Vất vả chăm 2 em suốt mấy năm, lúc bố dượng mất dù không được thừa kế gia sản nhưng tôi vẫn ấm lòng
Suốt những năm tháng 2 em còn nhỏ, bố dượng đi làm xa theo những công trình xây dựng, mẹ cũng phải chạy chợ bán hàng nên hầu như đi học về là tôi đón 2 em ở nhà mẫu giáo rồi chăm ăn uống, tắm giặt, cơm nước.
Khi tôi mới chỉ là cô gái 7 tuổi, bố đã mất vì bạo bệnh. Mất đi trụ cột kinh tế của gia đình, mẹ đành để con gái nhỏ cho bà ngoại nuôi nấng giúp còn mình lên thành phố đi làm. Hàng tháng mẹ chỉ gửi cho bà ít tiền đủ để nuôi tôi khôn lớn còn rất ít khi về thăm được vì bận việc. 6 năm sau mẹ tái hôn với người đàn ông khác và đưa tôi về sống cùng với bố dượng.
Hai năm đầu khi chuyển về sống cùng với mẹ và dượng, tôi được họ khá quan tâm. Nhưng kể từ sau khi mẹ sinh đôi thì mọi sự tập trung của đổ dồn hết vào 2 em. Thậm chí tôi thường xuyên bị mắng mỏ, trách cứ nếu như không hỗ trợ chăm sóc các em chu đáo.
Suốt những năm tháng 2 em còn nhỏ, bố dượng đi làm xa theo những công trình xây dựng, mẹ cũng phải chạy chợ bán hàng nên hầu như đi học về là tôi đón 2 em ở nhà mẫu giáo rồi chăm ăn uống, tắm giặt, cơm nước. Mấy năm cấp 3 tôi chăm các em chẳng khác gì như mẹ chăm con, tối đến cũng phải cho các em ngủ xong mới học. Vất vả như vậy nên tôi quyết tâm thi đỗ đại học bằng mọi giá để thoát khỏi cái nhà này.
Từ khi lên đại học, mẹ và bố dượng không quan tâm đến tôi. Họ còn bảo con gái học nhiều tốn tiền nên không đầu tư cho ăn học nữa. Tôi muốn học phải tự bỏ tiền ra. Do đó, tôi đi làm thêm đủ nghề từ ngay năm nhất. Ngoài chi trả được tiền học, tiền thuê nhà, ăn tiêu, bố dượng và mẹ còn bắt tôi gửi 1 khoản về quê để hỗ trợ nuôi các em.
Thấy mẹ và bố dượng chỉ biết đến tiền nên sau khi ra trường và đi làm, may mắn kiếm được việc làm tốt, dù lương cao nhưng tôi ít gửi tiền về cũng như không về thăm nhà. Nghỉ Tết và các kỳ nghỉ, tôi thích đi du lịch khám phá. Có năm tôi về nhà 1 lần vào ngày Tết nhưng bố mẹ và 2 em cũng xa cách, không mấy thân thiện.
Tận đến khi tôi có bạn trai mới bắt buộc phải đưa anh về thăm nhà và ra mắt bố mẹ. Họ vẫn lạnh nhạt với con gái và chàng rể tương lai kiểu về cũng được không có cũng chẳng sao. Thậm chí ngày tôi có bầu song thai, báo tin về nói 2 đứa lên kế hoạch chuẩn bị đám cưới, bố mẹ cũng bảo:
“Đó là việc của 2 đứa, có đủ tiền thì cứ tổ chức như dự định”.
Video đang HOT
Biết con bầu nhưng bố dượng và mẹ chẳng lời hỏi thăm, coi như bát nước hất đi khiến tôi tủi thân lắm. Cũng trong thời gian tôi tất bật chuẩn bị lễ cưới, bố dượng và mẹ đẻ đưa nhau đi mời khách thì bị tai nạn giao thông. Nhận được điện thoại của các em, tôi và chồng sắp cưới vội về lo hậu sự cùng.
Xong xuôi, chúng tôi định lên thành phố thì bất ngờ 2 em trai bảo ở lại bàn chuyện thừa kế gia sản. Thực sự đây là điều bất ngờ vì trước nay tôi đều nghĩ sẽ không có bất cứ khoản thừa kế nào từ bố dượng và mẹ đẻ cả.
Và thực tế đúng như lời 2 em trai nói, mẹ và dượng trước đây làm di chúc không có tên tôi nhưng 2 em vẫn quyết định chia cho tôi 1 mảnh đất 40m2 và cuốn sổ tiết kiệm 800 triệu.
Em nói số tiền trong sổ tiết kiệm kia chính là tiền tôi gửi về hàng tháng cho các em khi bố dượng và mẹ vẫn còn sống. Còn mảnh đất kia là lời cảm ơn của các em dành cho tôi khi đã chăm sóc và hỗ trợ nuôi chúng. Nhờ thế mà chúng lớn lên và được học hành đầy đủ.
Cũng qua món quà này, 2 đứa em tôi muốn cả 3 chị em sẽ giữ liên lạc và tiếp tục quan tâm nhau như chị em thực sự. Các em cũng bảo, dù bầu song thai nhưng tôi cũng nên cẩn thận vì đây là thời kỳ đặc biệt, có thể gây ra nhiều áp lực hơn đơn thai. Họ chỉ mong tôi mang thai suôn sẻ thuận lợi để 1 ngày được đón tôi về quê ở cữ. Nghe 2 em nói mà tôi trào nước mắt về tình thân ấm áp. Lần đầu mang bầu song thai tôi cũng bối rối quá, không biết cần phải lưu ý những gì hả mọi người ơi.
