Vào tổ hội, hết cảnh “đèn nhà ai nhà nấy rạng”
Được các cấp Hội nông dân tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn, vận động, hỗ trợ, nhiều hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh đã không còn sản xuất theo kiểu “đèn nhà ai nhà nấy rạng” mà chủ động thành lập các nhóm hộ, câu lạc bộ, tổ hợp tác, HTX để giúp nhau cùng làm giàu.
CLB Nông trang xã Dực Yên, huyện Đầm Hà là 1 trong những CLB do Hội ND hướng dẫn thành lập và hoạt động có hiệu quả. Tham gia CLB, các hộ làm nông nghiệp ở xã Dực Yên đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, liên kết mua chung vật tư nông nghiệp đầu vào và hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm. Nhiều thành viên trong CLB đã có thu nhập từ trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng.
Anh Phạm Văn Thành- Chủ nhiệm CLB Nông trang xã Dực Yên cho biết: CLB được thành lập với mục đích trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ nông sản. Ban đầu thành lập chỉ có 18 thành viên tham gia, sau hơn 5 năm hoạt động, CLB đã có 34 thành viên và trở thành địa chỉ tin cậy giúp hội viên làm giàu từ chăn nuôi, trồng trọt. Hiện, CLB đang có khoảng 200ha rừng trồng, cây ăn quả, trên 20 vạn gà thương phẩm, gần 5.000 vịt đẻ trứng. Từ khi tham gia CLB, thu nhập các thành viên được cải thiện rõ rệt. Mỗi năm người đạt thấp nhất cũng ở mức 300 triệu đồng, cao nhất đạt gần 2 tỷ đồng. Ngoài hội viên, CLB cũng hỗ trợ kinh nghiệm, kỹ thuật, cây, con giống và bao tiêu sản phẩm cho nhiều nông hộ khác trên địa bàn.
Anh Phạm Văn Thành (giữa) – Chủ nhiệm CLB Nông trang xã Dực Yên chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà với các thành viên trong CLB. Ảnh: Đức Thịnh
Theo thống kê của Hội ND tỉnh Quảng Ninh, trong 5 năm qua (2014-2019), các cấp Hội ND trong tỉnh đã thành lập và duy trì hoạt động 47 CLB ngành nghề, 39 tổ hợp tác, 73 HTX, 157 mô hình sản xuất… Nhiều mô hình liên kết hộ, nhóm hộ đang hoạt động rất tích cực, hiệu quả, thu hút được nhiều hội viên tham gia, như: HTX Nuôi ong mật Bắc Sơn (TP.Uông Bí); Tổ liên kết sản xuất gắn với an toàn thực phẩm Quảng Lâm (huyện Đầm Hà); CLB chế biến chè Quảng Long (huyện Hải Hà)…
Video đang HOT
Cùng với đó, với vai trò là tổ chức đại diện cho giai cấp nông dân, Hội đã tập trung tổ chức thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản.
Đặc biệt, Hội luôn chú trọng tới công tác hỗ trợ nông dân chuyển giao tiến bộ KHKT, tiếp cận với những công nghệ mới trong phát triển sản xuất; phối hợp tích cực với các ngành, ban, đơn vị của Trung ương Hội Nông dân, tổ chức phát triển Agriterra Hà Lan, CSA – Bỉ, thực hiện hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị cho người dân, HTX sản xuất trên địa bàn tỉnh, nhằm mục đích khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng các sản phẩm của địa phương…
Vay vốn trồng chè, hộ nghèo tăng thu nhập
Từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hội viên, nông dân trên địa bàn huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) đã mạnh dạn đầu tư các mô hình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả, đem lại thu nhập cao.
Hộ mới thoát nghèo có vốn trồng chè
Chị Đinh Thị Hồng (dân tộc Mường) ở thôn 7, xã Ba Trại là một ví dụ điển hình sử dụng hiệu quả vốn vay Ngân hàng CSXH. Chị Hồng cho hay: Từ nguồn vốn vay 20 triệu đồng năm 2011, cộng với số tiền tích cóp được, gia đình chị mạnh dạn mở rộng diện tích trồng cây chè, xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Quyết định này vừa giúp các thành viên có việc làm ổn định, vừa đưa gia đình chị Hồng thoát khỏi diện hộ nghèo.
