VBF 2015: Doanh nghiệp FDI ‘thanh minh’ về chuyển giá
Nhóm Công tác thuế (Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – VBF, tổ chức ngày hôm nay – 1/12) cho rằng, hiện nay, cơ quan thuế đang có cách nhìn khắt khe đối với các khoản chi phí liên quan đến hợp đồng dịch vụ ký với công ty mẹ, luôn có những nghi ngờ về vấn đề chuyển giá. Do đó, Nhóm đề nghị Bộ tài chính phải ‘xử lý thỏa đáng’ vấn đề này.
Nhận xét về chính sách thuế, bà Hương Vũ, đại diện cho Nhóm công tác thuế cho rằng, những năm qua, Chính phủ ban hành nhiều giải về thuế tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, việc vận dụng các quy định, chính sách ở cơ quan thuế các cấp vẫn còn tồn tại một số có khăn, bất cập, chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Bị oan về nghi án chuyển giá?
Một trong những kiến nghị mà Nhóm công tác thuế đưa ra là chi phí liên quan đến hợp đồng dịch vụ ký với công ty mẹ.
9 tháng đầu năm 2015, ngành thuế đã kiểm tra và phát hiện 1.600 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Trước đó, kết quả một cuộc khảo sát của VCCI cho thấy, khoảng 20% doanh nghiệp FDI đã thực hiện chuyển giá để giảm thuế.
Theo Nhóm công tác, hiện nay, trên thị trường Việt Nam, có khá nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang được cấp phép hoạt động. Các công ty con khi hoạt động tại Việt Nam là một đơn vị độc lập, có mã số thuế và con dấu riêng theo quy định của Pháp Luật tại Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế, những công ty này chỉ là một mắt xích trong chuỗi kinh doanh của các công ty toàn cầu, các tập đoàn đa quốc gia. Để tối đa hóa hiệu quả sản xuất kinh doanh, các tập đoàn đa quốc gia thường thành lập các công ty thành viên để đảm nhiệm một chức năng nhất định trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu và nhận dịch vụ từ một trung tâm cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp tại vùng từ công ty mẹ hay trụ sở chính trong khu vực.
Cách làm này mang lại nhiều lợi ích như: đảm bảo tính thống nhất, tạo lợi thế khi đàm phán hợp đồng kinh tế với bên thứ ba, tiết kiệm chi phí, và quan trọng là tăng khả năng cạnh tranh. Việc sử dụng dịch vụ từ Công ty mẹ hoặc trụ sở chính, công ty con tại Việt Nam phải chịu phần chi phí tương ứng với giá trị dịch vụ nhận được, điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bà Hương Vũ cho rằng, hiện nay, cơ quan thuế đang có cách nhìn khá khắt khe đối với các khoản chi phí này, luôn có những nghi ngờ về vấn đề chuyển giá. Một số Cục thuế địa phương chỉ dựa vào cách thức phân bổ phí dịch vụ tại hợp đồng để đưa ra kết luận đây là chi phí quản lý phân bổ cho cơ sở thường trú. Bên cạnh đó, cũng đưa ra các yêu cầu bất hợp lý về chứng từ, tài liệu đối với chi phí này để không chấp nhận chi phí này là chi phí hợp lý, hợp lệ cho công ty con cho mục đích thuế tại Việt Nam.
Video đang HOT
Do đó, đại diện Nhóm công tác về thuế đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính đưa ra những chỉ đạo thống nhất cho các cơ quan thuế để có thể xử lý thỏa đáng với các chi phí dịch vụ trả cho công ty mẹ hoặc trả cho tập đoàn để giúp phản ánh đúng tính chất của các khoản phí này, tạo môi trường kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nghi án chuyển giá của khối doanh nghiệp FDI ở nước ta từ lâu, cơ quan thuế cũng đã bóc trần hành vi chuyển giá của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2015, ngành thuế đã kiểm tra và phát hiện 1.600 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Trước đó, kết quả một cuộc khảo sát của VCCI cho thấy, khoảng 20% doanh nghiệp FDI đã thực hiện chuyển giá để giảm thuế.
Chính phủ ưu đãi, địa phương đòi thu?
Một vấn đề nữa được Nhóm công tác thuế kiến nghị liên quan đến bảo hộ đầu tư. Nhóm Công tác thuế cho rằng, doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ, quy định cụ thể trên Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một số cơ quan thuế địa phương đã có những ý kiến hoặc những quan điểm khác với các văn bản hướng dẫn hiện hành của Chính Phủ, bác bỏ ưu đãi trên Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp, và yêu cầu doanh nghiệp áp dụng theo quy định của Pháp luật hiện hành, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi tiến hành quá trình đầu tư, kinh doanh sản xuất trên thị trường Việt Nam.
“Việc cơ quan thuế yêu cầu áp dụng theo quy định pháp luật hiện hành và bác bỏ những ưu đãi được nêu tại Giấy chứng nhận đầu tư có thể được coi là đi ngược với tinh thần của Chính phủ Việt Nam, không đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư”, đại diện Nhóm công tác thuế bức xúc.
Trước tình trạng này, thay mặt các doanh nghiệp FDI, đại diện Nhóm công tác đề nghị Chính phủ, Bộ Tài Chính đưa ra chỉ đạo, quán triệt đối với cơ quan thuế địa phương việc tôn trọng các ưu đãi đầu tư của doanh nghiệp được ghi rõ và đầy đủ tại Giấy chứng nhận đầu tư, tránh tình trạng xử lý thiếu nhất quán khiến doanh nghiệp nước ngoài cảm thấy bất an và giảm sút lòng tin vào môi trường đầu tư của Chính phủ.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước lỗ lũy kế tới 24.000 tỷ đồng
19 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế trên 24 nghìn tỷ đồng, riêng Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) là 20.687 tỷ đồng.