Mang song thai, mẹ bầu cần lưu ý gì?
Mang thai vốn dĩ đã là thời kỳ đặc biệt, có thể gây ra nhiều áp lực cũng như lo lắng cho mẹ, mang thai đôi còn khiến cho điều này tăng lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều sinh nở thuận lợi và an toàn. Điều quan trọng là mẹ bầu cần lưu ý:
Về nghỉ ngơi và ăn uống
Thực hiện một cách khoa học, nghỉ ngơi nhiều và luôn giữ tinh thần, thể chất được thoải mái. Đặc biệt, chú trọng việc uống đủ lượng 2-2.5 lít nước/ngày, gồm nước lọc, canh, nước ép. Điều này không chỉ giúp lượng nước ối được tăng cường mà còn tránh nguy cơ bệnh tật.
Định kỳ đi khám, kiểm tra để nhận được sự hướng dẫn từ bác sĩ
Ngoài các nguy cơ thường gặp khi mang thai, những mẹ bầu mang thai đôi do cùng một bánh nhau còn bị đe dọa bởi hội chứng truyền máu song thai. Đây là hiện tượng một bào thai được cung cấp nhiều máu hơn bào thai còn lại dẫn tới phát triển không đồng đều, thậm chí tử vong.
Cùng với đó, cũng có những trường hợp một trong hai bào thai xuất hiện rối loạn di truyền thì cần theo dõi đánh giá để có cách xử lý phù hợp. Ngoài ra, sinh non, sảy thai, tiền sản giật hay tiểu đường thai kỳ,… là một số nguy cơ cao hơn ở phụ nữ mang song thai.
Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan và không lo lắng
Đối với những người mang thai đôi, phương pháp sinh mổ thường được áp dụng để đảm bảo sự an toàn, giảm thiểu nguy cơ hoặc đe dọa cho cả mẹ và con. Cùng với đó, hầu hết đều sinh sớm và trẻ sinh ra có thể có trọng lượng nhẹ hơn so với những trẻ sinh một.
Ngày mẹ về quê, tôi muốn biếu bà 500 triệu nhưng chồng nói một câu khiến tôi đau thắt ruột
Hơn 10 năm qua, mẹ tôi vất vả vì con cháu vậy mà chồng tôi lại định trở mặt sao?
12 năm trước, khi tôi hết thời gian nghỉ thai sản thì nhờ mẹ chồng ở quê ra phố chăm sóc cháu nhưng bà không chịu đi. Bà bảo còn khỏe mạnh phải lo kiếm tiền để về già không phải phụ thuộc vào con nào. Chúng tôi sinh được con thì phải tự nuôi được, không nuôi được thì thuê người làm.
Ngày đó thu nhập của chúng tôi còn thấp, nếu mà thuê người làm là mất đứt lương 1 người. Vì thế chồng dỗ dành vợ gọi điện nhờ bà ngoại trông con cho đi làm. Tôi không muốn nghỉ việc ở nhà nội trợ và đánh mất công việc nên nhiều ngày liên tiếp gọi điện cho bà ngoại thuyết phục đi chăm sóc cháu. Cuối cùng bố tôi cũng vui vẻ đồng ý cho bà ra phố trông nom con chúng tôi.
Ngày đầu mẹ tôi đến, chồng tôi mạnh miệng nói:
"Mẹ sống với chúng con khoảng 10 năm, khi bà về quê con biếu bố mẹ 500 triệu, thế nên bà cứ yên tâm không phải lo lắng chuyện về già".
Anh muốn chia đôi 500 triệu, biếu mỗi bên 1 nửa. (Ảnh minh họa)
Những năm qua, nhờ có mẹ luôn ở bên giúp đỡ mà chúng tôi yên tâm làm kinh tế. Từ tay trắng bây giờ vợ chồng tôi đã mua được nhà, có xe và có 1 khoản tiết kiệm gửi ngân hàng.
Tuần vừa rồi anh tôi gọi điện báo tin dạo này sức khỏe của bố yếu, bà nên thu xếp công việc về chăm sóc ông. Hiện tại các con tôi đã lớn cả rồi, chúng tự làm được mọi việc, nếu mẹ muốn về quê chúng tôi cũng không dám giữ nữa.
Nhớ lại lời mà chồng từng hứa với mẹ lúc mới ra phố, tôi nhắc chồng biếu bà 500 triệu. Không ngờ anh ấy trở mặt bảo bố mẹ nuôi ăn học thành người mà chưa bao giờ biếu được đồng nào, nếu biếu bà ngoại tiền thì cũng phải biếu cả nội. Anh muốn chia đôi 500 triệu, biếu mỗi bên 1 nửa.
Tôi không đồng ý với đề nghị chồng đưa ra. Suốt 12 năm qua, bà ngoại vất vả chăm lo cho gia đình tôi, còn bà nội chẳng giúp được gì mà lại được hưởng số tiền biếu bằng nhau. Như thế quá bất công cho mẹ tôi.
Vợ chồng tôi đang tranh cãi gay gắt về vấn đề biếu tiền bà ngoại. Theo mọi người tôi phải làm sao đây?
Khoe với chị dâu sắp được mua máy rửa bát, chị ấy nói 1 câu làm vợ chồng tôi cãi nhau cả đêm Cùng là chị em phụ nữ, thế mà chị dâu lại lên án việc tôi muốn mua máy rửa bát là sao? Các con tôi đều học cấp 2, bài vở thì nhiều, về nhà chỉ ăn học ngủ, không còn thời gian phụ việc nhà với bố mẹ. Công việc của tôi ở cơ quan nhiều, ngày nào cũng phải làm tăng...