Vanuatu ngăn nhà báo nhập cảnh sau loạt bài điều tra về Trung Quốc
Cơ quan nhập cư Vanuata không cho phép Dan McGarry, một lãnh đạo tờ Daily Post, quay lại đảo quốc này sau loạt bài hé lộ Trung Quốc gây sức ép để Vanuatu trục xuất công dân.
Dan McGarry, công dân Canada, đã sống và làm việc tại Vanuatu được gần 16 năm. Ông nộp đơn xin gia hạn visa lao động tại đảo quốc Nam Thái Bình Dương trong năm nay nhưng bị từ chối vì “lý do hành chính”.
McGarry, người lãnh đạo tòa soạn của Daily Post, một tờ báo địa phương tại Vanuatu, cho rằng chính quyền nước này muốn gây khó dễ cho ông sau loạt bài điều tra về sức ảnh hưởng của Trung Quốc.
Hồi tháng 7, Daily Post phát hiện chính quyền Vanuatu trục xuất 6 người Trung Quốc không thông qua thủ tục tố tụng hợp pháp, đồng thời không cho những người này hưởng quyền tư vấn pháp lý chính đáng. Có 4 người trong số này đã được cấp quốc tịch Vanuatu.
Dan McGarry, giám đốc truyền thông, và biên tập viên Royson Willie của tờ Daily Post. Ảnh: Guardian.
“Các công dân Trung Quốc bị bắt giữ, tạm giam mà không có cáo buộc, tại các khuôn viên của một công ty Trung Quốc đang nhắm nhiều hợp đồng lớn với chính phủ. Họ không được tiếp cận với các tòa án của Vanuatu, sau đó bị dẫn độ lên máy bay. Họ được hộ tống bởi cảnh sát Trung Quốc và cảnh sát Vanuatu, chia ra mỗi bên khóa một tay của từng đối tượng”, bài viết của Daily Post mô tả.
Video đang HOT
“Rõ ràng giới chức Trung Quốc đã thành công trong việc áp đặt luật pháp và tiêu chuẩn pháp lý lên trên những quy định của Vanuatu. Đây là một diễn biến đáng lo ngại đối với những đối tượng bất động chính trị hoặc tôn giáo, hay bất kỳ ai khiến chính quyền Trung Quốc phẫn nộ”, bài viết ngày 6/7 bình luận.
McGarry nói ông nghi ngờ loạt bài điều tra đã chọc giận chính phủ Vanuatu. Khi từ Brisbane (Australia) đón chuyến bay trở về Vanuatu sau một hội thảo về tự do báo chí, McGarry được thông báo cơ quan nhập cư Vanuatu cấm ông lên mọi chuyến bay trở về đảo quốc. Thời điểm đó, ông sử dụng visa du lịch.
Các công dân Trung Quốc bị Vanuatu trục xuất mà không qua xét xử, hộ tống bởi cảnh sát Trung Quốc lên máy bay về nước. Ảnh: Daily Post.
“Nhân viên hãng Virgin Australia nói với tôi không có trục trặc nào khác. Thông báo của cơ quan nhập cư là lý do duy nhất tôi không thể cùng bạn gái mình lên máy bay trở về”, McGarry kể lại.
“Điều này cho thấy chính phủ đã nói dối khi thông báo hủy giấy phép lao động của tôi vì vấn đề hành chính. Tôi không nhìn thấy bất kỳ lý do pháp lý nào để họ ra lệnh cấm đi lại về mọi mặt như vậy”, ông nhấn mạnh.
McGarry cho biết ông rất căng thẳng về tình hình hiện nay. Bạn gái của ông đang ở Vanuatu cùng 2 đứa con còn nhỏ tuổi.
“Bọn trẻ luôn hỏi khi nào thì tôi có thể quay về, nhưng tôi không biết phải trả lời như thế nào”, ông chia sẻ. “Thật quá tàn nhẫn khi buộc trẻ em vô tội phải trả giá, chỉ vì chúng tôi cho đăng tải một sự thật gây mất lòng”.
McGarry cho biết ông đang kháng cáo quyết định từ chối gia hạn visa của chính quyền Vanuatu.
Theo news.zing.vn
Philippines trục xuất hơn 300 người Trung Quốc
Cơ quan Di trú Philippines hôm 14/11 bắt đầu trục xuất hơn 300 công dân Trung Quốc bị cáo buộc liên quan tới lừa đảo qua điện thoại.
Nhóm đầu tiên trong số 321 công dân Trung Quốc bị trục xuất được đưa lên chuyến bay của hãng China Eastern về Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc và Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Những nhóm còn lại rời Philippines trong đêm 14/11.
Những công dân Trung Quốc bị trục xuất trong đợt này thuộc nhóm hơn 500 người nước ngoài bị cảnh sát bắt tháng trước trong cuộc đột kích vào một cơ sở ở thành phố Pasay thuộc khu đô thị Manila.
Cơ quan Di trú Philippines hôm 14/11 bắt đầu trục xuất hơn 30 công dân Trung Quốc. Ảnh: CNN.
Theo AP, tổng cộng 542 người nước ngoài bị bắt giữ đêm 9/10 trong cuộc đột kích tại thủ đô Manila. Tất cả đều không có giấy phép lao động và dính líu tới hoạt động lừa đảo các nạn nhân, chủ yếu ở Trung Quốc, bằng cách tống tiền hoặc lừa họ gửi tiền, theo ủy viên Cơ quan Di trú Philippines Jaime Morente và các quan chức khác.
Do số lượng các nghi phạm quá đông, cảnh sát phải tiến hành thẩm vấn tại phòng tập thể thao của trụ sở.
Người phát ngôn Cơ quan Di trú Dana Sandoval nói rằng các vụ bắt giữ hàng loạt tương tự gần đây cho thấy các tổ chức tội phạm liên quan đến lừa đảo và đánh bạc trực tuyến bất hợp pháp có thể đang tìm cách chuyển hoạt động sang Philippines.
Cũng theo lời nữ phát ngôn viên, giới chức cơ quan di trú và lực lượng thực thi pháp luật đang nỗ lực gấp 3 lần để trục xuất những đối tượng hoạt động phi pháp này khỏi Philippines.
Thiếu tướng cảnh sát Guillermo Lorenzo Eleazar cho biết chính phủ Trung Quốc đã cung cấp thông tin dẫn đến vụ bắt giữ hơn 400 người Trung Quốc trong vụ đột kích hôm 9/10. Những nghi phạm còn lại đến từ Myanmar, Malaysia, Đài Loan, Indonesia...
Vụ bắt giữ đã nâng tổng số lao động nước ngoài bị bắt lên tới gần 1.500, gây ra tình trạng quá tải tại trung tâm giam giữ của Cơ quan Di trú, vốn chỉ đủ chỗ chứa 140 người.
Hồi tháng trước, giới chức Cơ quan Di trú với sự hậu thuẫn của quân đội, đã bắt giữ 324 người Trung Quốc liên quan tới đánh bạc trực tuyến phi pháp và các tội ác khác trong chiến dịch đột kích 8 khách sạn và nhiều cơ sở khác tại tỉnh Palawan, phía Tây Philippines. Nhiều đối tượng trong số này thiếu giấy phép lao động và hộ chiếu, các quan chức cho hay.
Theo news.zing.vn
Công dân Trung Quốc nhận tội đánh cắp bí mật thương mại tại tòa án Mỹ Công dân Trung Quốc Hongjin Tan hôm 12/11 nhận tội đánh cắp bí mật thương mại từ công ty dầu khí Phillips 66 (PSX.N) của Mỹ, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết. Tại phiên tòa hôm 12/11, trong lời bào chữa của mình, Hongjin Tan thừa nhận cố tình sao chép và tải về các tài liệu nghiên cứu và phát triển mà...