Báo cáo Quốc hội về tình hình, sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Chính phủ cho biết, các doanh nghiệp khối này có tổng vốn chủ sở hữu là 1.112.445 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2013.
Số vốn góp của Nhà nước tại 15 tổng công ty nhà nước đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần trong năm 2014 là 63.987 tỷ đồng.
Khối tập đoàn có doanh thu lớn
Các con số đều theo báo cáo hợp nhất, năm 2014 tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty đạt 1.572.050 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2013. Còn các công ty mẹ, tổng doanh thu đạt 852.212 tỷ đồng, tăng 8%.
Về lỗ lũy kế, sau Vinalines là Tổng công ty Lương thực miền Nam với 1.125 tỷ đồng.
Báo cáo nêu rõ, tỷ lệ doanh thu/tổng tài sản bình quân là 0,56 lần và tỷ lệ doanh thu/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,41 lần. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân là 2%.
Cụ thể hơn, Chính phủ cho biết mức doanh thu lớn tập trung chủ yếu ở khối tập đoàn.Trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đạt 381.359 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam 209.241 tỷ đồng; Tập đoàn Viễn thông Quân đội đạt 193.003 tỷ đồng.
Doanh thu của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là 80.205 tỷ đồng; Tổng công ty Hàng không Việt Nam đạt 70.611 tỷ đồng; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đạt 68.495 tỷ đồng; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đạt 41.234 tỷ đồng và Tổng công ty Viễn thông Mobifone đạt 36.258 tỷ đồng.
Doanh thu tăng trưởng 2% nhưng lợi nhuận trước thuế của các tập đoàn, tổng công ty giảm 2%, đạt 175.569 tỷ đồng.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 là 16%, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản năm 2014 là 6,3%.
Chính phủ cho biết, sau quá trình tái cơ cấu, bước đầu một số doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả và bù đắp lỗ lũy kế của các năm trước như Tổng công ty Cà phê Việt Nam đạt 80 tỷ đồng; Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện -VTC đạt 77 tỷ đồng; Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đạt 70 tỷ đồng...
Lỗ phát sinh gần 5.000 tỷ
Vẫn theo báo cáo hợp nhất của 10 tập đoàn, tổng công ty (bao gồm số lỗ phát sinh của công ty mẹ và công ty con của tâp đoàn, tổng công ty) là 4.901 tỷ đồng. Còn lỗ phát sinh theo báo cáo của công ty mẹ là 1.753 tỷ đồng.
Có 19 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế là 24.451 tỷ đồng và 10 công ty mẹ còn lỗ lũy kế là 2.891tỷ đồng, Chính phủ thông tin.
Đứng đầu cả lỗ phát sinh (3.179 tỷ đồng) và lỗ lũy kế (20.687 tỷ đồng) là Vinalines.
Một số doanh nghiệp được nêu trong danh sách lỗ phát sinh là Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực miền Nam 873 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng ông nghiệp 31 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty 15 - Bộ Quốc phòng 181 tỷ đồng; Công ty mẹ - Công ty TNHH một thành viên Haprosimex - Hà Nội 283 tỷ đồng.
Với lỗ lũy kế, sau Vinalines là Tổng công ty Lương thực miền Nam với 1.125 tỷ đồng; Tổng công ty 15 - Bộ Quốc phòng (569 tỷ đồng), Công ty TNHH một thành viên Haprosimex - Hà Nội (500 tỷ đồng), Tổng công ty Sông Đà (413 tỷ đồng)...
Năm 2014, tổng các khoản phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước đạt 250.857 tỷ đồng, giảm 2% so với thực hiện năm 2013, báo cáo nêu rõ.
Từ các số liệu này, Chính phủ đánh giá, kết quả hoạt động của một số tập đoàn, tổng công ty chưa cao. Có tập đoàn, tổng công ty báo cáo hoạt động của công ty mẹ có lãi, nhưng báo cáo hợp nhất vẫn bị lỗ và lỗ lũy kế theo báo cáo hợp nhất đến thời điểm hết năm tài chính 2014 còn cao hơn thời điểm hết năm tài chính 2013.
Phân tích theo lĩnh vực, Chính phủ cho rằng xây dựng, kinh doanh bất động sản còn gặp khó khăn. Hầu hết hoạt động đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty đều dựa trên vốn vay.
Song thông qua giải pháp hạ mặt bằng lãi suất, hỗ trợ tín dụng cho vay mua nhà đã giảm thiểu chi phí tài chính, chi phí lãi vay cho doanh nghiệp hỗ trợ thị trường bất động sản hồi phục tích cực và có tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đối với lĩnh vực dầu khí, báo cáo cho biết, giá dầu suy giảm mạnh từ tháng 10/2014 nên tình hình thu ngân sách gặp khó khăn. Tuy nhiên, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch tất cả các chỉ tiêu kế hoạch về tài chính và sản xuất, kinh doanh năm 2014 với sản lượng khai thác quy dầu tăng 4,3% so với năm 2013.
Nhưng xét theo số liệu báo cáo hợp nhất của toàn tập đoàn các chỉ tiêu đều giảm nhẹ. Cụ thể, doanh thu giảm 6%, lợi nhuận trước thuế giảm 4%, số phát sinh phải nộp ngân sách giảm 1% so với thực hiện năm 2013./.
Theo VnEconomy
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/11 Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 13/11 của các công ty chứng khoán. CMG: Khuyến nghị theo dõi CTCK BIDV (BSC) Trong 6 tháng năm tài chính 2015 - 2016, CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (CMG - sàn HOSE) đạt doanh thu thuần 1.641,9 tỷ đồng ( 10,91% so với...