Văn phòng Chính phủ kiện toàn đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng
Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Văn phòng Chính phủ đảm trách nhiệm vụ thành viên đầu mối cơ quan này trong mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc.
Sau kiện toàn, đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Văn phòng Chính phủ gồm có 13 thành viên, với Đội trưởng là ông Bùi Danh Tuyên, Phó Giám đốc Trung tâm Tin học. Hai Phó đội trưởng là các ông: Nguyễn Đức Dân, Phó giám đốc Trung tâm Dữ liệu điện tử; Lê Việt Hà, Phó Trưởng phòng An ninh, an toàn thông tin, Trung tâm Tin học.
Đội ứng cứu sự cố có nhiệm vụ thực hiện công tác ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Văn phòng Chính phủ.
Ngoài việc thực hiện công tác ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Văn phòng Chính phủ, Đội ứng cứu còn đảm trách nhiệm vụ thành viên đầu mối của Văn phòng Chính phủ trong mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc. Liên kết, phối hợp với các Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của các đơn vị khác nhằm ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố, dưới sự điều phối của cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố – Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, Bộ TT&TT.
Báo cáo những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; báo cáo Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ kết quả thực hiện nhiệm vụ định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất theo yêu cầu.
Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng có quyền truy cập vào các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, dữ liệu nhật ký của tổ chức, cá nhân bị tấn công để phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố mất an toàn thông tin. Việc thực hiện được đặt dưới sự giám sát của tổ chức, cá nhân bị sự cố, theo chức năng nhiệm vụ được giao và tuân thủ quy định của pháp luật.
Đồng thời, đề xuất Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ điều động nhân sự thuộc các đơn vị của Văn phòng hoặc đề nghị các cơ quan, tổ chức liên quan tham gia phối hợp, hỗ trợ trong ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Văn phòng Chính phủ (khi cần thiết).
Video đang HOT
Một thực tế hiện nay là không tổ chức, đơn vị nào có thể đảm bảo an toàn 100% hệ thống thông tin và các chuyên gia, cán bộ thực thi bảo đảm an toàn thông tin của tổ chức không thể quán xuyến hết mọi vấn đề từ bảo đảm an toàn đến việc ứng phó khi xảy ra sự cố mất an toàn hoặc bị tấn công mạng.
Từ mô hình tổ chức đội ứng cứu sự cố bảo mật trên thế giới, Việt Nam đã phát triển một mô hình riêng là Mạng lưới ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia, thành lập Đội tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia để tham gia ứng cứu xử lý các sự cố nghiêm trọng quốc gia.
Trong Đề án “Đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến 2025″ được phê duyệt hồi tháng 10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã xác định 1 trong những mục tiêu hướng tới của Đề án là xây dựng Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia mạnh về chuyên môn, hoạt động chuyên nghiệp, gắn kết, với các đơn vị thành viên có trách nhiệm, hợp tác, kết nối chặt chẽ, đảm bảo điều phối kịp thời, phối hợp đồng bộ, hiệu quả các lực lượng để ứng cứu sự cố mạng, chống tấn công mạng.
Song song đó, xây dựng các đơn vị, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng của các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổ chức, doanh nghiệp lớn có năng lực chuyên môn cao, hoạt động chuyên nghiệp, tổ chức phòng ngừa hiệu quả, sẵn sàng phản ứng nhanh, ứng phó xử lý kịp thời các sự cố, tấn công mạng.
Việt Nam vào nhóm 25 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu
Thuộc nhóm 25 quốc gia dẫn đầu về Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020, song Việt Nam vẫn cần duy trì vị trí xếp hạng cao trong dài hạn để đạt mục tiêu trở thành cường quốc an ninh mạng.
Việt Nam xếp thứ 4 ASEAN về an toàn, an ninh mạng
Báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020 vừa được ITU công bố. Trong kỳ đánh giá thứ tư này, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 25 trong 194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, thứ 7 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thứ 4 khu vực ASEAN.
Như vậy, so với kỳ đánh giá gần nhất công bố vào năm 2019, xét trên toàn cầu Việt Nam tăng 25 bậc vượt qua Thái Lan để xếp thứ 4/11 quốc gia khu vực ASEAN, chỉ xếp sau Singapore, Malaysia và Indonesia.
Tăng 25 bậc so với kỳ đánh giá năm 2018, Việt Nam có tên trong nhóm 25 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020.
Cụ thể, Việt Nam đạt tổng điểm 94,59/100, với sự cải thiện điểm ở cả 5 trụ cột được ITU đánh giá. Trong đó, bên cạnh 2 trụ cột Pháp lý và Hợp tác đạt số điểm tuyệt đối 20/20, điểm của Việt Nam ở 3 trụ cột Kỹ thuật, Tổ chức, Nâng cao năng lực lần lượt đạt 16,31/20; 18,98/20 và 19,26/20.
Kết quả ấn tượng trên, theo chia sẻ của đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, là nhờ nỗ lực lớn của Việt Nam trong một chặng đường dài, thể hiện rõ qua: quyết tâm chính trị lớn của lãnh đạo cao cấp của Đảng, Chính phủ đối với vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh mạng; nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp, vai trò Bộ Công an và Bộ TT&TT để Việt Nam có một hành lang pháp lý về an toàn, an ninh mạng cơ bản đầy đủ, không thua kém bất cứ nước nào trên thế giới.
Không những thế Việt Nam còn có sáng kiến nỗ lực thực thi hành lang pháp lý. Tại Chỉ thị 14 ngày 7/6/2019 về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai đầy đủ mô hình 4 lớp bảo đảm an toàn thông tin gồm: Lực lượng tại chỗ; Tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; Tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia của Bộ TT&TT.
Trong năm 2020, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ TT&TT, các bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh đã nỗ lực vượt bậc để đưa tỷ lệ đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp từ 0% trong các năm 2019 lên đạt 100% vào cuối năm 2020.
Cùng với đó, việc Việt Nam sớm có chương trình, đề án phát triển bài bản, dài hạn cho nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng và xây dựng Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng "Make in Viet Nam" cũng góp phần nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng của Việt Nam, được ITU ghi nhận và đánh giá cao.
Việt Nam cần tiếp tục duy trì quyết tâm, sự nỗ lực trong dài hạn
Báo cáo GCI 2020 mới được ITU công bố cũng ghi nhận sự cải thiện đáng kể về thứ hạng của các quốc gia châu Á, nhất là các nước ASEAN những năm qua đang có nhiều nỗ lực trong triển khai công tác đảm bảo, an toàn, an ninh mạng.
Đơn cử như: Ấn Độ tăng 37 bậc, từ vị trí thứ 47 năm 2018 lên xếp thứ 10 trong bảng xếp hạng GCI 2020; Hàn Quốc tăng 11 bậc, từ thứ 15 lên thứ 4; Nhật Bản tăng 7 bậc, từ thứ 14 lên thứ 7; Indonesia vươn lên xếp thứ 24 ngay trên Việt Nam, tăng 24 bậc so với kỳ đánh giá công bố năm 2019.
Thành tích nêu trên của các nước trong khu vực châu Á nói chung và ASEAN nói riêng đã cho thấy Việt Nam vẫn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để duy trì thứ hạng trong nhóm 25 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng cũng như hiện thực hóa mục tiêu trở thành cường quốc về an ninh mạng.
Việt Nam đang là một trong số ít quốc gia đã xây dựng được hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa.
Theo đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, việc cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng toàn cầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng - GCI đã khó thì làm sao để duy trì quyết tâm, nỗ lực đảm bảo an toàn thông tin mạng dài hạn, trong 5, 10 năm nữa càng khó khăn hơn.
Cùng với nỗ lực, sự vào cuộc đủ dài, đại diện Cục An toàn thông tin cho rằng, quyết tâm chính trị của Việt Nam phải được tiếp tục duy trì trong 5 - 10 năm tới để nước ta trở thành một cường quốc về an toàn, an ninh mạng, bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.
Thực tế, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã xây dựng được hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa, cho phép Việt Nam có thể tự chủ về công nghệ và giải pháp an toàn, an ninh mạng.
Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục đầu tư phát triển Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) về an toàn, an ninh mạng; hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin "Make in Viet Nam" và phát triển đội ngũ chuyên gia xuất sắc, nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng Việt Nam.
"Tuy nhiên, giống như như hạt mầm cần có mảnh đất tốt, đủ rộng và được tưới tắm qua thời gian mới trở thành cây cổ thụ, các sản phẩm an toàn, an ninh mạng Make in Viet Nam cần được chính người Việt tạo cơ hội được sử dụng, được hoàn thiện để có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra toàn cầu", đại diện Cục An toàn thông tin nhấn mạnh.
Sắp có quy trình ứng cứu, xử lý tấn công mạng cho các báo điện tử Cục An toàn thông tin cũng cho biết, Bộ TT&TT sẽ sớm có hướng dẫn quy trình ứng cứu, xử lý sự cố tấn công mạng cho các cơ quan báo chí. Hai trang báo bị tấn công Những ngày gần đây, các cơ quan truyền thông, báo chí đã phản ánh tình trạng các báo điện tử như VOV, Pháp luật TP.HCM,...