Vắng bóng cha, mẹ mất sức lao động, 10x Nghệ An nỗ lực đỗ đại học với điểm số cao
Bố mất sớm, mẹ bị tai nạn lao động, cuộc sống của Mai Ngọc Mạnh không may mắn như các bạn đồng trang lứa, nhưng em lại có nghị lực học tập phi thường.
Sinh ra ở mảnh đất có truyền thống hiếu học Nghệ An, từ khi đi học, Mai Ngọc Mạnh (SN 2001, xã Hưng Lộc, TP. Vinh) luôn trong top học sinh giỏi của trường và lớp. Mạnh từng đạt giải nhì học sinh giỏi Vật lý cấp thành phố năm lớp 9, giải Nhì học sinh giỏi Vật lý cấp tỉnh lớp 11.
Mới đây, em trở thành tân sinh viên Khoa Công nghệ thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội) với số điểm 27,85. Em từng học chuyên Vật lý – trường THPT chuyên Phan Bội Châu.
Mạnh nổi tiếng là chàng trai ngoan ngoãn, học giỏi nhưng kiệm lời, ít chia sẻ. Ít ai biết, những mất mát năm lên 7 biến em thành chàng trai mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn.
Mạnh kể, mẹ bị tai nạn lao động khi em mới tròn 2 tuổi. Năm em lên lớp 2, bố qua đời trong vụ tai nạn giao thông. Dù khi ấy còn nhỏ, nhưng những kỉ niệm về bố vẫn in đậm trong tâm trí em. Mạnh luôn nhớ về người cha với dáng vẻ hiền từ và gần gũi. Em kể về bố mà đôi mắt hấp háy khi bao kỷ niềm tuổi thơ tràn về.
“Dù bận rộn, bố vẫn dành nhiều thời gian cho em và chị gái. Gia đình không mấy dư giả nhưng cuối tuần nào bố cũng đưa hai chị em đi ăn. Bố còn giấu mẹ mua cho em những món đồ chơi mà em thích. Nhiều năm trôi qua, nhưng mỗi lần có ai đó vô tình nhắc về bố, em đều không kìm được cảm xúc”, Mạnh rưng rưng.
Mai Ngọc Mạnh đang là sinh viên khoa Công nghệ thông tin – Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Bố mất, cuộc sống gia đình phụ thuộc cả vào mẹ. Bị mất 31% sức lao động sau tai nạn, thu nhập hiện tại của mẹ em chỉ 3-4 triệu đồng/tháng. Chi phí sinh hoạt của gia đình phải nhờ thêm vào lương hưu của bà ngoại hơn 70 tuổi.
Video đang HOT
Mạnh tâm sự: “Nhiều hôm đi học về, em thấy mẹ ngồi khóc. Em biết mẹ rất buồn và bất lực. Là con trai em không cho phép bản thân yếu đuối, em lặng lẽ ngồi cạnh và luôn muốn là điểm tựa tinh thần cho mẹ”.
Với chàng trai chuyên Lý trường Phan, mỗi cuộc thi dù đạt thành tích cao nhưng cũng là thời điểm em mang trong mình những kỷ niệm buồn.
Mạnh nhớ, trước ngày em thi lên cấp ba một tuần, bà ngoại nhập viện vì bị tai biến. Nỗi lo lắng bao trùm cả gia đình. Thi xong, Mạnh tức tốc chạy ngay đến bệnh viện báo kết quả cho bà. Niềm vui cháu dường như khiến bà bình phục nhanh hơn. Năm đó, Mạnh đỗ vào lớp chuyên Vật lý – Trường THPT chuyên Phan Bội Châu.
Biến cố chưa dừng lại. Ba hôm trước khi thi đại học, mẹ Mạnh phải lên bàn mổ gấp vì khối u xơ cổ tử cung. “Mẹ phát hiện có khối u từ lâu nhưng vì khối u chưa lớn quá, gia đình lại không có điều kiện nên mẹ không mổ ngay. Đến khi bệnh chuyển biến nặng hơn thì mẹ phải nhập viện phẫu thuật gấp”, chàng trai xứ Nghệ chia sẻ.
Biết kết quả thi của mình sẽ là nguồn động viên lớn nhất dành cho mẹ, Mạnh gạt đi tất cả những lo lắng để tập trung làm bài và đạt điểm số cao hơn kỳ vọng.
Nhiều lúc chàng trai 18 tuổi nghĩ: “Giá như được sinh ra trong hoàn cảnh bình thường thì chưa chắc em nỗ lực tới vậy. Tất cả những gì em cố gắng đều là vì gia đình, nhất là vì mẹ”.
Hiện để đỡ đần học phí và các khoản sinh hoạt, Mạnh vừa học vừa làm gia sư ở Hà Nội. Kể từ khi đi học đại học, ngày nào Mạnh cũng gọi điện thoại về cho mẹ và bà. Dự định sắp tới của em là đạt điểm cao trong kì thi giữa kỳ và cuối kỳ để đạt học bổng, cũng như hoàn thành ước mơ trở thành lập trình viên trong tương lai.
Theo VTC
Đường lên đỉnh Olympia và hành trình 19 năm thắp lửa tri thức Việt
Chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 19 khép lại sau trận chung kết đầy cảm xúc với chiếc vòng nguyệt quế thuộc về Trần Thế Trung (THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An).
Chặng đua hồi hộp và đầy cảm xúc chứng kiến cuộc tranh tài của 4 nhà leo núi cừ khôi đến từ Nghệ An, Khánh Hoà, Đắk Lắk và Cần Thơ. Kết quả chung cuộc, Trần Thế Trung (THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) trở thành chủ nhân của vòng nguyệt quế năm nay. Vị trí Á quân thuộc về Nguyễn Hải Đăng (THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa), tiếp theo là Đoàn Nam Thắng (THPT Chuyên Nguyễn Du, Đăk Lăk) và Nguyễn Bá Vinh (THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ).
Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2019 Trần Thế Trung trong buổi trao học bổng và giải thưởng từ ĐH Công nghệ Swinburne (Australia).
Trước khi bước vào vòng đua Về đích, Thế Trung chia sẻ: "Đứng trên sân khấu là ước mơ mà chị gái đã nói với mình từ ngày xưa. Trung đã đoạt được ước mơ của mình dù kết quả ra sao". Thế Trung đã khiến cả trường quay vỡ oà khi chia sẻ về người chị gái đã mất - nguồn động viên, cảm hứng cho cậu đến với Đường lên đỉnh Olympia.
Tại lễ trao học bổng và giải thưởng chung kết Đường lên đỉnh Olympia, ĐH Công nghệ Swinburne dành tặng những phần quà động viên đến các nhà leo núi. Thế Trung nhận học bổng toàn phần với giá trị 150.000 AUD; Hải Đăng nhận học bổng bán phần trị giá 75.000 AUD; Nam Thắng và Bá Vinh đều nhận một chiếc iPad.
Lễ trao học bổng và giải thưởng chung kết "Đường lên đỉnh Olympia".
Bên cạnh suất học bổng toàn phần, Thế Trung còn nhận giải thưởng 35.000 USD từ Thaco - nhà tài trợ chính chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Đại diện ĐH Công nghệ Swinburne chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng những phần quà này sẽ khích lệ cũng như tiếp lửa cho hành trình chinh phục tri thức của các bạn trẻ".
Trong cuộc đua Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 20 vào năm 2020, để kỷ niệm chặng đường 20 năm đồng hành cùng các nhà leo núi, Đại học Công nghệ Swinburne đang dự thảo kế hoạch trao tặng thêm nhiều phần học bổng để động viên, khuyến khích các bạn trên hành trình chinh phục kiến thức.
Các nhà leo núi sau phần thi kịch tính.
Sau 19 năm tổ chức, Đường lên đỉnh Olympia và ĐH Công nghệ Swinburne đã trở thành nơi chắp cánh tri thức cho nhiều thế hệ học sinh Việt, nhận được sự ủng hộ đông đảo khán giả truyền hình. Chương trình ra đời vào năm 1999, bên cạnh giải thưởng 35.000 USD từ nhà tài trợ LG Electronics và VTV3, quán quân đầu tiên Ngọc Minh đã nhận được suất học bổng bán phần của ĐH Công nghệ Swinburne. Tại đây, Minh hoàn thành chương trình kỹ sư chuyên ngành viễn thông và công nghệ thông tin, trở thành một trong số ít sinh viên tiếp tục nhận học bổng toàn phần cho chương trình Nghiên cứu sinh chuyên ngành mạng thông tin của trường.
"Cậu bé Google" Phan Đăng Nhật Minh chia sẻ Swinburne là một trong những ngôi trường hàng đầu về nhóm ngành STEM tại Australia.
Kể từ đó, ĐH Công nghệ Swinburne trở thành ngôi nhà chung các thế hệ quán quân và á quân của Đường lên đỉnh Olympia. Phan Đăng Nhật Minh - "cậu bé Google", nhà vô địch Olympia 17, chia sẻ về cơ hội học tập tại Australia: "Mình đã lên kế hoạch hoàn thành tốt 3 năm học cử nhân tại ĐH Swinburne, sau đó sẽ tiếp tục chinh phục bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại Australia. Học bổng toàn phần tại ngôi trường nổi tiếng về nhóm ngành STEM - ĐH Swinburne, là cơ hội tốt để mình theo đuổi ước mơ và đam mê tại Australia".
Theobảng xếp hạng QS World University Rankings 2018, Swinburne thuộc top 45 trường đại học trẻ uy tín hàng đầu thế giới, xếp thứ 383 trong các trường đại học hàng đầu thế giới. Swinburne đồng thời là một trong những trường đi đầu trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh doanh, thiết kế và đổi mới.
Trong 4 năm liên tiếp, ĐH Kỹ thuật Swinburne nằm trong top 3% các trường đại học hàng đầu thế giới.
Với tiêu chí trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực tiễn để sẵn sàng cho công việc và nền tảng kiến thức vững chắc, ĐH Công nghệ Swinburne luôn tạo cơ hội học tập kết hợp thực tiễn và làm việc cho sinh viên của trường. Các bạn sẽ được thực tập trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, tham gia dự án thực tế của doanh nghiệp hoặc cộng đồng.
Theo Zing
Trần Thế Trung tiết lộ bí kíp trở thành Quán quân Đường lên đỉnh Olympia Vượt qua 3 thí sinh với màn so tài nghẹt thở, Trần Thế Trung đã xuất sắc trở thành quán quân của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19. Đây cũng là món quà ý nghĩa mà nam sinh dành tặng cho người chị gái đã qua đời của mình. Chinh phục cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia Không phải từ khi bước...