Vai trò then chốt của nhà trường sư phạm trước đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Xung quanh vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (triển khai từ năm học 2020 – 2021), phóng viên Báo GD&TĐ có cuộc phỏng vấn PGS.TS Mai Xuân Trường, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên).
Nhiều thế hệ sinh viên luôn tự hào vì đã được học tập dưới mái trường sư phạm
Theo ông, các trường sư phạm có vai trò như thế nào trước sự đổi mới chương trình giáo dục phổ thông? Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên) đã thực hiện vai trò đó như thế nào trong thời gian qua?
PGS.TS Mai Xuân Trường: Tôi cho rằng các trường sư phạm có vai trò then chốt trước sự đổi mới chương trình giáo dục phổ thông bởi vì đó là nơi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để thực hiện sự đổi mới này.
Xác định rõ vai trò đó, chúng tôi đã chủ động để giảng viên được tiếp cận việc xây dựng chương trình mới, tham gia các khóa tập huấn về đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá để nắm vững, bổ sung cập nhật vào chương trình đào tạo và biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên phổ thông.
Nhà trường đã xây dựng được hệ thống kết nối với các trường phổ thông để đưa sinh viên đi thực tế môn học, trải nghiệm ở trường phổ thông. Phát triển được cộng đồng học tập, giảng viên của nhà trường đã thường xuyên xuống nghiên cứu thực tế và hỗ trợ giáo viên phổ thông, đồng thời mời giáo viên dạy giỏi về thỉnh giảng các chuyên đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên nhằm nâng cao năng lực cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu trước tình hình mới.
Trường Đại học Sư phạm (ĐH Thái Nguyên) là 1 trong 8 trường sư phạm được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình ETEP).
PGS.TS Mai Xuân Trường, Hiệu trưởng trường ĐH Sư Phạm -Đại học Thái Nguyên
Năm 2019, trường đã phối hợp với 8 Sở Giáo dục và Đào tạo khu vực miền núi phía Bắc tổ chức bồi dưỡng cho 3.191 giáo viên phổ thông cốt cán modul 1 về tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông mới.
Năm 2020, trường phối hợp thực hiện bồi dưỡng đại trà modul 1 và tiếp tục bồi dường 3 modul về hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra – đánh giá, hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cho giáo viên cốt cán.
Ngoài ra, nhà trường đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc và Lạng Sơn tổ chức bồi dưỡng đại trà modul 1 cho giáo viên phổ thông.
Là đơn vị đào tạo ngành sư phạm, nhà trường đã có những chuẩn bị và thay đổi cụ thể gì để đáp ứng nguồn giáo viên trước yêu cầu mới?
PGS.TS Mai Xuân Trường: Để chuẩn bị cho những thay đổi đáp ứng nguồn giáo viên, nhà trường đã thực hiện một số nội dung quan trọng.
Trước hết, nhà trường đã tiến hành đổi mới chương trình đào tạo và chương trình bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực giáo viên trong bối cảnh mới. Phát triển một số chương trình đào tạo trọng điểm theo định hướng chất lượng cao, chương trình đào tạo giáo viên giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh, mở mới một số chương trình đào tạo: Khoa học tự nhiên, Tâm lý học trường học và tiến tới là Lịch sử – Địa lý (đây là một số môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018);
Video đang HOT
Đồng thời, chúng tôi tập trung nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thông qua việc tham gia Chương trình ETEP; Kiểm định các chương trình đào tạo giáo viên, trong đó lựa chọn một số chương trình đào tạo trọng điểm tham gia kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế; Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên sư phạm chủ chốt và giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt thông qua các hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, nhà trường còn thúc đẩy nghiên cứu khoa học giáo dục ứng dụng phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông như nghiên cứu phát triển chương trình giáo dục STEM, phát triển chương trình giáo dục địa phương, nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra – đánh giá năng lực học sinh,…
Từ góc độ của một người quản lý, ông đánh giá thế nào về sự đón nhận của các giảng viên khi nhà trường thực hiện đổi mới trong đào tạo?
PGS.TS Mai Xuân Trường: Giảng viên nhà trường chủ động nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới, tổ chức các hội thảo, seminar về tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông với các trường phổ thông của tỉnh Thái Nguyên.
Họ cũng chủ động tham gia các hoạt động nghiên cứu thực tế tại các trường phổ thông để trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu về đổi mới chương trình giáo dục, xây dựng các bài giảng minh họa…
Sinh viên Quốc tế đang theo học tại trường ĐH Sư phạm
Ông có thể chia sẻ về những thuận lợi cũng như những trở ngại của nhà trường trong quá trình đổi mới đào tạo?
PGS.TS Mai Xuân Trường: Chúng tôi có thuận lợi với sự quyết tâm, đoàn kết trong đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường. Nguồn lực đội ngũ giảng viên của nhà trường có trình độ cao (trên 52% giảng viên có trình độ tiến sĩ), trong đó có 95 giảng viên sư phạm chủ chốt và 12 giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt.
