Vào mùa tư vấn hướng nghiệp: Quảng cáo lấn… tư vấn
Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp được xem là chìa khóa giúp học sinh định hướng đúng việc chọn ngành, chọn nghề.
Một chương trình tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp với sự tham dự của nhiều trường đại học.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây ở một vài trường, công tác tư vấn có phần nặng về quảng cáo tuyển sinh với mục tiêu là hút thí sinh vào trường mình, thay vì quan tâm tới nhu cầu, năng lực các em.
Khi tư vấn, hướng nghiệp chưa vô tư
Chọn ngành, chọn nghề chưa bao giờ là việc dễ dàng với học sinh giữa “bão” thông tin hiện nay. Vì vậy, công tác tư vấn, hướng nghiệp của đội ngũ giáo viên THPT, chuyên gia tư vấn đóng vai trò hết sức quan trọng trong định hướng nghề nghiệp cho các em.
Theo thông lệ hàng năm các trường đại học sẽ phối hợp với nhiều đơn vị khác như báo chí, công ty truyền thông, hợp tác với sở GD&ĐT, trường THPT để thực hiện chương trình tư vấn. Do thời lượng các buổi tư vấn không nhiều (chỉ từ 1 – 2 tiếng/buổi) nên các đơn vị gần như cắt giảm tối đa công tác chia sẻ thông tin về dự báo nguồn nhân lực, ngành nghề mà xã hội sẽ cần trong tương lai, cũng như tư vấn cho học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, khả năng… Đa số thời gian của chương trình là để dành cho các trường giới thiệu, quảng bá ngành nghề mới, thế mạnh mà mình đang đào tạo.
Việc “pha loãng” nội dung tư vấn, định hướng nghề nghiệp bằng các nội dung chủ yếu là quảng bá ngành học, về trường khiến học sinh tham gia cảm thấy nặng nề. Trần Mạnh Trung – cựu học sinh lớp 12 Trường THPT Tây Ninh, hiện là sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành – thừa nhận:
“Một số buổi tư vấn em tham gia khi còn học lớp 12 không đọng lại nhiều dấu ấn. Các thông tin chia sẻ tại buổi tư vấn gần như na ná nhau, nội dung phần lớn là giới thiệu về ngành nghề của các trường. Trong khi nội dung học sinh cần là thông tin về nhu cầu nhân lực ngành nghề, xu hướng phát triển ngành nghề trong tương lai, khả năng tương thích và phát huy tốt nhất năng lực của bản thân khi chọn nhóm ngành nghề lại lớt phớt”.
“Tại nhiều buổi tư vấn, tôi nhận thấy phần lớn học sinh đều không hào hứng, với thông tin mà chuyên gia, các trường chia sẻ. Một phần do nguồn thông tin học sinh hiện nay được tiếp cận quá nhiều, đa dạng, phần vì các trường vẫn nặng về tham vấn, thông tin nhóm ngành nghề của trường mình hơn là định hướng sâu và bao quát hơn cho học sinh”, ThS Nam nói.
Video đang HOT
ThS Trần Nam – Trưởng phòng Tuyển sinh & Truyền thông Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TPHCM) – nhìn nhận thực trạng trên khiến các buổi tư vấn, tuyển sinh tại các trường THPT dần giảm sức hút với học sinh.
Cũng chung góc nhìn, cô Nguyễn Thị Mai P., giáo viên Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP Thủ Đức, cho rằng, các buổi tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp 2 năm trở lại đã “nhạt” hơn.
“Học sinh sau nhiều buổi tham gia tư vấn đều cho rằng thông tin mang lại không nhiều giá trị bởi chuyên gia, nhà trường không đi tận cùng các vấn đề khiến nhiều em vẫn lơ mơ trong chọn ngành, chọn nghề.
Thậm chí, để tiết kiệm thời gian trong buổi tư vấn có chuyên gia tâm lý chia sẻ về “lộ trình” chọn trường, nghề theo kiểu mẫu số chung như: Học sinh làm trắc nghiệm bản thân (bằng một kênh trắc nghiệm có uy tín); Tiếp theo là xem xét năng lực/sở thích/điều kiện tài chính; tham khảo dự báo/nhu cầu của xã hội; cuối cùng là đánh dấu chọn ngành/trường. Các phương thức trên tôi cho rằng là đi tuyển sinh hơn là tư vấn cho học sinh nên hiệu quả định hướng không cao”, cô P. nói.
Ảnh minh họa
Chất lượng tư vấn hạn chế, bất lợi cho thí sinh
Công tác quảng cáo tuyển sinh chiếm thời lượng nhiều hơn hướng nghiệp tại các buổi tư vấn ít nhiều tác động không tốt đến việc lựa chọn ngành nghề đúng đắn của học sinh.
Thực tế vẫn nhiều học sinh chọn ngành, trường đại học vì thấy tên ngành học đó “hot”, nhiều bạn lựa chọn hoặc chọn trường đó theo học vì trường to đẹp mà không quan tâm, lắng nghe năng lực của chính bản thân, đến khi tham gia học tại trường mới biết mình đã chọn sai, dẫn đến chán nản, bỏ bê việc học…
Thống kê từ các trường ĐH tại TPHCM cho thấy, tỷ lệ sinh viên năm 3 & 4 bị cảnh cáo học vụ, thậm chí đuổi học không có khuynh hướng giảm, thậm chí tăng. Bình quân mỗi trường hàng năm số học sinh rơi rụng sau quá trình theo học 4 năm chiếm tỉ lệ từ 16 – 24%. Trong hàng loạt lý do sinh viên bị đình chỉ học tập thì nguyên nhân từ việc chọn sai ngành, sai trường dẫn đến chán trong quá trình học khá lớn.
TS Trần Đình Lý – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM – nhìn nhận: Thực trạng trên có nguyên nhân từ sự chủ quan, lựa chọn ngành nghề theo hướng cảm tính, xu thế, không đúng với sở thích và đam mê của sinh viên, nhưng lỗi cũng một phần đến từ công tác tư vấn, hướng nghiệp hiện nay đang nặng về “cá nhân” hơn là vì “cái chung”.
“Không thể bác bỏ tính hiệu quả của công tác tư vấn, hướng nghiệp trong suốt thời gian qua khi hiệu quả phân luồng học sinh đã có chuyển biến rõ nét. Việc tham vấn, hướng nghiệp cũng giúp học sinh, phụ huynh có cái nhìn toàn diện hơn về bối cảnh xã hội và nhu cầu nhân lực từng nhóm ngành nghề trong tương lai gần.
Tuy vậy, cũng không thể không nói đến hạn chế mà những buổi tư vấn nặng về marketing hơn là lắng nghe tâm tư, định hướng một cách đầy đủ việc chọn ngành, nghề cho học sinh. Tất nhiên không thể đòi hỏi sự trọn vẹn và đủ đầy nhưng cá nhân tôi cho rằng, các trường khi tham gia tư vấn, hướng nghiệp cần định hướng rõ mục tiêu thông tin muốn truyền tải đến học sinh tại buổi tư vấn sẽ hiệu quả và có sức hút hơn”, TS Lý nói.
Là chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực tư vấn, hướng nghiệp, ông Trần Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo kinh tế quốc tế – cho rằng, đây là điều các trường cần điều chỉnh trong tương lai gần. Bởi theo ông, xu hướng chọn ngành, nghề của học sinh hiện nay thay đổi rất nhiều. Ngày trước 10 học sinh tư vấn thì 9 em hỏi về việc học các trường ĐH, còn hiện nay có 4/10 em xin tư vấn về học nghề.
Tuy vậy, có một thực tế không thể chối bỏ là các chuyên gia tư vấn khi tham gia chương trình vẫn ít nhiều bị chi phối bởi các đơn vị “chủ xị” của buổi tư vấn, hướng nghiệp. Thực tế, nếu chúng ta hài hòa, cân bằng được hai mặt của công tác tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp thì hiệu quả sẽ rất cao. Các trường cần thích ứng và điều chỉnh dần.
Có thể tư vấn nghề nghiệp cho học sinh từ cấp tiểu học?
Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.
Một điểm đáng chú ý là dự thảo Thông tư đề xuất, hoạt động giáo dục hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục tiểu học có thể thực hiện tư vấn nghề nghiệp, việc làm và khởi nghiệp.
Học sinh "đói" thông tin về nghề nghiệp
Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hướng nghiệp là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong các cơ sở giáo dục, giúp học sinh, sinh viên (HS, SV) nâng cao hiểu biết về nghề, về chính bản thân mình, từ đó định hướng đúng đắn và đưa ra quyết định chọn nghề phù hợp.
Trên thực tế, công tác hướng nghiệp trong các cơ sở giáo dục tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa gắn với thực tiễn của từng địa phương và phân luồng học sinh. Đa số HS, SV đều "đói" thông tin về nghề nghiệp, trong khi các tài liệu giáo dục hướng nghiệp hiện nay thì chỉ đề cập đến một số ít nghề phổ biến trong rất nhiều nghề hiện nay. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự lựa chọn phân ban và định hướng sau này của HS, SV.
Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp, có đến hơn 2/3 học sinh đăng ký học ban Khoa học tự nhiên để thi khối A, trong khi rất nhiều em có năng lực và tương lai thực sự nếu lựa chọn các khối thi khác.
Cùng với đó là hiện tượng một số lớn học sinh khi đăng ký dự thi đại học, cao đẳng lựa chọn vào những trường và những ngành có cái danh "kêu", thuộc hàng "top" mà không quan tâm đến mình có đủ năng lực không, mình có yêu thích không và học ngành đó sau này sẽ làm gì, cớ hội việc làm ra sao...
Điều này được phản ánh qua con số trên 30% thí sinh đăng ký thi đại học, cao đẳng chọn các ngành thuộc khối kinh tế, tài chính, ngân hàng và kinh doanh mà không quan tâm đến khả năng "lọt cửa" của mình.
Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó tác động từ gia đình và xu hướng phong trào là khá phổ biến. Nhưng chắc chắn có một lý do quan trọng là bởi công tác hướng nghiệp trước đây còn nhiều bất cập, dẫn đến hệ quả là quá nhiều lao động trẻ sau khi được đào tạo trong các cơ sở giáo dục sau trung học không tìm được việc làm phù hợp với năng lực của mình, trong khi các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động lại không tìm ra được lao động chuyên môn cần thiết.
Vì vậy, việc triển khai tốt công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong ngành giáo dục bước đầu sẽ tạo được động lực cho HS, SV trong học tập, rèn luyện, hình thành ý thức về nghề nghiệp, tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp. Về lâu dài, đây chính là công cụ để hiện thực việc vốn hóa nguồn tri thức, góp phần tạo ra giá trị cho cộng đồng, xã hội.
Cần làm sớm công tác tư vấn hướng nghiệp từ bậc tiểu học
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, ngành nghề cũng như khái niệm về việc làm có rất nhiều thay đổi và có sự dịch chuyển nhanh chóng, bên cạnh những công việc có tính ổn định thì cũng xuất hiện rất nhiều những ngành nghề mũi nhọn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Công việc mang tính đổi mới sáng tạo xuất hiện ngày càng nhiều, do đó năng lực thích ứng cần được cung cấp sớm cho HS, SV.
Ông Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên nhận định, phát hiện và định hướng nghề nghiệp sẽ giúp các em HS, SV hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp; am hiểu về ngành, nghề, việc làm trong xã hội; tự nhận thức, khám phá về khả năng, sở trường, thế mạnh, sở thích và nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân; có kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp để phát huy được năng lực định hướng nghề nghiệp, việc làm phù hợp...
Ông Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên cho biết Dự thảo Thông tư được đội ngũ biên soạn nghiên cứu cả về cơ sở khoa học lẫn đúc rút từ cơ sở thực tiễn trong thời gian dài. Ảnh chụp trước thời điểm dịch bệnh bùng phát lần thứ 4.
Ông Linh cũng cho rằng, hướng nghiệp là một quá trình gắn liền với nhau, không thể tách rời. Bởi thế, các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cần được thực hiện ngay từ cấp tiểu học. Đây chính là một trong những điểm mới được đề cập trong Dự thảo Thông tư.
Theo đó, Dự thảo Thông tư nêu rõ một số nhiệm vụ về công tác tư vấn hướng nghiệp đối với cấp bậc tiểu học, trong đó có những nhiệm vụ mà các nhà trường đã và đang làm nhưng chưa được chuẩn hóa như: giáo dục học sinh nhận biết công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở địa phương và một số nghề nghiệp cơ bản; giáo dục cho học sinh hình thành các kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng xã hội, quản lý tài chính, khám phá bản thân, gia đình, cộng đồng... được tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục chính khoá và ngoại khoá. Đồng thời tổ chức khảo sát, phát hiện và phát triển năng khiếu của học sinh thông qua quá trình học tập, rèn luyện, trải nghiệm thực tế...
Hướng nghiệp không phải là dán nhãn một ngành nghề lên con Nhiều cha mẹ lo lắng khi con 14-15 tuổi, thậm chí chuẩn bị thi đại học mà vẫn chưa xác định được ước mơ nghề nghiệp trong tương lai của mình là gì. Ảnh minh họa Chia sẻ tại buổi hội thảo "Hướng nghiệp cùng con - Làm sao để không quá muộn", TS. Bùi Trân Phượng, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Hoa...