Vẫn duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT
“Bỏ thi tốt nghiệp THPT, chất lượng giáo dục sẽ đi xuống” là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển hồi đáp lại ý kiến có nên bỏ thi tốt nghiệp của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Tại cuộc họp do Mặt trận tổ quốc VN tổ chức ngày 31/7, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan có đến dự và nêu vấn đề đề nghị ngành giáo dục suy nghĩ, nghiên cứu và trả lời: có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Chiều 1/8, Bộ GD-ĐT đã trao đổi xung quanh ý kiến này. Chủ trì cuộc họp là Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển.
Quan trọng, cần thiết
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: “Vấn đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH nói riêng và thi – kiểm tra, đánh giá nói chung trong nhà trường phổ thông là một trong những mắt xích quan trọng của quá trình dạy học, có tác động lớn đến việc dạy và học cũng như liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của nhiều đối tượng trong xã hội.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trả lời báo chí chiều 1/8.
Thi tốt nghiệp THPT là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình dạy học. Việc thi tốt nghiệp không chỉ đem lại kết quả để quyết định học sinh đỗ hay trượt tốt nghiệp THPT mà còn có chức năng khuyến khích, tạo động lực cho người học, giúp người học tiến bộ không ngừng.
Kỳ thi còn giúp cung cấp cho giáo viên, nhà quản lý những thông tin phản hồi hữu ích, giúp điều chỉnh quá trình dạy học và quản lý để cùng đạt mục tiêu dạy học ngày càng cao.
Đây là kỳ thi cuối cùng trong giai đoạn giáo dục phổ thông nên nó càng quan trọng và cần thiết cho dù các kỳ thi số thí sinh trượt tốt nghiệp chiếm một tỷ lệ nhỏ. Chính vì thế, lâu nay vấn đề này trở thành điểm nóng thu hút nhiều trí lực, gây nhiều băn khoăn, trăn trở cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục”.
- Vậy ngành giáo dục đã làm gì để kỳ thi phản ánh thực chất việc dạy và học trong trường phổ thông, thưa Thứ trưởng?
- Trong những năm qua, thực hiện tinh thần Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 1/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, kỳ thi tốt nghiệp THPT đã từng bước được nghiên cứu, cải tiến theo hướng ở tất cả các khâu từ ra đề, coi, chấm thi và nhận xét đánh giá.
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013.
Đặc biệt, chú trọng việc tổ chức thi và kiểm tra nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng và đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh trung học. Đồng thời tăng quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm của các sở GD-ĐT trong việc thành lập các hội đồng coi thi, chấm thi, thanh tra, xét duyệt kết quả tốt nghiệp.
Với những cải tiến, đổi mới nêu trên cùng thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, chất lượng giáo dục phổ thông đã có chuyển biến theo hướng tích cực. Vì vậy, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT ngày càng chính xác hơn.
Video đang HOT
Bộ cũng đang tính toán việc cải tiến thi tốt nghiệp sao cho gọn nhẹ, hiệu quả mà vẫn đảm bảo được mục tiêu và yêu cầu của kiểm tra đánh giá. Đây là việc làm rất khó, cần giải quyết đồng bộ với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học,… Đổi mới có lộ trình, trên cơ sở nghiên cứu một cách thận trọng.
- Bộ GD-ĐT căn cứ vào đâu để nói tỷ lệ tốt nghiệp THPT ngày càng chính xác hơn, thưa Thứ trưởng?
- Đó là kết quả từ việc chúng ta đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong cả dạy và học, thi cử. Cần thẳng thắn rằng dù Bộ GD-ĐT có họp, chỉ đạo các địa phương làm nghiêm túc nhưng năm nay tỷ lệ tốt nghiệp THPT nhiều địa phương cao chót vót là chưa thực chất.
Nhiều địa phương đang có tỷ lệ tốt nghiệp cao quá, nay làm nghiêm tỷ lệ giảm là dễ hiểu. Khi chất lượng dạy và học được nâng lên, tỷ lệ tốt nghiệp nâng lên mới là chuyện bình thường.
