Vấn đề Biển Đông nóng trước Hội nghị G7
Ngày 9.4, tờ Nikkei Asian Review đưa tin Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault khẳng định Paris không đứng về phía bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nhưng phản đối những hành động làm leo thang căng thẳng ở khu vực.
Thành phố Hiroshima (Nhật Bản) trước thềm hội nghị ngoại trưởng G7 – Ảnh: AFP
Ông Ayrault cùng 6 ngoại trưởng khác thuộc nhóm G7 (gồm Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật, Pháp và Ý) dự kiến sẽ hội đàm tại thành phố Hiroshima của Nhật từ ngày 11 – 12.4.
Chính phủ Nhật sẽ tận dụng cơ hội này để bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Theo đó, giới chức Nhật đang soạn tuyên bố về an ninh biển để công bố cùng với tuyên bố chung sau khi hội nghị kết thúc.
Video đang HOT
Tuyên bố sẽ nhấn mạnh tình trạng quân sự hóa những vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và nêu quan ngại của các nước G7 về những hành động đơn phương thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng khu vực của Trung Quốc, theo Đài NHK.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner hôm qua cũng nhấn mạnh các nước G7 sẽ thảo luận những vấn đề liên quan đến Biển Đông trong những hội nghị sắp tới của nhóm, bất chấp những phản đối của phía Trung Quốc, theo Kyodo News.
Trong lúc tình hình Biển Đông trở thành chủ đề gây tranh cãi giữa Washington và Bắc Kinh, tờ The Washington Post ngày 94 tiết lộ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ hoãn chuyến thăm Trung Quốc, vốn đã được lên kế hoạch diễn ra cùng với đợt công du Philippines và Ấn Độ vào tuần tới.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Nhật nỗ lực đưa vấn đề Biển Đông vào Hội nghị G7
Chính phủ Nhật Bản đang làm việc với 6 quốc gia khác để đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp tới.
Lãnh đạo các nước dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Đức năm 2015 - Ảnh: Reuters
Hãng tin Jiji Press ngày 5.4 dẫn nguồn tin cấp cao ở Tokyo nói rõ Thủ tướng Shinzo Abe sẽ chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh G7, dự kiến diễn ra ở thành phố Shima, miền nam Nhật Bản, vào ngày 26 - 27.5 nên ông muốn khẳng định sự đoàn kết của nhóm (gồm Nhật, Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức và Ý) trong việc giải quyết các vấn đề ở châu Á.
Tokyo hy vọng tuyên bố chung hội nghị sẽ phản ánh quan ngại chung về tình trạng căng thẳng đang leo thang ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Dự kiến trong tuyên bố chung, Nhật cũng muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm tự do lưu thông trên biển, tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp cũng như cảnh báo những hành động phá hoại ổn định khu vực, trong đó có hoạt động bồi đắp phi pháp quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo Kyodo News, trong một cuộc họp song phương hồi cuối tháng 2, phía Trung Quốc đã cảnh báo Nhật không nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị G7 sắp tới vì có thể "ảnh hưởng cải thiện quan hệ song phương". Phía Nhật khi đó lập tức bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc và tuyên bố cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa khu vực.
Tại hội nghị năm 2015 ở Berlin (Đức), G7 đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh: "Các nhà lãnh đạo cực lực phản đối bất kỳ hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng như bồi đắp đất quy mô lớn", nhưng không đề cập đích danh Trung Quốc. Do đó, giới quan sát dự đoán với tư cách là nước chủ nhà lần này, Nhật chắc chắn sẽ tiếp tục nỗ lực đưa quan ngại về Biển Đông và biển Hoa Đông vào tuyên bố chung nhưng dư luận cũng đang quan tâm liệu Trung Quốc có bị nêu đích danh hay không.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Quần đảo tranh chấp Falklands/Malvinas: Phán quyết bất ngờ Ủy ban LHQ về xác định ranh giới thềm lục địa (CLCS) đã làm Argentina vui mừng và khiến Anh thất vọng với phán quyết mới. Quần đảo Falklands/Malvinas cách Anh hơn 14.000 km trong khi cách Argentina 400 km và tranh chấp giữa 2 nước đã dẫn tới cuộc chiến năm 1982 - Ảnh: AFP CLCS chấp thuận đề nghị của Argentina...