Vật lý trị liệu phục hồi cho trẻ bại não
Bại não được coi là một trong những bệnh khó điều trị và khôi phục chức năng nhất. Để cải thiện tình trạng, việc kết hợp nhiều phương pháp là cần thiết, trong đó vật lý trị liệu cho trẻ bại não là một phương pháp khá hiệu quả hiện nay…
1. Vai trò của vật lý trị liệu đối với trẻ bại não
Vật lý trị liệu là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị bại não. Thông qua các bài tập vật lý trị liệu, các kỹ năng vận động được cải thiện đáng kể, giảm thiểu các hạn chế về thể chất và tăng cường sự tự lập.
- Kích thích phát triển thần kinh: Các bài tập vật lý trị liệu giúp kích thích sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, cải thiện khả năng kiểm soát cơ bắp và phối hợp vận động.
- Cải thiện tư thế và dáng đi: Trẻ bại não thường có tư thế bất thường và khó khăn trong việc đi lại. Vật lý trị liệu giúp điều chỉnh tư thế, tăng cường cơ bắp và cải thiện khả năng đi lại.
- Giảm đau: Nhiều trẻ bại não thường bị đau cơ do căng thẳng và co cứng. Vật lý trị liệu giúp giảm đau, tăng cường sự thư giãn và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Tăng cường sự tự tin: Khi đạt được những tiến bộ trong quá trình điều trị, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn vào bản thân và tích cực tham gia vào các hoạt động hàng ngày.
2. Một số bài tập vật lý trị liệu cho trẻ bại não
2.1. Bài tập vận động khớp
Cách thực hiện:
Cho trẻ nằm ngửa trên giường.
Dùng tay nắm lấy tay của trẻ và thực hiện các động tác nhẹ nhàng như gập duỗi các khớp vai, khuỷu tay và cổ tay. Duy trì động tác này trong vài phút rồi chuyển sang tay bên kia.
Lặp lại quá trình tương tự với hai bên chân của trẻ để kích thích vận động co duỗi của các khớp gối, cổ chân và dạng khép của khớp háng.
Thực hiện bài tập này nhiều lần trong ngày để cải thiện sự linh hoạt của các cơ và gân.
2.2. Bài tập dành cho trẻ vẹo lệch đầu sang bên
Bài tập này được thiết kế đặc biệt cho trẻ bị bại não có dấu hiệu vẹo lệch sang một bên, với mục tiêu đưa đầu của trẻ về vị trí trung tâm.
Cách thực hiện:
Cho trẻ nằm ngửa trên giường hoặc sàn nhà.
Video đang HOT
Người thực hiện ngồi phía đối diện bên dưới chân của trẻ.
Sử dụng cả hai tay để nâng đầu trẻ từ phía dưới, đồng thời giữ cho thân trẻ không bị nhấc lên theo đầu.
Thực hiện động tác này nhiều lần trong ngày, mỗi lần tập khoảng 15 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2.3. Bài tập nâng cao thăng bằng
Mục đích của bài tập này là giúp trẻ duy trì tư thế thăng bằng.
Cách thực hiện:
Đặt trẻ vào tư thế ngồi thoải mái.
Người tập ngồi phía sau trẻ, sau đó dùng tay để cố định vào vai của trẻ.
Đẩy nhẹ trẻ ra phía trước và sau, sau đó chuyển sang đẩy sang hai bên trái và phải.
Thực hiện động tác nhiều lần trong ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Ngoài các bài tập chống co cứng và giãn cơ, ở mỗi độ tuổi trẻ cũng cần được tập cho các chức năng như đứa trẻ bình thường. Điều này bao gồm giữ thăng bằng, tập bò, tập đứng, tập đi và thực hiện các hoạt động hàng ngày như ăn uống và vui chơi. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ bại não, giúp trẻ có cuộc sống gần gũi hơn với những đứa trẻ khác.
Vật lý trị liệu là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị bại não.
3. Lưu ý khi áp dụng bài tập vật lý trị liệu cho trẻ bại não
Khi áp dụng bài tập vật lý trị liệu cho trẻ bại não, cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình phục hồi. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp người chăm sóc trẻ bị bại não thực hiện các bài tập tốt hơn:
- Thăm khám bác sĩ: Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình vật lý trị liệu nào, trẻ cần được kiểm tra và được tư vấn bởi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ có thể đưa ra những đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe và khả năng vận động của trẻ.
- Theo dõi tình trạng của trẻ: Theo dõi cẩn thận các biểu hiện và phản ứng của trẻ trong quá trình thực hiện bài tập. Nếu có bất kỳ dấu hiệu khó chịu, đau đớn hoặc không thoải mái, cần ngừng ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Tùy chỉnh bài tập: Các bài tập cần được điều chỉnh phù hợp với khả năng và mức độ năng động của trẻ. Không nên áp đặt những bài tập quá khó hoặc không thích hợp cho tình trạng cụ thể của trẻ.
- Lặp lại và kiên nhẫn: Quá trình phục hồi là một hành trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Lặp lại các bài tập có thể giúp cải thiện sức mạnh và linh hoạt.
- Tăng dần độ khó: Ngày càng tăng độ khó của bài tập theo thời gian khi trẻ cảm thấy thoải mái với những bài tập cơ bản. Điều này giúp thách thức cơ bắp và khuyến khích sự phát triển.
- Thời gian thực hiện: Phân chia thời gian thực hiện bài tập thành các đợt ngắn để tránh sự mệt mỏi quá mức cho trẻ.
- Tạo không khí vui vẻ: Tạo môi trường tích cực và vui vẻ khi thực hiện bài tập, giúp trẻ cảm thấy hứng thú và tham gia tích cực.
8 lỗi tập yoga phổ biến cần tránh để không bỏ cuộc
Hầu hết mọi người đều biết lợi ích của tập yoga với sức khỏe, nhưng không phải ai cũng duy trì được lâu dài.
Tuy nhiên, nếu bạn tránh xa một số lỗi yoga phổ biến sẽ giúp bạn tập luyện an toàn.
1. Không tập trung vào hơi thở khi tập yoga
Khi tập yoga, điểm trọng tâm hít vào, thở ra một cách nhịp nhàng. Do đó, nếu không đồng bộ hơi thở với chuyển động có thể làm giảm sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể cũng như tác dụng của từng tư thế.
Hơn nữa, không chú trọng vào hơi thở còn có thể gây đau đầu, khó tập trung khi làm việc hoặc không tập được những động tác yoga độ khó cao và dễ nản lòng do cảm thấy bản thân không tiến bộ.
Không kết hợp nhịp nhàng hơi thở với các tư thế là lỗi thường gặp khi tập yoga.
2. Đẩy giới hạn quá mức
Mọi hình thức tập luyện đều hướng đến mục đích nâng cao giới hạn của bản thân nhưng nếu ép cơ thể vào các tư thế yoga khó quá sớm có thể dẫn đến chấn thương ở vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối...
Bên cạnh đó, yoga là dạng các bài tập cần thực hiện chậm rãi và đều đặn nên bạn không cần phải vội vàng đẩy cao giới hạn của bản thân mà nên tập luyện trong khả năng có thể để thấy được lợi ích của hoạt động thể chất này.
3. Bỏ qua phần khởi động
Giống như bất kỳ hoạt động thể chất nào khác cần phải khởi động trước khi tập để làm ấm cơ bắp, giảm nguy cơ căng cơ quá mức và chấn thương. Khi tập yoga cũng vậy, nếu bạn bỏ qua phần này có thể gây căng cơ dẫn đến đau mỏi.
Do đó, tốt nhất bạn nên khởi động bằng các động tác kéo giãn nhẹ nhàng hoặc các chuyển động nhẹ nhàng để làm ấm cơ, chuẩn bị cho cơ thể thực hiện các tư thế yoga tiếp theo.
4. Căn chỉnh không đúng
Với mỗi động tác yoga nếu không căn chỉnh đúng khoảng cách, vị trí của chân hoặc tay hay thắt lưng... sẽ gây sai tư thế, thậm chí đau nhức và chấn thương lâu dài.
Chính điều này dễ khiến bạn 'sợ' và bỏ dở giữa chừng ngay khi mới tập. Do đó, để có thể căn chỉnh đúng khi tập yoga, bạn nên sử dụng hỗ trợ từ các dụng cụ như gạch tập hay dây tập, vòng tập... hoặc từ người hướng dẫn.
5. Vội vã thực hiện các tư thế
Yoga đòi hỏi sự kiên nhẫn nên nếu di chuyển quá nhanh giữa các tư thế, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội để các cơ và khớp được hoạt động, kích hoạt hoàn toàn.
Chính vì vậy, để tận dụng tối đa lợi ích từ các bài tập yoga với tâm trí, cơ thể và duy trì đều đặn thì người tập không nên vội vã thay đổi mà cần dành thời gian để cảm nhận từng tư thế.
6. Bỏ qua các cơn đau nhức
Khi thực hiện bất kỳ tư thế yoga nào mà có biểu hiện đau nhói, căng cơ quá mức... thì nên dừng lại và không nên bỏ qua biểu hiện này vì đó có thể là dấu hiệu bạn thực hiện không đúng cách hay vượt quá khả năng của cơ thể.
Nếu bạn bỏ qua những dấu hiệu này sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn và dễ khiến bạn bỏ cuộc do đau và chán nản.
Không nên bỏ qua các biểu hiện đau nhức khi tập yoga.
7. Hay so sánh
Mỗi cơ thể có đặc điểm và khả năng khác nhau. Vì vậy, bạn không nên so sánh tiến trình của mình với những người khác trong lớp yoga. Vì khi so sánh sẽ khiến bạn tự hỏi "Tại sao mình không thể làm được nếu anh ấy/cô ấy có thể?" và gây cảm giác thất vọng.
Đây là một lỗi khi tập yoga phổ biến mà mọi người mắc phải và cũng là một trong những nguyên nhân khiến người tập bỏ cuộc. Do đó, khi tập yoga, bạn chỉ cần tập trung vào khả năng và sự tiến bộ của bản thân, tuyệt đối không so sánh mình với người khác.
8. Không nhất quán
Tính nhất quán khi tập yoga đồng nghĩa với kỷ luật và sự đều đặn. Nếu không thực hiện thường xuyên, hàng ngày dễ khiến các cơ căng cứng do không được kéo giãn thường xuyên, gượng gạo, đau khi vào tư thế, nhất là các tư thế có đòi hỏi kéo giãn cao như xoạc ngang, xoạc dọc...
Hơn nữa, tập yoga ngắt quãng, không thường xuyên còn khiến bạn nản chí do không cảm nhận được sự tiến bộ của bản thân và lợi ích với sức khỏe.
Vì vậy, để nhận được lợi ích tối đa từ các bài tập yoga, bạn nên thực hiện một cách nhất quán, đều đặn hàng ngày.
Nguyên nhân và cách giảm đau cẳng tay tại nhà Cẳng tay là phần từ khuỷu tay đến cổ tay, bao gồm hai xương kết hợp với nhau được gọi là xương quay và xương trụ. Cơn đau cẳng tay có thể làm gián đoạn cuộc sống và hoạt động hàng ngày của bạn. Ảnh minh họa Cơn đau cẳng tay có nhiều mức độ khác nhau và thường phụ thuộc vào phần...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thuốc và các phương pháp điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann

Chế độ ăn trong quản lý hội chứng Prader-Willi

Số ca bệnh tay chân miệng ở TP.HCM tiếp tục tăng

Thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu

Cần bao nhiêu protein để tăng cơ?

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị trong hội chứng Felty

Uống sữa kiểu này cực tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết

Quầng thâm mắt bật mí điều gì về sức khỏe của bạn?

Chạy online: Lợi ích và nguy cơ

Bác sĩ dinh dưỡng: Nhiều người "ngây thơ" khi chọn sữa cho con

5 điều nên làm mỗi sáng, cơ thể khỏe như uống thuốc bổ

Mắc hội chứng lạ, người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước
Có thể bạn quan tâm

Cán mốc doanh thu hơn 30 tỷ sau 4 ngày công chiếu, 'Tìm xác: Ma không đầu' tung phân đoạn cười ra nước mắt của Ngô Kiến Huy và Đại Nghĩa
Phim việt
23:32:15 23/04/2025
Nghi vấn cặp sao hạng A bị nữ đại gia đâm xe trả thù tình, không sinh con để giữ nhan sắc "ma cà rồng"
Sao châu á
23:28:36 23/04/2025
Vỡ mộng cặp đôi phim Hàn: Song Hye Kyo - Song Joong Ki và những cú sốc cực khó nuốt
Hậu trường phim
23:12:41 23/04/2025
Lộ hình ảnh chứng minh mối quan hệ giữa Sơn Tùng M-TP và rapper nổi tiếng Hàn Quốc
Nhạc quốc tế
23:06:48 23/04/2025
NSND Tự Long có thái độ "10 điểm tuyệt đối" với đàn em kém 19 tuổi
Sao việt
23:03:27 23/04/2025
Màn kết hợp 'bùng nổ' của NSND Thanh Hoa và Hoà Minzy ở 'Hẹn ước Bắc - Nam'
Nhạc việt
22:48:33 23/04/2025
Vợ Justin Bieber bị u nang buồng trứng, buồn vì tình trạng của chồng
Sao âu mỹ
22:21:08 23/04/2025
Nhân viên ôm 8,2 tỷ đồng của Bệnh viện Thủ Đức để kinh doanh quần áo
Pháp luật
22:00:49 23/04/2025
Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn
Tin nổi bật
22:00:44 23/04/2025
Đám cưới đang viral khắp Trung Quốc: Cô dâu đẹp tới mức không thể tin nổi, chú rể là thiếu gia giàu nức tiếng
Phim châu á
21:48:38 23/04/2025