Vai trò lớn của ‘thuyền trưởng’ trong đổi mới giáo dục mầm non
Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non có vai trò quan trọng, giúp giáo viên mầm non biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng.
Một lớp học của Trường mầm non Trương Định (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Thực hiện Đề án của Chính phủ về “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018″ (Đề án 33), hiệu trưởng các cơ sở có vai trò quan trọng, giúp giáo viên mầm non biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng, mang lại hiệu quả cao trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non.
Phải là người “truyền lửa”
“Khi hiệu trưởng chung sức, đồng lòng và cùng giáo viên giải tỏa áp lực thì câu chuyện về đào tạo, bồi dưỡng sẽ trở thành nhu cầu tự thân của mỗi nhà giáo”.
ThS Lê Văn Huy.
Trước khi là Hiệu trưởng Trường mầm non Trương Định (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cô Phạm Thúy Khanh là “ thuyền trưởng” của Trường Mầm non Lê Quý Đôn và Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Quỳnh Mai. Trải qua nhiều môi trường công tác khác nhau, cô Khanh nhận thấy, bên cạnh việc xây dựng một tập thể đoàn kết, cần tạo động lực để giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua hoạt động bồi dưỡng để làm gì?
Thấm nhuần mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án 33, cô Khanh lan tỏa tinh thần tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng đến với tất cả giáo viên trong trường theo phương châm: nói đi đôi với làm. Chủ động dự giờ của giáo viên các khối lớp.
Sau đó, góp ý chi tiết với từng giáo viên về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non để ngày càng tốt hơn. Nhiều chuyên đề, cô tự soạn giáo án rồi lên lớp dạy mẫu để giáo viên cùng thảo luận và rút ra bài học kinh nghiệm. Từ đó áp dụng linh hoạt vào lớp học mà mình phụ trách.
Có thể nói, cô Khanh đã truyền được ngọn lửa đam mê và kích thích được khả năng sáng tạo của mỗi giáo viên bằng việc vừa làm, vừa hướng dẫn tỷ mỷ, cẩn thận. Cô cùng giáo viên xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở, đổi mới sáng tạo. Sau đó, tổ chức cho các lớp đến kiến tập, học tập lẫn nhau.
“Tôi đã phát huy được năng lực sở trường và truyền cảm hứng đến tất cả đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là năng lực sư phạm” – cô Khanh chia sẻ.
Cũng theo Hiệu trưởng Trường Mầm non Trương Định, giờ đây giáo viên trong trường đã chủ động biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng. Điều đó đã trở thành nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên. Hiện, 100% giáo viên trong trường đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
Video đang HOT
Nhiều cô giáo đã chủ động tìm đến các khóa học ngắn hạn về đổi mới phương pháp giáo dục trẻ mầm non. Có những giáo viên tự tìm kiếm video, tài liệu để học tập kinh nghiệm thông qua hình thức online, từ đó áp dụng vào công việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non được tốt hơn.
Với vai trò là Hiệu trưởng, cô Bùi Thị Yên – Trường Mầm non Pú Xi (Tuần Giáo, Điện Biên) đã không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức về chuyên môn và năng lực quản lí, quản trị theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non. Qua đó, dẫn dắt nhà trường ngày càng đi lên. Các giáo viên trong trường yên tâm công tác, bám trường, bám lớp và tâm huyết với nghề.
Cũng từ đó, giáo viên chủ động đi học để đạt chuẩn trình độ giáo viên mầm non theo Luật Giáo dục 2019; đồng thời tích cực tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực sư phạm.
Nhờ vậy mà chất lượng đội ngũ của Trường Mầm non Pú Xi được nâng lên rõ rệt. Nhiều cán bộ, giáo viên tham gia các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, đạt thành tích cao trong dạy – học, được các cấp vinh danh, khen thưởng.
Hiện, trường có hơn 300 trẻ. Các em được ăn bán trú tại trường và được nuôi dưỡng, chăm, giáo dục theo quy định trong Chương trình Giáo dục mầm non. Tỷ lệ huy động trẻ từ 3-5 tuổi đạt 95,9% đảm bảo theo chỉ tiêu kế hoạch giao.
Có được kết quả trên là nhờ sự đóng góp không nhỏ của “thuyền trưởng” Bùi Thị Yên. Cô không chỉ là người chị của tập thể sư phạm Trường Mầm non Pú Xi, mà còn là người mẹ hiền của trên 300 con nhỏ.
Cô Bùi Thị Yên và học sinh Trường Mầm non Pú Xi. Ảnh: Internet.
Hiệu trưởng phải thay đổi
“Từ thực tiễn công tác tôi nhận thấy, hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong phát triển năng lực nghề nghiệp, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Điều đó càng đúng khi chúng ta thực hiện Đề án 33 của Chính phủ. Theo đó, hiệu trưởng phải thay đổi, xông xáo cùng với giáo viên thì mới mang lại giá trị, trên hết là chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ của nhà trường được cải thiện” – cô Yên bày tỏ.
Đồng quan điểm, cô Phạm Thúy Khanh nhận thấy, nếu hiệu trưởng không “xắn tay” cùng giáo viên, không cổ vũ, động viên, tạo môi trường, động lực cho giáo viên thì rất khó “tạo động lực, truyền cảm hứng” để các thầy, cô tự học, tự bồi dưỡng. “Nói cách khác, vai trò của hiệu trưởng rất quan trọng và hiệu trưởng phải chủ động thay đổi để giáo viên cùng thay đổi” – cô Khanh bộc bạch.
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của hiệu trưởng, ThS Lê Văn Huy – Giảng viên Khoa Giáo dục mầm non, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) – cho rằng, nếu hiệu trưởng không thay đổi thì giáo viên sẽ khó thay đổi và cuối cùng trẻ là người thiệt thòi.