Riêng câu hỏi bao giờ việc dạy và học đúng là thực chất rất khó trả lời chính xác khi nào.
Không thi tốt nghiệp, chất lượng giáo dục đi xuống
- Ý kiến của Bộ về việc bỏ thi tốt nghiệp THPT như thế nào, thưa Thứ trưởng?
- Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đề nghị ngành giáo dục suy nghĩ, nghiên cứu xem có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không.
Không chỉ ở VN, nhiều nước vẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông nhằm xác nhận chất lượng và hiệu quả đầu tư quốc gia, còn tuyển sinh vào ĐH-CĐ thường giao quyền tự chủ cho nhà trường.
Ở Mỹ, số lượng bang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đang ngày càng tăng lên. Năm 2005 có 22 bang, đến 2010 có 28 bang. Có nước đã thực hiện việc bỏ thi tốt nghiệp như Nga nay đang cân nhắc việc khôi phục trở lại kỳ thi này.
Nhưng cũng có những nước đang cân nhắc việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy việc duy trì hay không kỳ thi tốt nghiệp THPT cần phải được nghiên cứu, cân nhắc rất kỹ.
Thực tế ở nước ta, các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH có nhiều điểm tương đồng nhưng được tổ chức khá gần nhau vì thế có thể gây nhiều bức xúc xã hội. Vấn đề đặt ra ở đây là cần suy nghĩ để đổi mới đồng bộ cả thi – công nhận tốt nghiệp THPT với tuyển sinh ĐH-CĐ.
Có thi tốt nghiệp hay không, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tâm lý tự giác, quan niệm bằng cấp, có muốn thi tuyển lấy người tài thực sự,…
Nếu cần người có năng lực thật thì thi cử sẽ nhẹ nhàng hơn. Lúc đó do nhu cầu, người học phải tự học.
Bộ GD-ĐT đã và đang tổ chức nghiên cứu và đưa định hướng đổi mới các kỳ thi công nhận tốt nghiệp THPT cũng như tuyển sinh ĐH vào Đề án Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục – Đào tạo Việt Nam cũng như Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015. Sau khi các đề án này được thông qua, phê duyệt, Bộ sẽ công bố phương án đổi mới để xin ý kiến rộng rãi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trước khi quyết định chính thức.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay nếu không thi tốt nghiệp THPT chất lượng dạy và học sẽ đi xuống.
Theo Vietnamnet
Thanh tra Bộ Giáo dục trần tình việc thí sinh xả phao thi
"Do cán bộ coi thi trong lúc thu bài ít quan tâm đến học sinh nên các em có hành động như nhà báo nêu" - đại diện Bộ GD - ĐT giải thích về hình ảnh phao thi xuất hiện tại nhiều Hội đồng những ngày qua.
Vào lúc 17h chiều qua (4/6), sau khi kết thúc môn cuối cùng trong kỳ thi tốt nghiệpTHPT năm 2013, Bộ GD - ĐT đã tiến hành họp báo công bố tình hình tổ chức thi và giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan.
Hiện tượng thí sinh mang phao thi đã giảm?
Trong cuộc họp chiều nay, ông Phạm Ngọc Trúc - Phó chánh thanh tra Bộ GD - ĐT cho rằng: "Qua kỳ thi tốt nghiệp năm nay, chúng tôi đánh giá hiện tượng thí sinh mang phao thi đã giảm".
Nhưng khi các phóng viên đặt câu hỏi về những hình ảnh phao thi còn vứt tràn lan xung quanh các hội đồng, vị lãnh đạo này cho biết: "Do cán bộ coi thi trong lúc thu bài ít quan tâm đến học sinh nên các em có hành động như nhà báo nêu. Theo quy chế, nếu thí sinh đã thi xong, chưa ra khỏi khu vực thi, ném phao ra ngoài thì vẫn bị xử lý kỷ luật, vì đó là tài liệu đã mang vào phòng thi".
