“Vạn bữa cơm nghĩa tình” ủng hộ y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch tại TPHCM
Đón nhận tình cảm từ bạn đọc Dân trí, bác sĩ Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 6 TPHCM chia sẻ: Đó là sự yêu thương, niềm tin của đồng bào cả nước gửi về chúng tôi.
Tiếp theo Chương trình “ Vạn lá chắn yêu thương”; “Triệu trái tim – Một ý chí”, được đông đảo bạn đọc Dân trí tham gia, ủng hộ lực lượng y, bác sĩ và những người làm nhiệm vụ tuyến đầu chống dịch, sáng 1/8, với sự chung tay của bạn đọc trong nước và nước ngoài, Báo điện tử Dân trí tiếp tục khởi động chương trình “ Vạn bữa cơm nghĩa tình” – triển khai tại Bệnh viện dã chiến số 6 và số 7 (TPHCM); với mong muốn sẻ chia và nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho lực lượng tuyến đầu chống dịch tại TPHCM.
10.000 suất ăn chất lượng của bạn đọc Báo điện tử Dân trí sẽ được trao tận tay đội ngũ y, bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến số 6 và số 7 (Ảnh: Hữu Khoa).
Chương trình “Vạn bữa cơm nghĩa tình” dự kiến kéo dài trong 10 tuần. Theo kế hoạch, 10.000 suất ăn tổng trị giá 500 triệu đồng, từ nguồn kinh phí bạn đọc ủng hộ, thông qua Báo điện tử Dân trí được trao tận tay đội ngũ y, bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến số 6 và số 7 như mong muốn của lực lượng tuyến đầu chống dịch tại đây.
Trân trọng đón nhận tình cảm của bạn đọc Dân trí, bác sĩ Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 6, chia sẻ suốt thời gian qua, đơn vị cùng các lực lượng tuyến đầu chống dịch tại thành phố nhận được nhiều sự giúp đỡ, ủng hộ từ tổ chức, cá nhân trên cả nước. Những sự ủng hộ này đã tiếp thêm nguồn sức mạnh lớn cho toàn thể nhân viên y tế trong thời điểm hiện tại.
“Đó không chỉ là những suất cơm thông thường mà còn là tình cảm, hơi ấm của người dân TPHCM, đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài gửi về chúng tôi. Những sự gửi gắm ấy giúp tuyến đầu chống dịch có thêm điểm tựa tinh thần để vững tin chiến thắng đại dịch”, ông Phan Minh Hoàng nhìn nhận.
Chương trình “Vạn bữa cơm nghĩa tình” được khởi động từ ngày 1/8, dự kiến kéo dài trong 10 tuần.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền đang công tác tại Bệnh viện dã chiến số 6 tâm sự, những ngày đầu tiên thực hiện nhiệm vụ tại đây, chị nhớ nhất những bữa cơm gia đình. Sau hơn 3 tuần, nỗi nhớ ấy được xoa dịu phần nào bởi sự đồng hành, hỗ trợ của cộng đồng.
“Hiện tại, đội ngũ y, bác sĩ được cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, những phần ăn nhẹ mỗi ngày. Nhưng những phần ăn ngon như hôm nay sẽ là nguồn năng lượng lớn cho anh chị em tuyến đầu”, chị Hiền chia sẻ.
Video đang HOT
Bác sĩ Trần Minh Tuấn, Bệnh viện dã chiến số 7, cho biết trên thực tế, đội ngũ y bác sĩ được đào tạo để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh. Nhưng việc đa dạng hóa bữa ăn để mọi người không phải lặp đi lặp lại những món giống nhau vẫn rất quan trọng.
“Khi nhận thông tin được bạn đọc Báo điện tử Dân trí hỗ trợ phần ăn khác biệt mọi ngày, mọi người đều rất háo hức, mong chờ. Đại diện tập thể anh chị em Bệnh viện dã chiến số 7, xin được gửi lời cảm ơn đến các nhà hảo tâm, bạn đọc của Báo điện tử Dân trí đã quan tâm, chia sẻ tới nhu cầu thiết thực của đội ngũ y, bác sĩ nhằm đảm bảo khẩu vị và sức khỏe anh chị em trong thời gian sắp tới”, bác sĩ Tuấn bày tỏ.
Mọi sự động viên, ủng hộ lúc này đều tiếp thêm sức mạnh cho các nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch (Ảnh: Hữu Khoa).
Tham gia hỗ trợ công tác điều trị, chăm sóc các F0 tại Bệnh viện dã chiến số 7 còn có đoàn y, bác sĩ, điều dưỡng đến từ Hải Dương với 41 thành viên. Sau nửa tháng đồng hành cùng lực lượng y tế TPHCM trong đợt bùng phát dịch thứ 4, sự sẻ chia, đoàn kết bên trong bệnh viện dã chiến, gây ấn tượng mạnh cho các thành viên của đoàn.
Nhớ nhà, nhớ con, nhớ vợ là những cảm xúc suốt quãng thời gian công tác xa được bác sĩ Nguyễn Thế Anh, Trưởng đoàn y, bác sĩ Hải Dương chia sẻ. Anh Thế Anh tâm sự, những bữa ăn do người dân thành phố và cả nước hỗ trợ trong thời điểm này đã giúp anh cùng cả đoàn thêm vững tâm trên mặt trận phòng, chống Covid-19.
“Giống như trong nhà có việc ai cũng phải làm. Bây giờ, thành phố có dịch thì chúng tôi cùng tham gia, không có sự ngại ngùng hay phân biệt, đều là việc chung”, bác sĩ Nguyễn Thế Anh, bộc bạch.
Trái với khung cảnh tĩnh mịch của đường phố TPHCM trong những ngày giãn cách xã hội, bên trong các bệnh viện dã chiến, lực lượng y, bác sĩ làm việc tất bật, không ngừng nghỉ trong đợt bùng phát dịch lớn nhất này.
Những bữa cơm gia đình khi đợt dịch đi qua là một trong những điều họ mong mỏi nhất quãng thời gian này.
Các phần ăn được trao tận tay lực lượng y, bác sĩ tại 2 bệnh viện dã chiến số 6 và 7 trong sáng 1/8 (Ảnh: Hữu Khoa).
Phần ăn được trao đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm với mong muốn hỗ trợ sức lực và tinh thần cho tuyến đầu chống dịch (Ảnh: Hữu Khoa).
Cùng OCB tiếp niềm tin cho đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và quỹ Hy Vọng phát động chiến dịch "Tiếp niềm tin nơi tuyến đầu chống dịch, nhằm trang bị đồ bảo hộ cấp 4 và khẩu trang N95 đạt chuẩn cho các y bác sĩ tuyến đầu.
Từ cuối tháng 4/2021, làn sóng Covid-19 thứ 4 bắt đầu quay trở lại và bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam. Đến nay cả nước đã ghi nhận trên 117 nghìn ca nhiễm. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh số bệnh nhân đã vượt mốc 74.000, cao nhất cả nước. Thành phố sôi động nhất cả nước nay rơi vào trạng thái yên ắng khi người dân đồng loạt tuân thủ Chỉ thị 16 , "ở nhà để chống dịch".
Trong khi đó, ở tuyến đầu, đội ngũ y bác sĩ và tình nguyện viên đang tất tả làm việc không ngừng nghỉ để sàng lọc, theo dõi và chữa trị cho các bệnh nhân Covid-19. Áp lực chống dịch lớn nhất đè nặng lên những "chiến sĩ" áo trắng, áo xanh này. Là nhân tố quan trọng quyết định thành bại của cuộc chiến với Covid-19, các y bác sĩ đối mặt với nhiều khó khăn: Làm việc quá sức, không đủ thời gian và điều kiện cho chế độ ăn ngủ hợp lý, phải xa cách gia đình trong thời gian dài... Những khó khăn này đã được họ chấp nhận, bằng y đức "lương y như từ mẫu". Thế nhưng, nguy cơ nhiễm Covid-19 trong quá trình công tác khi phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân là nỗi lo lớn hơn cả. Không chỉ là mối nguy tính mạng, cứ một bác sĩ trở thành F0 là thêm một chiến sĩ trở thành bệnh nhân và trận chiến lại nghiêng về Covid-19 thêm một chút.
Đội ngũ nhân viên y tế và tình nguyện luôn phải mặc đồ bảo hộ khi làm nhiệm vụ để đảm bảo an toàn cho bản thân và tránh lây nhiễm chéo.
Để ngăn nguy cơ nhiễm virus cho các bác sĩ, nhất thiết phải trang bị các trang phục bảo hộ và khẩu trang đạt chuẩn đầy đủ cho đội ngũ quan trọng này. Nhưng trong tình hình số ca nhiễm ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng trang thiết bị bảo hộ càng tăng theo trong khi nguồn lực cung ứng thì có hạn.
Các "chiến binh áo trắng" tranh thủ nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng sau ca làm.
Thấu hiểu được những khó khăn, hiểm nguy lực lượng tuyến đầu đang gặp phải, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã phát động chiến dịch "Tiếp niềm tin nơi tuyến đầu chống dịch", kết hợp cùng Quỹ Hy Vọng (Hope Foundation). Tất cả người dùng mạng xã hội Facebook đều có thể tham gia. Chỉ cần thay Khung ảnh đại diện (avatar frame) Facebook, OCB sẽ thay mặt người tham gia đóng góp 25.000đ vào Quỹ Hy Vọng. Toàn bộ số tiền sẽ được Quỹ sử dụng để trang bị đồ bảo hộ cấp 4 và khẩu trang N95 đạt chuẩn cho lực lượng y bác sĩ tuyến đầu.
Mỗi ảnh đại diện được thay cũng đồng nghĩa với một lượt đóng góp 25.000Đ vào Quỹ Hy Vọng.
Chiến dịch đầy ý nghĩa này sẽ được triển khai thực hiện trong 2 tuần, từ ngày 27/8 - 10/8/2021 để kịp thời cung ứng đồ bảo hộ cho đội ngũ tuyến đầu chống dịch. OCB mong rằng chiến dịch sẽ thu hút được sự quan tâm của cộng đồng để qua đó góp được hàng ngàn "lá chắn" cho các y bác sĩ đang làm nhiệm vụ ngày đêm, mang đến sự yên bình cho đất nước.
Trong cuộc chiến không của riêng ai, bảo vệ tuyến đầu chống dịch cũng là bảo vệ chính bản thân và những người xung quanh.
Đại diện lãnh đạo OCB chia sẻ: "Hoạt động này nhằm kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ tuyến đầu chống dịch, đồng thời là lời tri ân gửi tới các y bác sĩ, tình nguyện viên không quản ngày đêm giữ vững tinh thần, cùng cả nước vượt qua giai đoạn dịch bệnh khó khăn này".
Chỉ với một hành động nhỏ, cùng nhau, chúng ta sẽ tạo ra những tác động đủ lớn để làm nên chuyển biến đáng mừng trong việc ngăn chặn đại dịch này. Hãy cùng OCB thay đổi ảnh đại diện kèm hashtag #OCB25nam #Tiepniemtinnoituyendauchongdich để chung tay góp sức bảo vệ cho tiền phương chống dịch.
Đoàn kết và sự tích cực không chỉ là thể hiện sự tương trợ lẫn nhau mà còn là sức mạnh đẩy lùi dịch bệnh.
Ngoài chiến dịch "Tiếp niềm tin nơi tuyến đầu chống dịch", ngay từ khi dịch Covid bùng phát trở lại, OCB đã hưởng ứng triển khai các chương trình, hoạt động cộng đồng theo lời kêu gọi từ Chính phủ, NHNN Việt Nam và các cơ quan ban ngành, các địa phương như: Hỗ trợ chi phí lưu trú cho đội ngũ y bác sĩ; Thực hiện trao tặng 7.400 bộ test nhanh Covid 19 cho các bệnh viện dã chiến và khu cách ly trên địa bàn TPHCM; tài trợ kinh phí cho các địa phương khó khăn trên địa bàn TPHCM trong công tác phòng chống dịch bệnh; giảm - giãn lãi vay cho những khách hàng bị ảnh hưởng từ dịch bệnh, cùng nhiều hoạt động thiết thực ý nghĩa khác...
Nâng chất bữa ăn cho y bác sĩ tuyến đầu chống dịch Các y bác sĩ rất cần những bữa ăn đủ dinh dưỡng để tiếp tục công việc đầy vất vả trên tuyến đầu chống dịch. Hiện dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp tại TP.HCM, trong thời gian qua, đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch đã dồn hết sức lực để ngày đêm điều trị cho các bệnh nhân...