Muốn giáo viên tự bồi dưỡng, hiệu trưởng phải là người “truyền lửa”, bắt nhịp cùng giáo viên. Hiệu trưởng cần bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án 33 để định hướng mục tiêu và tạo môi trường cho giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
Ngoài ra, các trường, khoa sư phạm đào tạo giáo viên cần bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên, cán bộ quản lý các khoa, tổ bộ môn giáo dục mầm non. Lựa chọn và cử những giảng viên sư phạm có đủ năng lực, trình độ tham gia trao đổi khoa học, học tập và giảng dạy.
“Như chuỗi dây chuyền, giảng viên chủ chốt tác động đến đến các hiệu trưởng trường mầm non cốt cán. Sau đó, các hiệu trưởng này tiếp tục lan tỏa đến đồng nghiệp và các giáo viên, tạo ra một cộng đồng học tập, tự đào tạo, bồi dưỡng lẫn nhau. Tất nhiên, chúng ta phải kiên trì và cần sự hỗ trợ đồng bộ của các cơ quan quản lý giáo dục từ cấp sở GD&ĐT đến phòng GD&ĐT” – ThS Lê Văn Huy trao đổi.
Bà Tăng Thị Ngọc Mai – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Trà Vinh – cho hay, Sở đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non tại địa phương theo nội dung Đề án 33. Trên cơ sở đó, các phòng GD&ĐT cũng triển khai chủ động xây dựng kế hoạch này, đồng thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm chủ động bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án 33 để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường và của địa phương.
“Chúng tôi chú trọng đổi mới công tác quản lý giáo dục mầm non, nâng cao năng lực tự chủ, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu các cơ sở giáo dục mầm non.
Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, đề án tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non. Cùng với đó, chú trọng bồi dưỡng việc đổi mới phương pháp giáo dục mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Mặt khác, xây dựng kế hoạch đặt hàng đào tạo giáo viên mầm non với Trường ĐH Trà Vinh theo Nghị định số: 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ “Quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm”.
Qua đó, bảo đủ về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, đáp ứng nhu yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trẻ trên địa bàn tỉnh.
Giai đoạn 2023 - 2030: Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Bộ GD&ĐT sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án 'Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2023 - 2030'.
Giai đoạn 2023-2030: Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Tại Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, ngay khi có Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình thực hiện chính sách và góp ý đối với dự thảo chính sách phát triển giáo dục mầm non của địa phương.
Theo đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành cách văn bản quy định thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ về thủ tục thực hiện chính sách sách hỗ trợ ăn trưa, trợ cấp trẻ em con công nhân và hỗ trợ đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp.
Các chính sách đầu tư, ưu tiên phát triển giáo dục mầm non
Bộ GD&ĐT cũng đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP được tốt nhất. Cụ thể, trong 2 năm thực hiện Nghị định, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Chính phủ bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non; tham mưu Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại cơ sở giáo viên mầm non.
Tuy nhiên, sau 2 năm việc thực hiện Nghị định vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Quá trình tham mưu, ban hành văn bản quy định mức hỗ trợ cụ thể theo thẩm quyền ở một số địa phương còn chậm. Đến nay, vẫn còn một số địa phương chưa ban hành Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh quy định việc thực hiện chính sách địa phương. Vẫn còn hơn 20 tỉnh chưa ban hành Nghị quyết Hội đồng Nhân dân quy định mức hỗ trợ cụ thể đối với trẻ em và giáo viên mầm non tại cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở địa bàn có khu công nghiệp.
Cùng với đó, công tác quy hoạch và phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non tại nhiều địa phương chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đưa trẻ đến trường của nhân dân. Các khu công nghiệp, khu đô thị đông dân cư vẫn còn tình trạng thiếu trường, lớp.
Đầu tư cho giáo dục mầm non tại một số địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách hạn hẹp của nhà nước và mới chỉ tập trung cho các cơ sơ giáo dục mầm non công lập. Các ý kiến cũng chỉ ra thu nhập của giáo viên mầm non, nhất là của giáo viên mầm non ngoài biên chế, nhân viên nuôi dưỡng hiện nay còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội, chưa tương xứng với cường độ lao động và tính chất công việc. Đồng thời, mức hỗ trợ chính sách đối với trẻ em và giáo viên mầm non còn thấp.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh khẳng định, Nghị định số 105/2020/NĐ-CP về chính sách phát triển giáo dục mầm non là một văn bản quan trọng. Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo sát sao, các địa phương tích cực tham mưu và triển khai thực hiện; đã có nhiều cách làm, phương pháp để thực hiện Nghị định này.
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non để tham mưu và quy định theo thẩm quyền bổ sung những vấn đề mới, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non.
Học sinh mầm non trong lễ khai giảng năm học 2021-2022.
"Bộ GD&ĐT cũng sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án "Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2023-2030" và Đề án "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030". Bên cạnh đó, chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non; tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; ban hành và tham mưu ban hành các văn bản tháo gỡ khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện chính sách", bà Minh cho hay.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị lãnh đạo các địa phương chú trọng, thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chủ trương, chính sách, các quy định về quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Bảo đảm việc phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non, nhất là các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
Cùng với đó, các địa phương cũng cần quan tâm quy hoạch quỹ đất xây dựng cơ sở giáo dục mầm non trong kế hoạch sử dụng đất của địa phương; có chính sách phù hợp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; tăng cường quản lý và có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm môi trường chăm sóc, giáo dục trẻ lành mạnh, thân thiện và an toàn.
Tăng cường giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên Việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức và xây dựng kỹ năng tham gia giao thông an toàn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) làm 'hành trang' bảo vệ sự an toàn cho học sinh, sinh viên trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày là hết sức cần thiết. Chỉ cần sơ sẩy...