Ông Phạm Ngọc Trúc - Phó chánh thanh tra Bộ GD - ĐT tại buổi họp báo chiều 4/6.
Còn đối với trường hợp phao thi được phát hiện nằm ngay trong ngăn bàn tại các phòng thi tại Hội đồng trường THPT Lam Sơn (Thanh Hóa), ông Phạm Ngọc Trúc giải thích: "Sở GD - ĐT tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo sự việc này với Bộ GD - ĐT. Đó là do buổi trưa nhiều học sinh từ xa đến thi có nghỉ lại trường, mang tư trang tài liệu ra xem, sau đó bỏ lại trong phòng thi. Sở GD - ĐT cũng đã lập tức chấn chỉnh để buổi thi sau không còn có tình trạng này".
Trong Thông báo về tình hình thi tốt nghiệpTHPT năm 2013 của Bộ GD - ĐT thống kê trên cả nước chỉ có 49 thí sinh vi phạm quy chế thi bị xử lý kỷ luật đình chỉ thi do mang tài liệu, điện thoại di động vào phòng thi (chỉ có 1 trường hợp nhờ người thi hộ, số cán bộ bị đình chỉ làm công tác phục vụ thi là 2 người do mạng điện thoại di động vào khu vực thi).
Đối với điểm nóng của kỳ thi trước là Hội đồng THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang), Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Vinh Hiển - Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệpTHPT năm nay cho biết: "Năm 2012, trường THPT Dân lập Đồi Ngô là điểm thi độc lập, năm nay học sinh thi cùng với các trường khác. Theo thông báo đến thời điểm này, chưa có thí sinh nào của trường vi phạm quy chế thi bị xử lý kỷ luật".
Quy chế cho thí sinh mang máy ghi âm ghi hình đã có tác dụng
Một vấn đề cũng được báo chí quan tâm đó là tác dụng của quy chế cho thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình có khả năng thu mà không phát tín hiệu vào phòng thi tốt nghiệpTHPT. Đánh giá hiệu quả của quy định này, ông Phạm Ngọc Trúc cho biết: "Quy chế này đã đạt được mục đích đặt ra đó là có thêm kênh giám sát hoạt động của thí sinh và giám thị. Điều đó được thể hiện qua số lượng thí sinh vi phạm do cán bộ coi thi chứ không phải thanh tra phát hiện là chủ yếu. Đây là điểm khác so với các năm trước".
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng bày tỏ: "Quy chế này có tác dụng ngăn chặn là chính chứ không phải phát hiện là chính. Bộ GD - ĐT rất mừng vì sau khi kết thúc kỳ thi năm nay chưa thấy có phản ánh vi phạm quy chế thi nghiêm trọng như ởTHPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang)".
Thứ trưởng Bộ GD - DDT Nguyễn Vinh Hiển trả lời thắc mắc các vấn đề liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Tuy nhiên, trong cuộc họp, đại diện của một đơn vị báo chí có thông tin: Trên trang mạng xã hội có tên Những người ôn thi đại học, vào ngày 3/6 có đăng tải đoạn chia sẻ xuất hiện clip tiêu cực ở Hà Đông, và THPT Phùng Khắc Khoan (Hà Nội), và thắc mắc liệu Bộ GD - ĐT đã biết việc này chưa?
Nhà báo này cũng cho biết đoạn chia sẻ này còn nhận được rất nhiều ý kiến bình luận của học sinh. Trong đó gần như 100% các bạn đều phản đối việc quay clip tiêu cực, thậm chí còn mạnh miệng tuyên bố nếu phát hiện người nào quay sẽ đập chết. bộ có biết việc này không, học sinh phản hồi 100% phản đối clip tiêu cực, nếu phát hiện người nào quay clip sẽ đập chết.
Về thắc mắc này, ông Phạm Ngọc Trúc cho biết: "Chúng tôi sẽ cho kiểm tra. Nhưng đây là điều đáng tiếc, bởi năm nay Bộ đã quy định cá nhân có thông tin tiêu cực cần cung cấp với các cơ quan chức năng như đoàn thanh tra để xử lý. Vậy sao lại tung lên mạng?".
Cũng liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định Bộ GD - ĐT không trút trách nhiệm giám sát tiêu cực cho thí sinh, nhiệm vụ chính của các em là vào phòng thi để làm bài. Nhưng các em có quyền được giám sát, bởi nếu giám thị lơ là quy định này sẽ khiến họ có trách nhiệm hơn.
Đề mở sẽ chấm mở
Về cách chấm thi đối với câu hỏi mở trong đề Văn năm nay, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Do câu hỏi mở nên đáp án cũng mở, không bắt chi tiết từng ý, từng câu. Nếu học sinh đưa ra những lập luận hợp lý cho ý kiến của mình vẫn được chấm điểm, không có đáp án cụ thể cho câu hỏi này".
Thứ trưởng cũng chia sẻ quan trọng học sinh thể hiện được quan điểm của mình và có lập luận chặt chẽ. Mặc dù không áp đặt suy nghĩ cho giới trẻ nhưng vẫn sẽ có những chuẩn mực về đạo đức nhất định. Ông cũng nhận định năm sau nội dung các câu hỏi mở thường hay và phù hợp với học sinh hơn, bởi các em đã được làm quen nhiều hơn với tư duy giải quyết vấn đề. Đây vẫn sẽ là hướng ra đề của Bộ GD - ĐT trong các năm tiếp theo.
Không có chuyện lộ đề
Cũng trong buổi họp chiều nay (4/6), báo chí cũng phải ánh sau khi kết thúc buổi thi môn Văn, trong dư luận xuất hiện luồng thông tin về việc bị lộ đề thi. Về vấn đề này, thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định không có chuyện lộ đề. Việc nội dung đề thi trùng với câu hỏi ôn tập là chuyện bình thường bởi đó cũng là kiến thức các em đã được học. Hơn nữa việc nội dung ôn sát với đề thi còn phụ thuộc vào giáo viên, nếu có kinh nghiệm lâu năm và luyện thi giỏi, tình huống này hoàn toàn có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Hiển cũng thể hiện quan điểm: "Bộ GD - ĐT rất không đồng tình khi đưa ra các ý kiến cho rằng lộ đề, gây phản cảm, lo lắng, bất an cho thí sinh đang trong thời gian thi".
Công khai chấm thẩm định
Về vấn đề này, ông Phạm Ngọc Trúc công bố năm nay chắc chắn Bộ GD - ĐT sẽ công khai chấm thẩm định vì việc làm này đã được thông báo từ trước. Kêt quả chấm thẩm định cũng sẽ được thông báo xuống các địa phương, nếu có thắc mắcBộ GD - ĐT sẽ trực tiếp đối thoại.
Như vậy, sau 3 ngày (từ 2-4/6), các thí sinh đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPTnăm học 2012-2013 với 6 môn thi: Văn, Hóa, Sinh, Địa, Toán và Ngoại ngữ (dành cho hệ Giáo dục THPT). Theo đánh giá chung của Bộ GD - ĐT nhìn chung kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định Bộ GD - ĐT vẫn tiếp tục tiếp nhận những phản ánh sai phạmtrong kỳ thi này và sẽ có hướng giải quyết tùy theo mức độ.
AN HOÀNG
Theo Infonet
305 sĩ tử bỏ thi, 15 em bị đình chỉ trong hôm nay Đó là công bố của Bộ GD - ĐT trong Báo cáo nhanh (3/6) kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Bộ cũng cho biết, trong ngày thi thứ hai tiếp tục có hơn 300 thí sinh bỏ thi. Trong ngày thi thứ hai, số thí sinh đến dự thi là942.670, đạt 99,64% (so với ngày đầu có thêm hơn 300 thí sinh...