Văn bản điện tử cần phải chuẩn hóa
Các cơ quan Nhà nước đã và đang tăng cường hoạt động sử dụng, trao đổi văn bản điện tử nhưng vẫn chưa quan tâm đúng mức tới sự cần thiết phải chuẩn hóa văn bản điện tử để giúp các hệ thống thông tin có thể dễ dàng “nói chuyện” một cách liên thông với nhau.
Văn bản điện tử dần thay thế văn bản giấy
Việc sử dụng văn bản điện tử giúp xử lí công việc nhanh, hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí hơn khi giảm phát hành văn bản giấy. Bởi vậy, thời gian qua, nhiều cơ quan Nhà nước đã tích cực triển khai sử dụng văn bản điện tử.
Điển hình như tại TP HCM, từ đầu năm 2013 đến nay, số lượng văn bản điện tử được Văn phòng UBND Thành phố gửi đến 99 đơn vị là 21.326 văn bản, bình quân khoảng 350 văn bản/tuần. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2013, Văn phòng UBND Thành phố đã tiết kiệm so với cùng kì 2012 được 71% văn bản sao y, 60% chi phí in siêu tốc, gần 450 triệu đồng tiền cước văn thư và hơn 50 triệu đồng tiền giấy in. Mỗi năm, phần mềm Hệ chương trình quản lí văn bản hồ sơ kết nối giữa UBND Thành phố với các đơn vị nhập hơn 90.000 văn bản đến và gần 50.000 văn bản đi, giúp lãnh đạo nắm bắt được quá trình luân chuyển, xử lí hồ sơ, tra cứu nhanh văn bản, đôn đốc thực hiện đúng hạn và hiệu quả các văn bản chỉ đạo điều hành…
Một điển hình khác là tại Thái Bình, ngày 6/5/2013, UBND tỉnh đã ban hành công văn về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trên mạng văn phòng điện tử liên thông tỉnh Thái Bình. Theo đó, từ ngày 1/6/2013, các cơ quan, đơn vị đã tham gia vào hệ thống mạng vãn phòng điện tử liên thông chỉ gửi, nhận dưới dạng giấy một số loại văn bản gồm văn bản mật, tối mật, tuyệt mật, đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, chỉ gửi, nhận dưới dạng điện tử các loại văn bản gồm lịch công tác, giấy mời, giấy triệu tập các cuộc họp, các loại văn bản để biết, để báo cáo, giới thiệu chữ kí, trụ sở làm việc.
Để đẩy mạnh việc triển khai hiệu quả, đồng bộ văn bản điện tử trong các cơ quan Nhà nước, trung tuần tháng 11/2013, Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương từ năm 2014, có ít nhất 55% văn bản được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử và đến hết năm 2015 phấn đấu đạt mức 80% (trong đó văn bản điện tử dạng ảnh quét, số hoá từ văn bản giấy chiếm ít hơn 50% tổng số văn bản điện tử được trao đổi nội bộ).
Video đang HOT
Trước Q1/2014, trừ các loại văn bản có quy định mật, 100% các văn bản, hồ sơ, tài liệu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để giải quyết công việc và 50% văn bản trao đổi giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài bộ hồ sơ giấy, đều phải gửi kèm bản điện tử của toàn bộ hồ sơ văn bản.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường trao đổi văn bản điện tử giữa các đơn vị trực thuộc các Bộ, cấp sở, ban, ngành, quận, huyện tại các địa phương với nhau: Trong năm 2014 đạt 30% số văn bản, tài liệu chính thức hoàn toàn dưới dạng điện tử, 35% số văn bản dưới dạng hỗn hợp điện tử kèm bản giấy; cuối năm 2015 đạt ít nhất 50% số văn bản được trao đổi dưới dạng hỗn hợp.
Trong giai đoạn 2013 – 2015, các Bộ, ngành, địa phương phấn đấu đạt mục tiêu 60% văn bản, hồ sơ chính thức trình lên các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh để giải quyết công việc ngoài bản giấy đều phải gửi kèm bản điện tử của toàn bộ hồ sơ trình; từng bước mở rộng phạm vi áp dụng đối với văn bản trình UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp xã.
Khó trao đổi liên thông nếu không có chuẩn
Đề cập tới câu chuyện văn bản điện tử, hầu hết các cơ quan Nhà nước thường chỉ quan tâm tới việc tăng nhanh số lượng văn bản được trao đổi dưới dạng điện tử chứ chưa hiểu rõ hoặc chưa để ý tới việc phải tạo chuẩn và tuân theo chuẩn cần thiết đối với văn bản điện tử, dẫn tới hiện trạng nhiều hệ thống thông tin hoặc quản lí văn bản không thể trao đổi văn bản điện tử với nhau.
Theo một khảo sát mới đây về hiện trạng sử dụng các phần mềm quản lí văn bản hành chính do Viện Công nghiệp Phần mềm & Nội dung số – Bộ TT&TT tiến hành khảo sát tại 63 đơn vị ở Hà Nội (gồm 42 đơn vị thuộc cấp xã phường và 21 đơn vị cấp quận huyện) thì các phần mềm đều xây dựng kho dữ liệu văn bản điện tử riêng, không cho phép các giải pháp phần mềm khác nhau chia sẻ, trao đổi được dữ liệu văn bản điện tử (trong khi kho dữ liệu văn bản điện tử đúng nghĩa thì phải được sử dụng chung cho mọi hoạt động của cơ quan liên quan tới phần mềm, dịch vụ, chứ không phải chỉ là một bộ phận của bất cứ phần mềm ứng dụng phục vụ tác nghiệp nào). Để khắc phục, một số nơi áp dụng giải pháp xuất văn bản điện tử ra tệp và gửi cho phần mềm quản lí văn bản của cơ quan khác thông qua email. Song cách làm này khiến cho hệ thống thông tin trở nên phức tạp, xuất hiện thêm các nguy cơ mất an toàn an ninh thông tin.
Trước hiện trạng trên, Viện Công nghiệp phần mềm & Nội dung số đã đề xuất các cơ quan Nhà nước phải chuẩn hóa các hoạt động tạo lập, lưu trữ, xử lí và trao đổi văn bản hành chính điện tử; chuẩn hóa và xây dựng kho dữ liệu văn bản điện tử dùng chung, quy định các phần mềm không được thiết kế riêng kho dữ liệu văn bản điện tử mà phải sử dụng dữ liệu của kho chung, và các phần mềm ứng dụng trong cơ quan Nhà nước cần được thiết kế để sử dụng dữ liệu từ kho chung, tuân thủ các chuẩn về tạo lập và xử lí văn bản điện tử.
Cũng liên quan tới vấn đề này, ông Lê Hoàng Ngọc, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đồng Nai đề xuất cơ quan quản lí Nhà nước phải có chuẩn đặc tả đối với phần mềm quản lí văn bản mang tính chất dùng chung để các nhà sản xuất phần mềm có sở cứ thống nhất và thiết kế ra những phần mềm có thể liên thông trao đổi văn bản điện tử với nhau.
Ghi nhận những đề xuất nêu trên, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT, Bộ TT&TT cho biết Bộ TT&TT đã ban hành tiêu chuẩn ở mức khung, hiện đang thu thập ý kiến đóng góp cụ thể về mô tả dữ liệu trường thông tin chi tiết hơn trong việc trao đổi văn bản, trao đổi dữ liệu điện tử để góp phần cải thiện hiện trạng liên thông, trao đổi văn bản điện tử trong các cơ quan Nhà nước, góp phần sớm hiện thực hóa mô hình Chính phủ điện tử tại Việt Nam.
Ngày 4/1/2011, Bộ TT&TT đã ban hành Danh mục Tiêu chuẩn kĩ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước, trong đó có một số quy định tiêu chuẩn đối với văn bản như bắt buộc áp dụng định dạng Plain Text (.txt) đối với các tài liệu cơ bản không có cấu trúc; định dạng Rich Text (.rtf) phiên bản 1.8, 1.9.1 đối với các tài liệu có thể trao đổi giữa các nền khác nhau; định dạng Portable Document (.pdf) phiên bản 1.4, 1.5, 1.6, 1.7 đối với các tài liệu chỉ đọc; định dạng Comma Separated Variable/Delimited (.csv) đối với các bảng tính cần trao đổi giữa các ứng dụng khác nhau… Tuy nhiên, nhiều ý kiến từ các cơ quan Nhà nước đề nghị Bộ TT&TT cần có quy định mô tả chi tiết hơn về các tiêu chuẩn đối với văn bản điện tử.
Theo ICTnews
Hợp tác quốc phòng - an ninh là trụ cột quan hệ song phương
Ngày 20-11, tại Nhà khách Chính phủ ở Thủ đô New Delhi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Sau cuộc hội đàm hai nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Bảo tàng Quốc hội Ấn Độ ở Thủ đô New Delhi
Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những kết quả và Kế hoạch Hành động đã được thông qua tại cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 15 tại New Delhi ngày 11- 7- 2013 và đánh giá cao những đóng góp quan trọng của các cơ chế song phương hiện có nhằm củng cố và mở rộng mối quan hệ song phương hiện nay. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh quyết định thực hiện trao đổi đoàn hàng năm theo "Chương trình Khách quý" giữa Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tăng cường hiểu biết, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trên các lĩnh vực quản trị, chính sách công, thách thức đối với phát triển và vấn đề tăng trưởng kinh tế.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng hợp tác quốc phòng trở thành trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thường xuyên tiến hành đối thoại quốc phòng, huấn luyện, tập trận, tàu Hải quân và Cảnh sát biển thăm lẫn nhau, nâng cao năng lực, trao đổi các cố vấn và giao lưu giữa các cơ quan liên quan của hai nước những năm gần đây. Hai nhà lãnh đạo đề nghị hai bên tiếp tục trao đổi về các điều khoản của khoản tín dụng 100 triệu USD trong lĩnh vực quốc phòng để tạo thêm động lực cho sự hợp tác sẵn có này. Hai bên hoan nghênh việc ký Thỏa thuận về Bảo vệ Tương hỗ đối với Trao đổi Thông tin mật và Biên bản ghi nhớ hiện đang được triển khai về đào tạo sỹ quan hải quân và không quân Việt Nam.
Hai nhà lãnh đạo khẳng định mong muốn và quyết tâm hợp tác nhằm duy trì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở châu Á; nhất trí cho rằng tự do hàng hải ở Biển Đông không nên bị cản trở và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Hai nhà lãnh đạo cũng hoan nghênh các cam kết chung của các bên liên quan về việc tuân thủ và thực hiện Tuyên bố ứng xử của các Bên liên quan ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về sự tăng trưởng ổn định của thương mại song phương hướng tới mục tiêu 7 tỉ đô la Mỹ vào năm 2015. Hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng thương mại song phương lên 15 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020 và thúc đẩy đầu tư giữa hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực như giáo dục, cơ sở hạ tầng, dầu khí, năng lượng, năng lượng mới và năng lượng tái tạo, nông nghiệp, dệt, công nghệ thông tin và dược.
Văn bản hợp tác quan trọng
Hiệp định Vận chuyển Hàng không, Bản ghi nhớ về thành lập Phòng thí nghiệm phục hồi dữ liệu điện tử Indira Gandhi tại Hà Nội, Thỏa thuận về bảo vệ tương hỗ trao đổi thông tin mật, Bản ghi nhớ giữa hai Bộ Tài chính, Thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Hội đồng Nghiên cứu và Công nghiệp Ấn Độ, Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Quản lý Ấn Độ, Bangalore, Bản Ghi nhớ hợp tác Dầu khí giữa PetroVietnam và Công ty OVL Ấn Độ, Bản ghi nhớ về Dự án nhiệt điện Long Phú II giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tập đoàn Tata.
Theo ANTD
70% tiêu chuẩn thực phẩm của Việt Nam phù hợp tiêu chuẩn Codex Ngày 11-11, tại Hà Nội, lần đầu tiên Hội nghị lần thứ 45 Ban kỹ thuật của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (gọi tắt là Ủy ban Codex) đã được tổ chức tại Hà Nội, do Việt Nam và Hoa Kỳ đăng cai chủ trì. Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn...