Vào giảng đường Đại học Bách khoa cùng nỗi nhọc nhằn trên vai cha mẹ

Theo dõi VGT trên

Được tuyển thẳng vào Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), Khanh xem đó là món quà tặng cha mẹ, nhưng cũng hiểu rằng tới đây cha mẹ lại chất thêm nỗi nhọc nhằn lên vai.

Thương cha mẹ, Khanh nhiều lần suy nghĩ về việc học tiếp hay đi làm cho cha mẹ đỡ khổ – Video: NGỌC THẮNG – HUỲNH VY – TRINH TRÀ

Vào giảng đường Đại học Bách khoa cùng nỗi nhọc nhằn trên vai cha mẹ - Hình 1

Hai mẹ con Khanh lo lắng vì không biết lấy tiền đâu để em ăn học trong 4 năm sắp tới – Ảnh: NGỌC THẮNG

12 năm đèn sách, giấc mơ vào đại học của Nguyễn Tuấn Khanh (18 tuổi, trú thôn 1, xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã thành hiện thực. Nhưng trong tâm trí em và gia đình vẫn còn những nỗi lo: “Học đại học, học phí hàng chục triệu đồng mỗi năm, nhà nghèo biết lấy tiền đâu?”.

Nỗi lo của cha

Căn nhà cấp 4 tuềnh toàng của gia đình Khanh nằm giữa thôn. Ngoài 2 bức tường dán chi chít giấy khen, giấy chứng nhận học sinh giỏi, bên trong chẳng có thứ gì đáng giá.

Nơi học tập đơn sơ, một chiếc bàn gỗ ép, trên đầu treo chiếc bóng đèn, bên phải đống sách cũ nằm gọn trên thùng xốp.

Khanh có 3 chị em, trước Khanh còn chị gái đang học năm 3 đại học, em trai út năm nay lên lớp 6. Cả 3 chị em Khanh từ nhỏ đều ham học.

Đông con, nhà lại nghèo nên cả hai vợ chồng chị Phan Thị Phương (43 tuổi, mẹ Khanh) làm quần quật quanh năm, mò từng con cua, bắt từng con ốc để lo bữa ăn cho các con.

Làm việc quá sức nên chị thường xuyên đau ốm, nhưng không dám nghỉ ngơi dù chỉ một ngày. Hiện nay chị nặng chưa tới 40kg.

Cuộc sống cả gia đình Khanh phụ thuộc vào người cha là anh Nguyễn Đình Chiến (44 tuổi) làm thợ hồ. Nhưng gần 2 tháng nay anh Chiến mắc kẹt ngoài Hà Nội vì dịch bệnh, anh ở trong một lán trại dựng tạm khoảng 12m 2 .

Vào giảng đường Đại học Bách khoa cùng nỗi nhọc nhằn trên vai cha mẹ - Hình 2

Giấy khen học sinh giỏi treo kín bức tường nhà Khanh – Ảnh: NGỌC THẮNG

Không có tiền, mỗi ngày anh chỉ dám ăn một bữa, hôm thì ăn mì gói. Ngày Khanh nhận tin đỗ đại học, anh không thể về chúc mừng con.

Nghe tin cha ngày ăn một bữa, nhờ mẹ vay nóng hàng xóm ít tiền mua cho các con bộ quần áo với đôi dép làm quà năm học mới, Khanh quay lưng đi vào phòng, không dám để mẹ thấy mình khóc.

So với bạn bè cùng trang lứa, chị em Khanh chịu thiệt thòi đủ thứ. Nhà cách trường hơn 10 cây số, bạn bè đi xe máy, xe đạp điện, còn Khanh 3 năm làm bạn với chiếc xe đạp cũ. 12 năm học là 12 lần em được mẹ chở tìm mua sách cũ về học.

Vào giảng đường Đại học Bách khoa cùng nỗi nhọc nhằn trên vai cha mẹ - Hình 3

Chị Phương không ít lần bật khóc khi nghĩ lại quãng thời gian nuôi con ăn học trong khốn khó – Ảnh: NGỌC THẮNG

Chị Phương nhớ lại hè Khanh lên lớp 11, bán lúa được 1 triệu đồng, chị chạy xe chở Khanh vào chợ tỉnh gần 20 cây số để tìm mua sách cũ.

“Trên đường đi làm rơi mất 500.000 đồng, quay lại tìm không thấy tôi khóc đến tận chợ. Người bán sách thương hoàn cảnh nên bán rẻ, cho thêm mấy bộ sách. Cũng may các con hiểu cha mẹ vất vả, không đòi hỏi và sống giản dị từ bé nên vợ chồng tôi phần nào đỡ áy náy”, chị Phương chia sẻ.

Ước mơ thành chàng kỹ sư

Biết phận nhà nghèo nên 3 chị em Khanh quyết tâm học tập. 12 năm liền em là học sinh giỏi toàn diện, 2 năm đoạt giải nhất tỉnh môn toán.

Vào giảng đường Đại học Bách khoa cùng nỗi nhọc nhằn trên vai cha mẹ - Hình 4

Khanh ước mơ trở thành kỹ sư máy tính, sau này có công việc ổn định lo cho bản thân và báo hiếu cha mẹ – Ảnh: NGỌC THẮNG

Cha thường xuyên xa nhà nên từ nhỏ mẹ là người động viên, giúp đỡ Khanh trong học tập, chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Thương cha mẹ vất vả, Khanh từng đăng ký trường quân đội học để đỡ gánh nặng học phí, nhưng cân nặng của em không đạt.

Ngày chuẩn bị đi học, Khanh thêm nỗi lo bởi mẹ của em được chẩn đoán có khối u ở tuyến vú, chi phí chữa trị khá tốn kém. Cậu học trò bộc bạch, khi vào học sẽ đăng ký học bổng, cố gắng đi làm thêm. Em ước mong sau này trở thành kỹ sư máy tính, kiếm được tiền và phụng dưỡng cha mẹ.

Nhà nghèo nhưng học giỏi nhất xóm

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Duy Đoàn – chủ tịch UBND xã Tân Lộc – chia sẻ Khanh là cậu học trò đầy nghị lực và giỏi nhất xóm. 12 năm học em đều đạt học sinh giỏi toàn diện, 2 năm đoạt giải nhất học sinh giỏi tỉnh môn toán.

Dù hoàn cảnh gia đình thuộc diện khó khăn trong xã, cha mẹ em quyết làm đủ nghề cho các con ăn học, mong một phép mầu để em có cơ hội được đến giảng đường.

Là bạn thân nhiều năm, khi nhắc đến Khanh, Phạm Khánh Hân đều cảm phục. Hân cho biết, Khanh là người rất giản dị, hiền lành và khiêm tốn, được cả lớp quý mến.

Học phí đại học tăng 'sốc': Nếu không hỗ trợ, sinh viên nghèo nguy cơ nghèo tiếp

Theo chuyên gia, học phí đại học tăng khi tự chủ là tất yếu, song nếu không có biện pháp hỗ trợ thì nguy cơ người nghèo không được học đại học, nghèo lại hoàn nghèo.

Hàng loạt ĐH lớn ở TP.HCM như: Bách Khoa, Kinh tế - Luật, Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM), Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Quốc tế Hồng Bàng,... đồng loạt tăng học phí lên gấp đôi ảnh hưởng trực tiếp đến sinh viên nghèo.

Học bổng không là "phao cứu sinh"

Tại ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), học phí hệ đại trà hiện khoảng 12 triệu/năm. Từ năm học 2021-2022, mức học phí ở đây lên 25 triệu/năm và đến năm học 2023-2024 là 30 triệu/năm.

PGS.TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết, việc học phí tăng do từ năm 2021 Trường thực hiện tự chủ theo quyết định của ĐHQG TP.HCM, không còn được cấp ngân sách chi thường xuyên.

Theo ông Thắng, mức học phí mới sẽ tác động mạnh đến sinh viên khóa mới. Để hỗ trợ sinh viên, đặc biệt là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, Trường ĐH Bách Khoa đã chủ động xây dựng các phương án hỗ trợ người học. Theo đó, dự kiến trong năm học 2021-2022, nguồn hỗ trợ tài chính và học bổng của nhà trường có thể lên đến 50 tỷ đồng/năm.

"Nhà trường đang tích cực làm việc với Ban Liên lạc cựu sinh viên Bách Khoa và các bên liên quan để xây dựng chương trình hỗ trợ tài chính cho người học với ngân sách dự kiến khoảng 15 tỷ đồng/năm. Nhà trường luôn đồng hành với người học để giảm thiểu tác động của chính sách học phí đối với người học" , ông Thắng nói.

Học phí đại học tăng sốc: Nếu không hỗ trợ, sinh viên nghèo nguy cơ nghèo tiếp - Hình 1

ĐH Bách Khoa tăng học phí hệ đại trà gấp đôi từ năm học 2021-2022.

Theo Đỗ Tuấn Khoa (quê Tiền Giang), sinh viên Khoa Kỹ thuật địa chất dầu khí (ĐH Bách Khoa), tăng học phí sẽ gây ra khó khăn rất nhiều cho những sinh viên khóa mới có hoàn cảnh khó khăn. Mặc dù Trường có chính sách học bổng nhưng học bổng thì có hạn trong khi sinh viên thì đông mà hầu hết là từ tỉnh lẻ nên cũng khó cho trường.

"Việc tăng học phí sẽ gây nên nhiều khó khăn. Nhà trường có chương trình học bổng cho sinh viên, các bạn cố gắng lấy học bổng thì vẫn ổn nhưng đâu phải ai cũng học giỏi để đạt được học bổng. Suất học bổng cho sinh viên thì có hạn mà tụi em khó khăn thì nhiều. Em nghĩ trường có thể xây quỹ hỗ trợ sinh hoạt phí, cho vay vốn giúp những sinh viên ở quê lên Sài Gòn như em" , Tuấn Khoa nói.

Trong khi đó, Thu Tâm, sinh viên Khoa Kỹ thuật hóa học cho rằng: "Học phí cao thì quỹ hỗ trợ sinh viên cũng cao nên sinh viên cố gắng vượt qua bằng cách nộp đơn vào để có học bổng, cũng như những ưu đãi từ nhà trường. Tuy nhiên, tài chính nhà trường cũng đâu nhiều, sinh viên cũng phải tự cố gắng chứ học bổng không là phao cứu sinh cho tất cả được".

Học phí đại học tăng sốc: Nếu không hỗ trợ, sinh viên nghèo nguy cơ nghèo tiếp - Hình 2

Khoa Kỹ thuật hóa học (ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM).

Nếu không hỗ trợ "nghèo vẫn hoàn nghèo"

Ngoài ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) cũng dự kiến học phí năm 2021 là 20,5 triệu đồng, trong khi học phí hệ đại trà hiện tại ở mức khoảng 9,8 triệu/năm. ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng tăng học phí năm nay từ khoảng 28 triệu lên 32 triệu/năm...

Ông Trần Nam, Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ Doanh nghiệp (ĐHQG TP.HCM) cho biết, tăng học phí cũng giúp các trường có tài chính tốt. Khi đó, cơ sở vật chất, giảng viên,... được đầu tư tốt kéo theo chất lượng đào tạo tốt lên. Vì thế tự chủ đại học là bước cần thiết của giáo dục Việt Nam, nếu không chúng ta cứ thụt lùi mãi.

Tuy nhiên theo ông Nam, các trường ngoài chính sách học bổng, Nhà nước có quỹ cho sinh viên vay rồi thì cần sự đồng hành của doanh nghiệp trong đào tạo. Phải có đòn bẩy khác về mặt kinh tế để giúp cho sinh viên, chứ không thể nói tăng học phí rồi không biết sinh viên như thế nào, phải có giải pháp giúp cho sinh viên khó khăn.

"Vẫn còn những người họ rất nghèo khổ, nếu không học đại học sẽ mất cơ hội phát triển và phải làm những công việc như cũ và tiếp tục nghèo. Các trường cần kêu gọi nguồn lực từ doanh nghiệp đồng hành cùng nhà trường như đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học cho doanh nghiệp đó để giúp sinh viên có cơ hội được học" , ông Nam nói.

Học phí đại học tăng sốc: Nếu không hỗ trợ, sinh viên nghèo nguy cơ nghèo tiếp - Hình 3

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức.

Đồng quan điểm, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo, ĐHQG Hà Nội cho rằng, tự chủ đại học phải đảm bảo cơ chế cho người nghèo, người khuyết tật, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội thụ hưởng nền giáo dục đại học bình đẳng, kể cả chương trình tiên tiến, chất lượng cao. Bởi suy cho cùng, mục tiêu của giáo dục đại học là tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

Tự chủ đại học phải giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa cơ quan quản lý, nhà trường và người học. Ngoài ra, còn phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nếu đem lợi ích của 3 nhóm này đặt trong bối cảnh xã hội và thực tiễn không phù hợp thì quá trình triển khai tự chủ không khả thi và sẽ gặp nhiều vướng mắc.

" Do đó , bên cạnh chính sách học bổng cho sinh viên tài năng và có hoàn cảnh đặc biệt cộng với nguồn vốn từ các ngân hàng xã hội cho vay ưu đãi dành cho sinh viên hoàn cảnh khó khăn là giải pháp khả thi và hữu hiệu hỗ trợ học phí cho sinh viên thì cần huy động các nguồn hỗ trợ từ các doanh nghiệp, các địa phương để có thêm nguồn lực chung tay với nhà trường và sinh viên" , ông Đức nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bố chồng chia thừa kế nhưng lại ép tôi ký giấy khước từ tài sản, tôi đưa ra 2 thứ khiến nhà họ tái mặt, run rẩyBố chồng chia thừa kế nhưng lại ép tôi ký giấy khước từ tài sản, tôi đưa ra 2 thứ khiến nhà họ tái mặt, run rẩy
05:27:25 13/04/2025
Chị Đẹp Concert "hài nhạt" từ đầu đến cuối: Giao lưu tới đâu khán giả "cảm lạnh" tới đó, cuối cùng "phải cười" vì.... lỗi từ BTCChị Đẹp Concert "hài nhạt" từ đầu đến cuối: Giao lưu tới đâu khán giả "cảm lạnh" tới đó, cuối cùng "phải cười" vì.... lỗi từ BTC
06:20:04 13/04/2025
Tài khoản bỗng dưng nhận được 3,5 tỉ đồng, người phụ nữ vội báo công anTài khoản bỗng dưng nhận được 3,5 tỉ đồng, người phụ nữ vội báo công an
06:50:55 13/04/2025
Gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quảGia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả
07:05:13 13/04/2025
Đang đứng tránh tàu hỏa, nam thanh niên bất ngờ bị đánh nhập viện cấp cứuĐang đứng tránh tàu hỏa, nam thanh niên bất ngờ bị đánh nhập viện cấp cứu
06:54:07 13/04/2025
Chuyện nghiêm trọng gì đã xảy ra với "bạch mã hoàng tử showbiz" đánh bạn gái đến nhập viện và bị bắt giam 30 ngày?Chuyện nghiêm trọng gì đã xảy ra với "bạch mã hoàng tử showbiz" đánh bạn gái đến nhập viện và bị bắt giam 30 ngày?
07:43:50 13/04/2025
CĂNG: Ảnh cận vết rách da của Sơn Tùng khi bị khán giả "tấn công" giữa sân khấuCĂNG: Ảnh cận vết rách da của Sơn Tùng khi bị khán giả "tấn công" giữa sân khấu
06:09:02 13/04/2025
Gần 1 thập kỷ hôn nhân Thúy Diễm - Lương Thế Thành, bộ ảnh kỷ niệm con trai 7 tuổi lại chiếm 'spotlight'Gần 1 thập kỷ hôn nhân Thúy Diễm - Lương Thế Thành, bộ ảnh kỷ niệm con trai 7 tuổi lại chiếm 'spotlight'
09:03:26 13/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sân khấu đỉnh nhất Coachella 2025: Mẹ Quái Vật live nuốt mic 20 bài hát, màn "phục thù" được liệt vào hàng huyền thoại!

Sân khấu đỉnh nhất Coachella 2025: Mẹ Quái Vật live nuốt mic 20 bài hát, màn "phục thù" được liệt vào hàng huyền thoại!

Nhạc quốc tế

10:34:28 13/04/2025
Lady Gaga đã biến sân khấu chính Coachella trở thành concert cá nhân hoành tráng, lập tức được liệt vào hàng huyền thoại ngay sau khi diễn ra vào ngày 12/4.
Dùng màng bọc thực phẩm kiểu này tưởng bảo vệ đồ ăn, hoá ra lại "tẩm độc" vào bữa cơm gia đình

Dùng màng bọc thực phẩm kiểu này tưởng bảo vệ đồ ăn, hoá ra lại "tẩm độc" vào bữa cơm gia đình

Sáng tạo

10:26:53 13/04/2025
Màng bọc thực phẩm từ lâu đã trở thành vật dụng quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình. Từ bọc rau củ, thịt cá cho đến phủ lên thức ăn thừa hay cơm hộp mang đi làm..., vì sự tiện lợi, sạch sẽ
Cô gái trẻ khiến Ngọc Sơn khóc trên ghế nóng

Cô gái trẻ khiến Ngọc Sơn khóc trên ghế nóng

Tv show

10:25:08 13/04/2025
Theo dõi bài thi của Yến Khoa trong Đánh thức đam mê , Ngọc Sơn không giấu được xúc động trước khả năng hóa thân của đàn em.
Phát hiện nghĩa địa 25.000 năm của những quái vật khổng lồ

Phát hiện nghĩa địa 25.000 năm của những quái vật khổng lồ

Netizen

10:20:39 13/04/2025
Theo Heritage Daily, một nghĩa địa quái vật vừa lộ diện tại di chỉ Langmannersdorf ở bang Hạ Áo - Áo, nơi từng là một trại săn bắn 25.000 năm trước.
7 học sinh lớp 10 rủ nhau đi tắm hồ, 2 em đuối nước tử vong

7 học sinh lớp 10 rủ nhau đi tắm hồ, 2 em đuối nước tử vong

Tin nổi bật

09:32:22 13/04/2025
Nhận được thông tin, lực lượng chức năng đã nhanh chóng đến hiện trường tìm kiếm. Hiện thi thể của 2 học sinh bị đuối nước đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình lo hậu sự.
Lo sợ suy thoái, thế hệ Gen Z tại Mỹ đổ xô kiếm thêm tấm bằng sau đại học

Lo sợ suy thoái, thế hệ Gen Z tại Mỹ đổ xô kiếm thêm tấm bằng sau đại học

Thế giới

09:15:01 13/04/2025
Dù các con số tổng thể về việc làm tại Mỹ vẫn ở mức ổn định nhưng thị trường lao động hiện nay đang trong trạng thái "ít tuyển dụng, ít sa thải" khiến giới trẻ khó tìm được việc hơn.
5 mỹ nhân sở hữu ánh nhìn khiến người xem "nghẹt thở", cả thế giới phải nghiêng mình

5 mỹ nhân sở hữu ánh nhìn khiến người xem "nghẹt thở", cả thế giới phải nghiêng mình

Hậu trường phim

09:00:44 13/04/2025
Không cần thoại đao to búa lớn hay biểu cảm thái quá, những mỹ nhân này khiến người xem ghi nhớ bằng thứ biểu cảm đơn giản mà ám ảnh nhất: Ánh nhìn.
Phim Hoa ngữ hay xuất sắc khiến fan chờ suốt 3 năm, nữ chính là chiến thần nhan sắc góc nào cũng đẹp

Phim Hoa ngữ hay xuất sắc khiến fan chờ suốt 3 năm, nữ chính là chiến thần nhan sắc góc nào cũng đẹp

Phim châu á

08:54:14 13/04/2025
Bộ phim vừa lên sóng đã trở thành tâm điểm chú ý của khán giả. Người xem đánh giá cao nữ chính bởi cô quá đẹp lại còn diễn hay.
Phim Việt chưa chiếu đã được hóng cực độ: 2 Anh Trai lột xác quá gắt, nữ chính xinh lung linh

Phim Việt chưa chiếu đã được hóng cực độ: 2 Anh Trai lột xác quá gắt, nữ chính xinh lung linh

Phim việt

08:51:22 13/04/2025
Dưới Đáy Hồ hứa hẹn sẽ đưa khán giả bước vào một hành trình điện ảnh vừa u ám vừa đầy mê hoặc, nơi quá khứ và hiện tại, sự thật và hoang đường đan xen đến rợn người.
Tôi 60 tuổi, phượt 3 nước Đông Dương và trekking 39 ngọn núi

Tôi 60 tuổi, phượt 3 nước Đông Dương và trekking 39 ngọn núi

Du lịch

08:43:08 13/04/2025
Bước sang ngưỡng 50, khi con cái trưởng thành, tôi bắt đầu đi phượt và chinh phục các ngọn núi. Hiện tại, ở tuổi 60, tôi đã khám phá hết 3 nước Đông Dương và chạm đỉnh 39 ngọn núi.
Soft power giản dị, 'mềm mại hóa' thời trang sự kiện, công sở

Soft power giản dị, 'mềm mại hóa' thời trang sự kiện, công sở

Thời trang

08:34:28 13/04/2025
Xu hướng soft power trong thời trang công sở, sự kiện không đơn thuần chỉ là sự chuyển dịch về kiểu dáng hay chất liệu mà còn là một cách thể hiện quyền lực tinh tế, tự tin nhưng không phô trương.