Ngoài ra, nhà trường được tham gia Chương trình ETEP của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Đồng thời, nhà trường cũng có mối quan hệ gắn kết với hệ thống các trường phổ thông trong đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong đổi mới chương trình đào tạo của nhà trường.
Tuy vậy, chúng tôi cũng gặp những khó khăn nhất định: Ngân sách chi đầu tư phát triển các nguồn lực của nhà trường còn hạn chế do nguồn tuyển sinh giảm; kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục phổ thông của một số giảng viên còn hạn chế; năng lực hội nhập quốc tế của giảng viên chưa cao.
Trong thời gian tiếp theo, nhà trường sẽ có kế hoạch và cách làm như thế nào để phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn, thực hiện hiệu quả công tác đổi mới trong đào tạo sư phạm?
PGS.TS Mai Xuân Trường: Chúng tôi xác định nhiệm vụ quan trọng là đổi mới quản trị nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nhà trường sẽ tiếp tục phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình đào tạo liên kết quốc tế; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục, gắn kết nghiên cứu khoa học và chuyển giao kết quả nghiên cứu trong đổi mới giáo dục phổ thông; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và nghiên cứu khoa học; phát triển các chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, hướng tới phục vụ tốt nhu cầu của thị trường lao động và cộng đồng.
Mong muốn của nhà trường là nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên sư phạm, hình thành đội ngũ các chuyên gia giáo dục hàng đầu của đất nước.
Trân trọng cảm ơn ông với cuộc trao đổi!
Những điểm mới nổi bật về giáo dục có hiệu lực từ 1.7
Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7 tới đây có nhiều điểm mới mà giáo viên, học sinh, phụ huynh không thể bỏ qua.
Ở các địa bàn không đủ trường công, học sinh tiểu học trong các cơ sở giáo dục tư thục sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí. Ảnh: Hải Nguyễn
Không còn phụ cấp thâm niên, xếp lương theo vị trí việc làm
Luật Giáo dục năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.7.2020, có nhiều sửa đổi, bổ sung, trong đó có vấn đề tiền lương, phụ cấp thâm niên của giáo viên.
Theo chế độ hiện hành, nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, từ ngày 1.7.2020 tại Điều 76 Luật Giáo dục năm 2019 quy định: Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp, được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định này, giáo viên sẽ không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề mà sẽ được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề.
Tuy nhiên, với những diễn biến hiện tại, nội dung này hiện chưa được thực hiện cho đến khi có quyết định mới.
Nâng trình độ chuẩn của giáo viên
Luật Giáo dục 2019 đã nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và giảng viên đại học.
Cụ thể, trình độ giáo viên mầm non nâng từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm, giáo viên tiểu học từ trung cấp sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên, giáo viên THCS từ cao đẳng sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học, Luật quy định trình độ chuẩn được đào tạo từ đại học lên thạc sĩ.
Đối với nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì sẽ thực hiện theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Sinh viên Sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học
Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Điều 85 Luật Giáo dục 2019. Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học.
Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp và miễn, giảm học phí...
Nếu sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí đã được hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.
Việc này đồng nghĩa là sẽ bỏ miễn học phí với sinh viên sư phạm.
Nghiêm cấm lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ để ép buộc đóng góp
Kể từ ngày 1.7, tất cả giáo viên không được phép lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền/hiện vật.
Ngoài ra, luật cũng quy định thêm các hành vi bị nghiêm cấm khác trong cơ sở giáo dục như: Cấm xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học; cấm xuyên tạc nội dung giáo dục; cấm gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh; cấm hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự; cấm ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Bổ sung loại trường tư thục không vì lợi nhuận
Bên cạnh các loại hình trường công lập, trường dân lập và trường tư thục theo quy định hiện hành tại Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục 2019 đã bổ sung thêm quy định về loại hình trường tư thục không vì lợi nhuận.
Miễn học phí theo lộ trình
Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí. Ở các địa bàn không đủ trường công, học sinh tiểu học trong các cơ sở giáo dục tư thục sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Đối với trẻ em mầm non 5 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo thì được miễn học phí.
Những trẻ em mầm non 5 tuổi không thuộc các đối tượng trên và học sinh THCS sẽ được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định.
Mỗi môn học phổ thông sẽ có một hoặc một số sách giáo khoa
Theo Luật Giáo dục 2019, mỗi môn học giáo dục phổ thông sẽ có một hoặc một số sách giáo khoa, thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật.
Bắc Giang: Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình mới Sở GD&ĐT Bắc Giang yêu cầu đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021 phải đủ về số lượng, được bồi dưỡng nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ảnh minh họa Sở GD&ĐT Bắc Giang vừa ban hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu...