Vào đại học trong bối cảnh mùa Covid-19: Đăng ký xét tuyển học bạ sớm từ 16/3
Ngày 12/3/2020, Hội đồng tuyển sinh trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) công bố điều chỉnh phương thức xét tuyển đại học năm 2020, đồng thời thông báo chính thức nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ ngày 16/3 tới đây.
Đặc biệt, bên cạnh hình thức xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn đã áp dụng trước đây, HUTECH bổ sung thêm hình thức xét tuyển học bạ 3 học kỳ. Sự điều chỉnh kịp thời này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 cũng như trong bối cảnh khung thời gian năm học 2019-2020 và lịch thi THPT dự kiến được điều chỉnh lùi lại.
“Giành suất” vào đại học bằng kết quả học tập năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12
Để tham gia xét tuyển học bạ theo điểm tổng kết 3 học kỳ, thí sinh cần đáp ứng điều kiện xét tuyển là tổng điểm trung bình 3 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên. Hình thức này được thực hiện song song với hình thức xét tuyển học bạ lớp 12 dành cho thí sinh đáp ứng điều kiện có tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn đạt từ 18 điểm trở lên. Riêng đối với ngành Dược, thí sinh đăng ký xét tuyển học bạ cần đạt học lực giỏi năm lớp 12.
Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển học bạ đợt 1 tại HUTECH từ 16/3 – 15/5
Hồ sơ đăng ký xét tuyển học bạ gồm:
1/ Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của HUTECH);
2/ Bản photo công chứng học bạ THPT;
3/ Bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT.
Video đang HOT
Thời gian nhận hồ sơ đăng ký với cả hai hình thức xét tuyển học bạ này được chia thành nhiều đợt khác nhau để thí sinh đăng ký thuận lợi, trong đó 3 đợt xét tuyển đầu tiên là: đợt 1 từ 16/3-15/5, đợt 2 từ 16/5-30/6, đợt 3 từ 01/7-20/7.
Như vậy, phương thức xét tuyển này chính là giải pháp tối ưu cho “team 2k2″ trước tình hình dịch bệnh Covid-19 và áp lực từ kỳ thi THPT quốc gia 2020. Nắm trong tay “chiếc vé sớm” vào đại học bằng chính quá trình nỗ lực trong những năm THPT, chắc chắn các bạn sẽ giảm được đáng kể nỗi lo lắng, giữ cho mình tinh thần phấn khởi, tập trung ôn luyện thật tốt để tự tin bước vào kỳ thi quan trọng, đạt kết quả như mong muốn.
Tự tin chọn ngành yêu thích, vững tinh thần trong kỳ thi THPT Quốc gia
Xét tuyển học bạ lớp 12 là phương thức xét tuyển có nhiều ưu điểm, mở ra cơ hội cho thí sinh lựa chọn đúng ngành học yêu thích trong 47 ngành đào tạo hiện có tại HUTECH thuộc nhiều lĩnh vực: Khoa học Sức khỏe, Kinh tế – Tài chính – Quản trị, Kỹ thuật – Công nghệ, Sinh học – Môi trường – Nông lâm, Ngoại ngữ, Luật, Khoa học Xã hội & Nhân văn, Kiến trúc – Mỹ thuật ứng dụng. Sự đa dạng về ngành học cùng với môi trường năng động, hiện đại và hơn hết là uy tín từ mô hình Đại học – Doanh nghiệp của HUTECH thu hút sự quan tâm từ thí sinh trên cả nước, dẫn đầu trong top các trường đại học có số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng cao nhất.
Thông tin các ngành và tổ hợp môn xét tuyển của HUTECH năm 2020
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, điểm trúng tuyển theo phương thức xét học bạ tại HUTECH những năm trước tăng đáng kể qua từng đợt nhận hồ sơ. Do vậy, chủ động nộp hồ sơ sớm cũng là một trong những yếu tố quyết định tấm vé vào đại học của các thí sinh.
Được biết, cùng với phương thức xét tuyển học bạ, HUTECH còn áp dụng song song và độc lập các phương thức: Xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia 2020, Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do HUTECH tổ chức. Do vậy, thí sinh có thể xét tuyển vào Trường bằng nhiều phương thức cùng lúc, hoặc đăng ký xét tuyển học bạ trước khi có điểm thi THPT Quốc gia để tăng cơ hội trúng tuyển. Trường hợp trúng tuyển ở nhiều phương thức thì thí sinh chỉ cần chọn phương thức tiện lợi nhất để xác nhận nhập học, không có sự khác biệt giữa các thí sinh trúng tuyển theo các phương thức khác nhau.
Sinh viên ngành Thiết kế thời trang của HUTECH trong một buổi bảo vệ đồ án môn học
Các bạn cũng biết rồi đấy, các kỳ thi THPT Quốc gia những năm trước đây đều ghi nhận những trường hợp kết quả không như mong muốn bởi tình trạng sức khỏe, yếu tố may mắn hay lý do khách quan đột ngột nào đó mà gọi nôm na là “học tài thi phận”. Thay vì vậy, các bạn hoàn toàn có thể quyết định tương lai của mình bằng cách giành trước suất vào đại học theo phương thức xét tuyển học bạ, vừa an toàn, vừa ổn định mà hơn hết là giúp sĩ tử 2k2 giữ vững tinh thần, giảm áp lực để tự tin chinh phục kỳ thi quan trọng sắp tới.
Quang Vũ (toquoc.vn)
Đa dạng phương thức xét tuyển
Ngoài phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia, xét tuyển thẳng, xét tuyển học bạ, năm 2020 các trường ĐH sử dụng thêm nhiều phương thức xét tuyển.
Thí sinh làm thủ tục nhập học vào một trường ĐH tại TP HCM. Ảnh: H. Lân
Thông tin tuyển sinh của Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP HCM), cho biết năm 2020 trường có 6 phương thức xét tuyển, gồm: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT QG 2020; xét tuyển học sinh giỏi của các trường THPT (theo quy định của ĐHQG); xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2020 của Bộ GD-ĐT; thi tuyển - kỳ Kiểm tra năng lực của trường ĐHQT; xét tuyển dựa trên học bạ đối với học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình trung học phổ thông nước ngoài; xét tuyển dựa trên kết quả kỳ Đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM.
Không phụ thuộc vào kỳ thi THPT Quốc gia
Năm 2015, kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức cho 2 mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở để các trường ĐH lấy kết quả xét tuyển. Trong 2 năm đầu, đây là phương thức xét tuyển chính chiếm hầu hết tỉ lệ tuyển sinh.
Trước đó, năm 2014, Bộ GD-ĐT cho phép các trường, nhất là các trường ngoài công lập thí điểm xét tuyển từ kết quả học bạ THPT. Phương thức tuyển sinh này sau đó được nhiều trường công lập thêm vào phương thức tuyển sinh. Chẳng hạn như tại Trường ĐH Tài chính- Marketing, trường ưu tiên xét xét tuyển thẳng bằng kết quả học bạ đối với học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 có 3 năm học THPT liên tục đạt danh hiệu học sinh Giỏi (học lực Giỏi và hạnh kiểm Tốt); Học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 có 3 năm học THPT liên tục tại các trường THPT chuyên, năng khiếu có điểm trung bình mỗi môn học trong tổ hợp xét tuyển của từng năm học THPT không nhỏ hơn 7,0.
Xét tuyển từ kỳ thi đánh giá năng lực đang được nhiều trường sử dụng là một trong nhiều phương thức. Kỳ thi đánh giá năng lực sớm được ĐHQG Hà Nội tổ chức sau đó là Trường ĐH Quốc tế (thành viên ĐHQG TP HCM), ĐHQG TP HCM và 2 năm nay là một số trường ĐH ngoài công lập tổ chức để xét tuyển như Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, Trường ĐH Công nghệ TP HCM, trường ĐH Nguyễn Tất Thành...
Không chỉ có 3 phương thức xét tuyển trên, các trường ĐH còn nhiều phương thức xét tuyển khác như xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT, Xét tuyển dựa trên kết quả học THPT và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đối với học sinh Việt Nam và học sinh có quốc tịch nước ngoài (học chương trình THPT quốc tế bằng Tiếng Anh hoặc chương trình THPT trong nước), hay Trường ĐH Nha Trang xét điểm tốt nghiệp THPT...
Đại diện các trường ĐH cho biết không thể dựa mãi vào kỳ thi THPT để xét tuyển ĐH mà cần phải đa dạng các phương thức, các thang đánh giá khác nhau để tuyển sinh. Đó là chưa nói sau 2020, kỳ thi THPT quốc gia sẽ có thay đổi có thể chỉ phục vụ cho mục đích xét tốt nghiệp THPT.
Nên đa dạng hay để tuyển đủ chỉ tiêu..?
Cùng với việc xét tuyển ĐH từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia được duy trì từ năm 2015, đến nay các trường ĐH đề ra thêm nhiều phương thức xét tuyển mới như là cách đa dạng hình thức xét tuyển và thể hiện quyền tự chủ trong tuyển sinh.
TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP HCM, cho rằng về tuyển sinh, nên đa dạng hoá và có nhiều thước đo để đánh giá toàn diện chứ không nên chỉ là kỳ thi kiểm tra kiến thức như kỳ thi THPT quốc gia hiện nay.
Đồng quan điểm trên, PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, cho rằng nếu xác định chỉ cần xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia là đủ thì không cần làm gì. Nhưng có trường muốn có thêm những thước đo khác như xét từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, xét tuyển học sinh giỏi.... nên đưa ra nhiều phương thức xét tuyển.
TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, cho rằng việc một trường có nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau mục đích cũng để trường đảm bảo đủ chỉ tiêu. Qua nhiều năm tuyển sinh theo phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, nhiều trường chỉ tuyển sinh được vài trăm hoặc vài chục sinh viên.
Năm 2019, quy mô tuyển sinh của các trường ĐH còn nhiều hơn nhu cầu học ĐH của thí sinh nên các trường thấy trước được những khó khăn nên đề ra nhiều phương thức xét tuyển với mong muốn tuyển đủ chỉ tiêu. Đặc biệt, năm 2019 bùng nổ phương thức thi ĐGNL ở các trường ĐH. Việc tổ chức thêm các phương thức xét tuyển khác cũng là cách để các trường ĐH chuẩn bị trước nếu như kỳ thi THPT Quốc gia không còn đông thí sinh tham gia nữa từ năm 2021.
Huy Lân
Theo nld.com.vn
ĐH Công nghệ TP.HCM sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh Năm 2020, ĐH Công nghệ TP.HCM dự kiến tuyển sinh với 4 phương thức xét tuyển, trong đó có tổ chức thi đánh giá năng lực. Chiều 18/12, ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) công bố đề án tuyển sinh đại học chính quy dự kiến năm 2020. Năm tới, trường dự kiến tuyển 5.950 chỉ tiêu cho 47 ngành đào tạo theo 4...