Văn hóa học đường: Có chống lại được các hành vi phản giáo dục?

Theo dõi VGT trên

Nhiều người khi được hỏi vì sao học sinh lại có thái độ lãnh đạm khi bạn bị đánh, họ đã trả lời rằng: nhiều điều tốt, hành vi đẹp hiện nay trong nhà trường chỉ còn lại trong bài giảng

Văn hóa học đường: Có chống lại được các hành vi phản giáo dục? - Hình 1

Trường học không chỉ là trang bị kiến thức cho học sinh, mà còn là nơi rèn đức, luyện tài cho từng học sinh theo học.

Trường học là nơi rèn đức, luyện tài cho từng học sinh

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng cho biết, văn hóa học đường hiện nay đối với giáo dục nước ta là một vấn đề vô cùng quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ – những công dân tương lai sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp.

Xây dựng văn hóa học đường phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trong từng trường học. Nếu môi trường học đường thiếu văn hóa thì không những không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ mà còn làm suy hại đến thế hệ tương lai.

Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để phục vụ xã hội. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là giường cột của nước nhà. Một môi trường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có tài năng, đạo đức.

Trường học không chỉ là trang bị kiến thức cho học sinh, mà còn là nơi rèn đức, luyện tài cho từng học sinh theo học. Trong môi trường này, học sinh phải biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với thầy cô, bạn bè và ngược lại, thầy cô giáo cũng phải biết trách nhiệm của mình đối với các em học sinh, với phụ huynh và xã hội.

Văn hóa học đường được hiểu là các chuẩn mực mang tính đạo đức, thẩm mĩ chi phối hành vi ứng xử của con người trong môi trường học đường, được thể hiện qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động… trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể của hai chủ thể chính là lực lượng giáo dục nhà trường và học sinh/sinh viên.

Quy định rõ ràng cho giáo viên, hiệu trưởng

Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong đó nêu rõ phẩm chất “là tư tưởng, đạo đức, lối sống” của giáo viên trong thực hiện công việc nhiệm vụ.

Giáo viên phải đạt một trong 3 cấp độ sau: mức đạt tức là có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong dạy học và giáo dục học sinh theo quy định; mức khá là giáo viên có phẩm chất, năng lực tự học, tự rèn luyện, chủ động đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ được giao; và mức tốt là có ảnh hưởng tích cực đến học sinh, đồng nghiệp cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông và phát triển giáo dục địa phương.

Về phẩm chất nhà giáo, Thông tư trên cũng quy định có hai tiêu chí để đánh giá: tiêu chí một là đạo đức nhà giáo và tiêu chí hai là phong cách nhà giáo.

Trong thông tư cũng đã quy định xây dựng môi trường giáo dục với các tiêu chí như: Xây dựng văn hóa nhà trường; Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường và thực hiện xây dựng trường học an toàn phòng chống bạo lực học đường.

Đối với các nhà lãnh đạo, Thông tư số 14/2018/TTBGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 Ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. Thông tư quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông là hệ thống phẩm chất, năng lực mà hiệu trưởng cần đạt để lãnh đạo và quản trị trưởng.

Hiệu trưởng phải thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường. Hiệu trưởng phải có trách nhiệm xây dựng văn hóa nhà trường chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định.

Video đang HOT

Hướng tới tạo lập được môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện trong nhà trường và hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về xây dựng văn hóa trường. Hiệu trưởng còn phải là người thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường, tạo lập được môi trường dân chủ trong nhà trường và hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về thực hiện dân chủ trong nhà trường.

Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực nhà trường: tạo lập các mô hình trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường và hướng dẫn, tổ chức hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

Rõ ràng là các quy định của nhà nước, cụ thể đây là Bộ GD-ĐT đối với giáo viên, cán bộ quản lý là hết sức rõ ràng trong việc xây dựng văn hóa nhà trường văn hóa học đường.

Văn hóa học đường: Có chống lại được các hành vi phản giáo dục? - Hình 2

Một trường học có văn hóa phải là một trường học đề cao sự tôn trọng của học trò đối với học trò, học trò với thầy cô giáo.

Phải có dân chủ trường học

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng cho biết, tuy nhiên, khi khảo sát các trường học bằng cách vào các trang Web của nhiều trường phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi chưa thấy các trường phổ thông trung học của thành phố xây dựng bộ tiêu chí văn hóa nhà trường. Và vì thế, có thể nói rằng ba năm đã qua các cơ sở giáo dục phổ thông chưa hết lòng trong việc xây dựng văn hóa học đường trong trường học của mình. Đó cũng là lý do để giải thích hàng loạt những vi phạm không đáng có trong cán bộ quản lý nhà trường, trống đội ngũ giáo viên, học sinh của nhà trường.

Một trường học có văn hóa phải là một trường học đề cao sự tôn trọng của học trò đối với học trò, học trò với thầy cô giáo, thầy cô giáo với thầy cô giáo và nhân viên trong nhà trường, thầy cô giáo với cán bộ quản lý. Nhà trường phải dân chủ. Các trang web của nhà trường cần có chỗ để thầy cô, học sinh phản ánh cả về những điều tốt lẫn những điều xấu xảy ra trong nhà trường.

Từng giáo viên, nhân viên, từng học sinh phải thể hiện tinh thần dân chủ trong trường học.

Theo PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, có lẽ trường học của chúng ta còn thiếu vắng tinh thần dân chủ nên ít có những tranh luận thẳng thắn về những biểu hiện đúng sai trong nhà trường. Quy định về qui chế dân chủ không chỉ có trên giấy tờ mà nó cần được sống trong một môi trường thật của giáo dục thông qua quan hệ giữa lãnh đạo nhà trường với đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh; thông qua cách thức ứng xử giữa thầy và trò, giữa trò và trò.

Chỉ khi nào, mọi thành viên trong trường sẵn sàng “mổ xẻ” mọi hành vi sai trái diễn ra trong trường học và ngoài xã hội mới hy vọng dân chủ học đường đã đi vào cuộc sống trường học. Ở một trường học mà khi một bất công xảy ra không nhận được thái độ phẫn nộ của học sinh và giáo viên thì không thể nói đó là một trường học dân chủ.

Thái độ thờ ơ, phi cảm đối với các hành vi sai trái trong nhà trường hôm nay sẽ là tai họa của ngày mai.

Thầy – trò mối quan hệ cốt lõi của Văn hóa học đường

Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thúy cho rằng, văn hóa ứng xử học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Đã có quá nhiều hành vi thiếu văn hóa của cả học sinh và giáo viên. Văn hóa học đường đang xuống cấp nghiêm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một nền giáo dục.

Hiện nay có rất nhiều người đồng tình với ý kiến này khi cho rằng văn hóa ứng xử học đường đang bị xem nhẹ. Nhà trường chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho học sinh. Thực tế cho thấy trong môi trường học đường, nơi văn hóa được coi trọng, được xây dựng và phát huy lại đang diễn ra những điều thiếu văn hóa.

Trong môi trường giáo dục hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy và trò và quan hệ giữa các trò với nhau. Trong đó mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ cốt lõi nhất để xây dựng môi trường giáo dục.

Những vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong đó có các vụ án hình sự ngày càng gia tăng. Học sinh đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà là những hình ảnh các em học sinh mặc đồng phục tuổi từ 10 đến 18 cầm dao, côn, kiếm và cả súng tự chế hay súng mua chui trên thị trường để “xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh “cho bõ ghét”.

Văn hóa ứng xử giữa học trò với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc biến tướng. Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp, trấn lột, dằn mặt lẫn nhau, thanh toán ân oán cá nhân của học trò làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục.

Vai trò của người thầy trong thực thi văn hóa học đường là rất lớn. Thầy giáo cần phải hướng dẫn các bạn học sinh nên “ăn như thế nào, mặc như thế nào, ứng xử như thế nào, trong nhà ra sao, trong rạp hát làm cách nào” như GS Trần Văn Khê đã nói trong một buổi giao tiếp với học sinh tại một trường học ở thành phố Hồ Chí Minh cách đây cả chục năm.

Nói về việc ứng xử trong quan hệ trò – thầy, GS Khê khuyên răn: “Thầy cô mình cực nhọc, chịu khó soạn bài, giảng bài để trao cho mình kiến thức, cũng như người mẹ cho con một giọt sữa, mớm cho con một miếng cơm. Mẹ cho giọt sữa để nuôi thân thể mình, mớm một ít cơm để mình ăn mình lớn, còn thầy mớm những kiến thức để tư tưởng mình lớn. Dù có chuyện gì không bằng lòng với thầy cũng phải biết tôn sư trọng đạo”.

Không phải là tín đồ cổ vũ học theo noi gương nhưng tôi thấy nhà giáo quả thực cần là một tấm gương để học sinh noi theo. Một trường học sẽ không thể có học sinh tốt nếu không có những thầy cô giáo yêu thương học trò, tận hiến cho nghề nghiệp…

Thật không thể tưởng tượng học sinh chỉ vì một cái nhìn và câu hỏi “nhìn đểu hả” lại xông vào đánh nhau. Hiện tượng đánh nhau trong nhà trường hôm nay lại có cả sự cổ vũ của cả học sinh, kể cả việc học sinh quay video tung lên mạng thay vì xông vào can bạn.

Nhiều người khi được hỏi vì sao học sinh lại có thái độ lãnh đạm khi bạn trong lớp/trong trường bị đánh, họ đã trả lời rằng: nhiều điều tốt, hành vi đẹp hiện nay trong nhà trường chỉ còn lại trong bài giảng – tương phản với hiện trạng phũ phàng được phô bày hàng ngày, hàng giờ ở quá nhiều ở ngoài trường học.

Văn hóa học đường: Có chống lại được các hành vi phản giáo dục? - Hình 3

Học sinh chỉ vì một một cái nhìn và câu hỏi “nhìn đểu hả” lại xông vào đánh nhau.

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng cho rằng, nếu trong trường học, học sinh được học (và hành) về tình thương yêu con người – một đức tính cao đẹp không chỉ riêng của con người nhưng lại đậm chất con người của riêng loài người – thì khó có thể xảy ra các hiện tượng phản cảm như trên.

Làm thế nào để chống lại các hành vi phản giáo dục trong trường học?

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng cho rằng, nhà trường, các chủ thể trong trường học phải làm thế nào để chống lại các hành vi phản giáo dục trong trường học. Tất nhiên, trước tiên là cần phải có qui định – qui định để dựa vào đấy mà xử lý, nhưng quan trọng hơn là cần phải tổ chức cho học sinh, giáo viên có thể thể hiện văn hóa học đường trên thực tế (các chatroom trên website, các câu lạc bộ, hoạt động của đoàn thanh niên, mời các diễn giả nói chuyện về văn hóa ứng xử…).

Nói về văn hóa ứng xử trong nhà trường là nói về cái đẹp, nói đến điều thiện, và trước hết học trò phải xử sự như thế nào cho đúng trong quan hệ với bạn, với thầy cô giáo, theo PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, ngày nay, nhiều trường học đã tổ chức những buổi học kỹ năng giúp cho những nhà giáo, học sinh nhiều kinh nghiệm quí giá để hoàn thiện bản thân và giúp thầy cô giáo dục học sinh của mình về văn hóa ứng xử trong trường học và rộng hơn là ngoài cuộc sống. Thầy cô giáo cũng phải học như học sinh – kĩ năng học tập suốt đời là một trong “trụ cột” của giáo dục Thế kỉ XXI.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Sáng 2/12, Bộ GD&ĐT tổ chức Tọa đàm "Mô hình văn hóa ứng xử trong trường học" với sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học cùng các đại biểu đại diện cho các cơ sở giáo dục trong cả nước.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - Hình 1

Quang cảnh buổi tọa đàm

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết: Văn hoá học đường là một môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm cao với đất nước, với gia đình và bản thân.

Xây dựng văn hoá học đường phải được coi là vấn đề trọng tâm trong mỗi cơ sở giáo dục, ở đó diễn ra quá trình tương tác giữa thầy cô với học sinh, sinh viên, giữa thầy cô với nhau và giữa học sinh, sinh viên với nhau. Một thành tố quan trọng để làm nên văn hóa học đường đó là hành vi văn hóa ứng xử trong các nhà trường.

Văn hóa ứng xử trong trường học sẽ tạo môi trường và động lực để phát triển, hoàn thiện nhân cách, đạo đức, trí tuệ và lối sống tốt đẹp của nhà giáo, học sinh, sinh viên; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - Hình 2

Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại tọa đàm

Việc xây dựng mô hình văn hoá ứng xử trong trường học là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng văn hóa học đường và trở thành yêu cầu cấp thiết trong việc góp phần thực hiện khâu đột phá chiến lược về phát triển nhanh nguồn nhân lực trong những năm tới.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh: Dù đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên, văn hóa ứng xử trong cơ sở giáo dục hiện nay cũng còn những bất cập. Môi trường văn hoá học đường bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực... Dư luận xã hội có nhiều quan ngại về sự xuống cấp của môi trường văn hóa xã hội nói chung và đã ảnh hưởng không nhỏ trong môi trường học đường.

Có nhiều nguyên nhân của tình trạng kể trên nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là, ở cả cấp độ chính sách lẫn cấp độ tổ chức thực hiện, chưa có sự quan tâm thỏa đáng đến việc xây dựng văn hoá ứng xử học đường.

Do đó, trong những năm qua, ngành GD&ĐT đã cụ thể hóa bằng hệ thống các căn bản chỉ đạo một cách đồng bộ nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, nề nếp, kỷ cương đó chính là tạo nên môi trường văn hóa học đường.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - Hình 3

Các đại biểu tham dự tọa đàm

Cụ thể, năm 2018 Bộ GD&ĐT đã tham mưu để Thủ tướng ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025". Sau 3 năm chỉ đạo triển khai Quyết định số 1299, Bộ đang xây dựng báo cáo sơ kết để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Để việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học đi vào thực chất, ngành Giáo dục mong muốn toàn xã hội cùng triển khai một cách khoa học, đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp các giải pháp tạo ra môi trường văn hóa học đường an toàn, lành mạnh qua đó góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước.

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã chia sẻ, trao đổi và thảo luận đánh giá, phân tích đúng thực trạng văn hoá ứng xử trong trường học hiện nay, mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. Trong đó, quan tâm tới việc phân tích những biểu hiện, nguyên nhân của vấn đề.

Cùng với đó, các đại biểu đã đề xuất khuyến nghị những vấn đề nhằm xây dựng văn hoá học đường trong thời gian tới; đề xuất những tiêu chí nhằm xây dựng mô hình văn hóa ứng xử trong trường học, từ đó để có được sự đồng thuận trong nhận thức, sự thống nhất trong hành động và tạo sự chuyển động mạnh mẽ về văn hoá học ứng xử trong mỗi nhà trường, mỗi thầy giáo, cô giáo và học sinh, sinh viên.

Năm 2018, Bộ GD&ĐT đã tham mưu để Thủ tướng ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025". Sau 3 năm chỉ đạo triển khai Quyết định số 1299, Bộ đang xây dựng báo cáo sơ kết để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trong chuỗi hoạt động triển khai Quyết định số 1299, Bộ GD&ĐT tổ chức buổi Tọa đàm "Mô hình văn hóa ứng xử trong trường học" với mong muốn nhận được đánh giá và chi ra được tiêu chí để xây dựng mô hình văn hóa ứng xử trong trường học của các chuyen gia và các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ thi thể không nguyên vẹn: Lời khai rợn người của gã chồng giết vợVụ thi thể không nguyên vẹn: Lời khai rợn người của gã chồng giết vợ
10:27:09 21/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên chính thức tái xuất với thái độ gây xôn xao, cuộc chiến giành gia tài căng nhất Cbiz bắt đầuChồng cũ Từ Hy Viên chính thức tái xuất với thái độ gây xôn xao, cuộc chiến giành gia tài căng nhất Cbiz bắt đầu
13:33:57 21/02/2025
Mờ mắt vì tiền, buông lỏng quản lý (Kỳ 1)Mờ mắt vì tiền, buông lỏng quản lý (Kỳ 1)
10:01:13 21/02/2025
Sao Việt 21/2: Tóc Tiên kỷ niệm 5 năm cưới, Hồ Ngọc Hà đẹp sang chảnhSao Việt 21/2: Tóc Tiên kỷ niệm 5 năm cưới, Hồ Ngọc Hà đẹp sang chảnh
10:09:41 21/02/2025
Dàn WAGs Việt ai kiếm tiền giỏi nhất: Chu Thanh Huyền "flex"cả tỷ, hai ái nữ cựu chủ tịch Sài Gòn FC còn đỉnh hơnDàn WAGs Việt ai kiếm tiền giỏi nhất: Chu Thanh Huyền "flex"cả tỷ, hai ái nữ cựu chủ tịch Sài Gòn FC còn đỉnh hơn
11:43:38 21/02/2025
Á hậu sinh năm 2000 dính tin đồn đã bí mật sinh con 5 tháng, tái xuất với body "ná thở" gây kinh ngạcÁ hậu sinh năm 2000 dính tin đồn đã bí mật sinh con 5 tháng, tái xuất với body "ná thở" gây kinh ngạc
12:36:55 21/02/2025
Vợ chồng MC Quyền Linh phản ứng thế nào khi xem Lọ Lem phản pháo antifan?Vợ chồng MC Quyền Linh phản ứng thế nào khi xem Lọ Lem phản pháo antifan?
13:20:32 21/02/2025
Mỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với NgaMỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với Nga
10:49:24 21/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Rầm rộ danh tính 1 người đẹp nghi được "dọn đường" nối gót Kỳ Duyên thi Miss Universe 2025

Rầm rộ danh tính 1 người đẹp nghi được "dọn đường" nối gót Kỳ Duyên thi Miss Universe 2025

Sao việt

14:57:14 21/02/2025
Miss Universe Vietnam đang khiến người hâm mộ sắc đẹp xôn xao khi liên tục đăng tải những hình ảnh đầy ẩn ý về cuộc thi Miss Universe Vietnam 2025 sắp diễn ra.
Ukraine ban bố cảnh báo không kích quy mô lớn

Ukraine ban bố cảnh báo không kích quy mô lớn

Thế giới

14:46:06 21/02/2025
Theo bản đồ không kích của Ukraine, tại tất cả các khu vực ngoại trừ Vinnytsia và Zhytomyr, báo động không kích đã được ban bố sau 6 giờ sáng ngày 20/2.
Chấm bài học sinh lớp 1, giáo viên vội vàng tìm thuốc đau đầu để uống: Gen Alpha cỡ này, Gen Z không có tuổi!

Chấm bài học sinh lớp 1, giáo viên vội vàng tìm thuốc đau đầu để uống: Gen Alpha cỡ này, Gen Z không có tuổi!

Netizen

14:39:58 21/02/2025
Nếu có một cuộc thi Ai là người sáng tạo nhất thì chắc chắn học sinh tiểu học sẽ là ứng cử viên nặng ký. Đề bài ra một đằng, nhưng qua tay các thiên tài nhí thì lại biến thành một tác phẩm hoàn toàn khác,
MXH tràn ngập clip Hoàng Cảnh Du đưa gái lạ du lịch Phú Quốc, chuyện tình với Địch Lệ Nhiệt Ba nghi đã "toang"

MXH tràn ngập clip Hoàng Cảnh Du đưa gái lạ du lịch Phú Quốc, chuyện tình với Địch Lệ Nhiệt Ba nghi đã "toang"

Sao châu á

14:09:05 21/02/2025
Tối 20/2, theo tờ Sohu, dân tình Trung Quốc xôn xao khi 1 tài khoản MXH tung clip Hoàng Cảnh Du đi nghỉ dưỡng ở đảo Phú Quốc cùng 1 cô gái lạ.
Cách tẩy da chết an toàn cho người da dầu mụn

Cách tẩy da chết an toàn cho người da dầu mụn

Làm đẹp

13:26:46 21/02/2025
Bước dưỡng ẩm sau khi tẩy da chết rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp làn da dễ thẩm thấu các dưỡng chất hơn. Tránh để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để bảo vệ da không bị nhạy cảm, bắt nắng, kích ứng nhiều hơn.
Tháng 3 "bùng nổ" tài lộc: Top 3 chòm sao thăng hoa sự nghiệp, "tiền vào như nước"!

Tháng 3 "bùng nổ" tài lộc: Top 3 chòm sao thăng hoa sự nghiệp, "tiền vào như nước"!

Trắc nghiệm

12:23:12 21/02/2025
3 chòm sao này gặp nhiều may mắn trong tháng 3.Top 3 chòm sao gặp nhiều may mắn trong tháng 2 Âm lịch Thần Tài cùng Ông Tơ Bà Nguyệt
Vẻ đẹp của loài ốc xoắn vách quý hiếm ở Việt Nam

Vẻ đẹp của loài ốc xoắn vách quý hiếm ở Việt Nam

Lạ vui

12:17:36 21/02/2025
Ốc xoắn vách là một loài ốc quý hiếm, có trữ lượng ít của Việt Nam. Loài ốc này không chỉ có giá trị khoa học mà còn có giá trị thẩm mỹ cao.
Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh vảy nến

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh vảy nến

Sức khỏe

12:10:41 21/02/2025
Bệnh vảy nến gây ra những mảng da đỏ, ngứa ngáy, có vảy ở trên và thường xuất hiện ở những vùng da hay bị ma sát như đầu gối, khuỷu tay, thân mình và da đầu. Đây là một bệnh lý mạn tính và chưa có thuốc đặc trị.
Lên đồ 'cực chất' ngày hè với quần shorts

Lên đồ 'cực chất' ngày hè với quần shorts

Thời trang

12:03:47 21/02/2025
Phụ kiện như giày loafer, giày thể thao hay túi xách da cũng sẽ giúp bộ trang phục thêm phần sang trọng và phong cách. Đây là một sự kết hợp linh hoạt, vừa phù hợp với các buổi gặp gỡ bạn bè, dạo phố, hay thậm chí là đi làm vào những ng...
Dấu mốc chưa từng có trong lịch sử điện ảnh Mỹ

Dấu mốc chưa từng có trong lịch sử điện ảnh Mỹ

Hậu trường phim

11:47:51 21/02/2025
Lần đầu tiên, tỷ lệ phim doanh thu cao nhất có nhân vật chính là nữ bằng với tỷ lệ phim có nhân vật chính là nam trong năm 2024 vừa qua tại thị trường Mỹ.
Cam thường tóm dính vợ Việt kiều của Nguyễn Filip, nhan sắc mẹ hai con không cần make up vẫn "không đùa được đâu"

Cam thường tóm dính vợ Việt kiều của Nguyễn Filip, nhan sắc mẹ hai con không cần make up vẫn "không đùa được đâu"

Sao thể thao

11:42:36 21/02/2025
Aneta Nguyễn - vợ của thủ môn Nguyễn Filip là nàng WAG mới nổi của làng bóng đá Việt Nam. Kể từ khi Filip được nhập quốc tịch Việt Nam và thi đấu cho đội tuyển quốc gia, Aneta Nguyễn cũng được dân tình quan tâm nhiều hơn.