Hộ anh Dương Văn Thành (ở thôn 3 xã Ba Trại) nhận tiền vay vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Ba Vì. Ảnh: N.H
Quan trọng hơn, sau khi thoát nghèo, gia đình chị Hồng tiếp tục được Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Ba Vì cho vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ mới thoát nghèo để mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương. "Số vốn này tạo bước ngoặt quan trọng để gia đình tôi yên tâm sản xuất kinh doanh, không thấp thỏm bị cái nghèo đe dọa" - chị Hồng nói.
Tương tự chị Hồng, đầu tháng 2/2020 vừa qua, anh Dương Văn Thành (ở thôn 3, xã Ba Trại) cũng được Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Ba Vì cho vay vốn ưu đãi từ chương trình hộ mới thoát nghèo. Anh Thành phấn khởi cho biết: Với số tiền 50 triệu đồng vay được từ Ngân hàng CSXH với thời gian 5 năm, anh sẽ đầu tư mua máy móc để chế biến chè và cải tạo vườn chè 5.000m2 của gia đình, tạo công ăn việc làm ổn định cho các thành viên trong gia đình, từ đó chắc chắn sẽ thoát nghèo bền vững.
Trong những năm qua chính quyền xã Ba Trại luôn quan tâm phối hợp Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Ba Vì, tạo mọi điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đến nay, toàn xã có 22 tổ tiết kiệm và vay vốn được thành lập ở tất cả 10 thôn trên địa bàn; 4 tổ chức hội đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên) tham gia ủy thác, quản lý vốn.
Với 10 chương trình tín dụng ưu đãi được triển khai với tổng dư nợ gần 34 tỷ đồng, có 778 hộ gia đình hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và đối tượng chính sách khác đang được vay vốn.
Chất lượng tín dụng luôn đảm bảo, không có nợ quá hạn. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã góp phần giúp xã Ba Trại thoát khỏi xã vùng khó khăn, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,9% (năm 2019) xuống còn 1,46% (đầu năm 2020), thấp hơn mức trung bình của huyện, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh - xã hội trên địa bàn xã.
Dư nợ ủy thác cho vay chiếm 99,7%
Bà Đỗ Thị Hồng Minh - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Ba Vì cho biết: Hội ND huyện Ba Vì coi việc hỗ trợ về đồng vốn, khoa học kỹ thuật là một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng hội ngày càng vững mạnh. Hiện Hội ND huyện đã đứng ra tín chấp, nhận ủy thác vốn từ Ngân hàng CSXH, NNPTNT và Quỹ Hỗ trợ nông dân TP.Hà Nội số tiền lên tới hơn 500 tỷ đồng giúp trên 12.000 lượt hội viên phát triển kinh tế.
Từ các nguồn vốn nói trên đã góp phần hỗ trợ hội viên, nông dân huyện Ba Vì chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Hiện Hội ND huyện Ba Vì đang duy trì 32 mô hình kinh tế tập thể và chỉ đạo xây dựng 8 mô hình kinh tế mới. Nhiều mô hình mang lại hiệu quả cao như mô hình nuôi gà đồi theo chuỗi ở các xã Cẩm Lĩnh; mô hình nuôi bò sữa, bò thịt ở các xã Vân Hoà, Tản Lĩnh; mô hình trồng chè an toàn ở xã Ba Trại...
Ông Hoàng Văn Tứ - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Ba Vì cho biết: Thời gian qua, liên ngành Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH - Hội đoàn thể huyện Ba Vì đã thực hiện tốt chương trình ủy thác vay vốn nhằm chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cụ thể: Đến 31/12/2019, dư nợ ủy thác qua các hội đoàn thể là 577,6 tỷ đồng, chiếm 99,7%/tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn huyện. Chất lượng tín dụng ủy thác qua Hội đoàn thể huyện duy trì cơ bản ổn định, không có nợ quá hạn.
Thu Hà
Xử phạt quán karaoke không chấp hành quy định về phòng, chống dịch Công an huyện Hải Hà (Quảng Ninh) ngày 23-4 cho biết đã xử phạt quán karaoke QTV trên địa bàn xã Quảng Minh, huyện Hải Hà vẫn tổ chức hoạt động ca hát, không chấp hành các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Các đối tượng tụ tập hát karaoke. Trước đó, vào khoảng 0 giờ 50 phút, ngày 23-4, Tổ công...