cá sặc bướm, một loại cá sinh sống tại vùng rừng ngập mặn U Minh. Cá sặc bướm sau khi làm sạch vảy, ruột sẽ được đem phơi và chế biến thành mắm.
Lẩu mắm muốn ngon phải dùng kèm với rau sống. Để dậy mùi, người ta còn bổ sung thêm một ít lá sả bằm mịn, phần gốc sả đập dập cho vào lẩu để nổi lẩu thơm và lôi cuốn hơn. Lẩu mắm vinh dự là 1 trong 50 món ăn đặc sản lừng danh do chương trình "hành trình tìm kiếm đặc sản Việt Nam lần thứ nhất năm 2012" bầu chọn.
Theo Internet
Cải xá bấu - đặc sản trăm năm xứ Bạc Liêu Món ăn dân dã làm từ củ cải trắng theo chân người Triều Châu đến với quê hương công tử Bạc Liêu từ những năm đầu của thế kỷ trước. Món đặc sản của người Tiều (Triều Châu) ở Bạc Liêu làm từ củ cải trắng, loại củ cải chứa nhiều đường vẫn thường được người Việt dùng để nấu canh hay nấu...