Vay ngân hàng để đi du học: Xu hướng mới
Một năm học mới đã bắt đầu và đây cũng là thời điểm các bạn trẻ “rục rịch” tìm hiểu cơ hội du học nước ngoài nhưng trở ngại đối với nhiều bạn chính là chi phí du học vượt quá khả năng tài chính của gia đình.
Vậy du học bằng vốn vay ngân hàng, có thể hay không?
Phạm Thị Phương Thảo hiện đang là sinh viên năm nhất của một trường đại học chuyên ngành kỹ thuật tại Hà Nội. Ước mơ lớn nhất của Thảo là được tới Berlin – CHLB Đức để học tập và nghiên cứu chuyên sâu chuyên ngành của mình. Nghĩ là làm. Thảo đã chăm chỉ tìm hiểu thông tin từ Internet, chọn ra một trường phù hợp với khả năng của bản thân và nộp hồ sơ xin học. Niềm vui đến với Thảo khi cô nhận được thông báo trúng tuyển của trường.
Bước tiếp theo, Thảo nộp hồ sơ xin học bổng hỗ trợ chi phí học tập. Sau 1 tháng chờ đợi, bằng thành tích xuất sắc trong những năm cấp ba và điểm thi đầu vào đại học cao, Thảo đã giành được suất học bổng trị giá 50% chi phí học tập. Nhưng đây là niềm vui không trọn vẹn vì gia đình Thảo bố mẹ đều là công chức, đồng lương sau khi trừ chi phí sinh hoạt dư dật không là bao. Để chi trả cho 50% chi phí học tập còn lại, bố mẹ Thảo sẽ phải dốc túi toàn bộ số tiền đã tiết kiệm được từ trước đến nay.
Thương bố mẹ, Thảo quyết định sẽ xin bố mẹ hỗ trợ khoản chi phí, còn lại Thảo đã mạnh dạn tìm đến sự hỗ trợ của ngân hàng. Qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, Thảo thấy VietinBank là ngân hàng thường xuyên triển khai các gói cho vay du học với giá trị lớn và VietinBank đồng thời cũng có mở chi nhánh tại Berlin – nơi Thảo sẽ học tập nên Thảo quyết định thử vận may tại đây.
Video đang HOT
Trực tiếp đến Phòng Giao dịch VietinBank để tìm hiểu, được sự tư vấn cặn kẽ của cán bộ tại đây, Thảo hoàn thiện bộ hồ sơ vay vốn chỉ trong vòng một tuần. Ba ngày sau khi nộp hồ sơ vay vốn, Thảo nhận được điện thoại báo hồ sơ của Thảo đạt đủ điều kiện vay. Vui mừng vì ước mơ đến trong tầm tay, Thảo chia sẻ: “Tâm lý nhiều người ngại vay vốn ngân hàng nhưng với mình, đây là chi phí cơ hội. Nếu không thử sẽ không biết kết quả như thế nào. Qua thực tế là người đi vay, mình thấy phong cách phục vụ của cán bộ VietinBank rất tốt, thủ tục vay vốn của mình được giải quyết rất nhanh”.
Thảo cho biết thêm: “Đợt này mình làm hồ sơ vừa đúng dịp VietinBank có chương trình khuyến mãi mới nên mình được ưu đãi cho vay với lãi suất hợp lý, chỉ từ 10,5%/năm. Ngoài ra mình còn được giảm 20% mức phí chuyển tiền du học, xác nhận số dư tài khoản miễn phí và giảm 50% phí phát hành thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế. Điều này làm mình rất vui”.
Theo chia sẻ của các tư vấn viên du học, nhiều phụ huynh học sinh vì ngại chi phí học tập quá đắt đỏ nên đã chọn một số trường ở xa trung tâm hơn với vị trí trên bảng xếp hạng chất lượng giáo dục thấp hơn một chút. Rất ít người nghĩ đến chuyện tìm sự hỗ trợ từ ngân hàng để con em mình được hưởng nền giáo dục tốt hơn.
Thực tế cho thấy, vay vốn ngân hàng để đi du học là chuyện “rất thường” ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, đây vẫn là điều mới mẻ với nhiều người hoặc nếu không thì cũng do rào cản tâm lý ngại tiếp cận vốn vay ngân hàng. Nhưng nếu các bạn thực sự ước mơ du học thì hãy mạnh dạn tìm đến các ngân hàng uy tín như trường hợp của Thảo. Biết đâu may mắn sẽ mỉm cười với bạn.
Các bạn trẻ đến tìm hiểu dịch vụ vay du học
Theo TNO
Suýt mất nhà vì cho bạn mượn giấy sử dụng đất
Trong quá trình vay nợ bà Khanh, Bích đã tạo được lòng tin và mượn giấy sử dụng đất của gia đình bà để làm hồ sơ vay vốn ngân hàng nhưng không có tiền để trả.
Bà Khanh đã cho Bích mượn giấy sử dụng đất để vay ngân hàng (Ảnh minh họa)
Quen biết nhau từ năm 2002, bà Nguyễn Ngọc Bích (SN 1963, trú tại ngõ 11 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội) đã nhiều lần đặt vấn đề vay mượn tiền của bà Nguyễn Thị Hồng Khanh (trú tại 16 Nguyên Ninh, Trúc Bạch, Hà Nội) với lãi suất 2%/tháng. Để tạo lòng tin Bích đã đưa những hợp đồng kinh doanh mỏ đá và những hợp đồng kinh tế tới cho bà Khanh xem. Tin tưởng người bạn của mình làm ăn kinh doanh khá phát đạt nên trong nhiều năm bà Khanh đã cho Bích vay mượn cả đô la và tiền Việt với số lượng lớn.
Ngoài ra, tháng 10/2005, Bích thỏa thuận với bà Khanh cho Bích mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Khanh để vay vốn ngân hàng, hàng tháng Bích sẽ trả cho bà Khanh 20 triệu đồng, bà Khanh liền đồng ý. Có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Khanh, Bích đưa cho cháu là Nguyễn Tuấn nam làm hồ sơ vay vốn ngân hàng, và được ngân hàng xác định trị giá tài sản là gần 5 tỷ đồng.
Ngày 5/3/2007, bà Bích và Khanh đã lập văn bản xác nhận số tiền Bích còn nợ bà Khanh là 1 tỷ 8 và 39.000 USD, trong đó tiền lãi là 812 triệu đồng và 4.000 USD và hẹn sau 12 tháng Bích sẽ trả hết cho bà Khanh. Tuy nhiên sau 1 năm, Bích không có tiền trả cho bà Khanh nên đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Sau đó, bà Khanh đã làm đơn gửi tới cơ quan điều tra.
Tại cơ quan điều tra, Bích khai nhận mọi hành vi vay nợ và số tiền như bà Khanh đã khai ở cơ quan điều tra. Xét thấy vụ án còn liên quan tới nhiều bên như Công ty TNHH Hoàng Đông và cá nhân Nguyễn Tuấn Nam nên HĐXX TAND TP Hà Nội ngày 27/9 vừa qua đã cho tạm hoãn phiên tòa để điều tra thêm.
Theo Xahoi
Bộ sưu tập di cư của Canifa Bắt nguồn từ hiện tượng di cư phổ biến của các loài động vật mùa đông kết hợp cùng trào lưu "dịch chuyển" - một xu hướng mới trong giới trẻ những năm trở lại đây, các nhà thiết kế Canifa đã sáng tạo nên một bộ sưu tập độc đáo dành tặng riêng phái đẹp. Bộ sưu tập là sự phối hợp...