Vaccine chống ung thư của Nga dự kiến chính thức lưu hành đầu năm 2025
Với vaccine chống ung thư, thế giới sắp được chứng kiến một bước ngoặt y học. Đây cũng là minh chứng cho sự tiến bộ vượt bậc trong việc sử dụng công nghệ để bảo vệ sức khỏe con người.
Nga tuyên bố sẽ chính thức lưu hành vaccine chống ung thư vào đầu năm 2025.
Đây là loại vaccine điều trị tiên tiến, dự kiến mang lại hy vọng mới cho hàng triệu bệnh nhân ung thư trên toàn thế giới. Theo các nhà nghiên cứu, vaccine này không chỉ ngăn chặn sự phát triển của khối u mà còn kiểm soát được di căn, một bước ngoặt lớn trong cuộc chiến chống lại căn bệnh hiểm nghèo này.
Bước đột phá từ công nghệ mARN
Theo hãng tin Tass, ngày 15/12, ông Andrei Kaprin, Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu y học quốc gia về X-quang trực thuộc Bộ Y tế Nga cho biết, vaccine chống ung thư do Nga phát triển sẽ được cung cấp miễn phí cho các bệnh nhân ung thư.
Loại vaccine này được tạo ra dựa trên công nghệ mARN, vốn từng được sử dụng để sản xuất vaccine phòng Covid-19 của Pfizer và Moderna.
Vaccine chống ung thư được tạo ra dựa trên công nghệ mARN (Ảnh: Medtour).
Tuy nhiên, thay vì phòng ngừa, vaccine chống ung thư của Nga tập trung vào việc điều trị, nhằm kiểm soát các khối u và di căn ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc ung thư.
Ông Kaprin tiết lộ thêm, vaccine này được phát triển bởi sự hợp tác giữa ba trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Nga: Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật quốc gia Gamaleya, Trung tâm Ung thư Blokhin và Viện nghiên cứu Ung thư Hertsen.
Đây đều là những đơn vị có bề dày thành tích trong nghiên cứu y học, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ Nga.
Hiệu quả đầy hứa hẹn từ các thử nghiệm
Video đang HOT
Ông Alexander Gintsburg, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật quốc gia Gamaleya chia sẻ rằng, các thử nghiệm tiề.n lâm sàng đã cho thấy những kết quả rất khả quan.
Trong các thí nghiệm ban đầu, khối u ác tính không chỉ giảm đi mà còn biến mất hoàn toàn, bao gồm cả các di căn tiềm ẩn. Điều này mở ra hy vọng mới trong việc điều trị các dạng ung thư khó kiểm soát như ung thư phổi, thận và tụy.
“Trong quá trình thử nghiệm tiề.n lâm sàng, khối u ác tính đã biến mất, và không chỉ khối u mà ngay cả các tình trạng di căn cũng biến mất hoàn toàn”, ông Gintsburg cho biết.
Ông cũng nhấn mạnh rằng vaccine sẽ phù hợp với bất kỳ loại ung thư nào, mở rộng phạm vi ứng dụng của công nghệ này.
Các nhà khoa học Nga đang lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng tiếp theo với các loại ung thư phổ biến và khó chữa nhất, bao gồm ung thư phổi tế bào nhỏ, loại ung thư gây t.ử von.g cao nhất trên thế giới.
Theo ông Gintsburg, ung thư phổi tế bào nhỏ khiến 1,3 triệu người t.ử von.g mỗi năm, và việc chọn bệnh lý này làm ưu tiên thử nghiệm không chỉ vì mức độ phổ biến mà còn vì tính khả thi trong điều trị.
Công nghệ cá nhân hóa: Bước tiến vượt bậc
Một điểm đột phá của vaccine chống ung thư này là khả năng cá nhân hóa cao, nghĩa là vaccine sẽ được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân. Theo ông Gintsburg, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích thông tin di truyền của khối u và tạo ra “bản thiết kế” vaccine phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
Quá trình này được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu của bệnh nhân, từ đó AI sẽ đề xuất các thay đổi cần thiết để kháng nguyên trong vaccine có thể tấ.n côn.g chính xác tế bào ung thư.
Điều đặc biệt là vaccine cá nhân hóa này có thể được sản xuất chỉ trong vòng một tuần, giúp rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân, đặc biệt trong các trường hợp ung thư giai đoạn cuối.
Tương lai của điều trị ung thư
Không giống như các loại vaccine phòng bệnh truyền thống, vaccine chống ung thư của Nga được thiết kế để hỗ trợ hệ miễn dịch nhận diện và tấ.n côn.g khối u một cách hiệu quả.
Công nghệ mARN trong vaccine hoạt động bằng cách cung cấp các “hướng dẫn” để cơ thể sản xuất các protein cụ thể, giúp hệ miễn dịch tiê.u diệ.t tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến các mô khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia, nếu thành công, loại vaccine này không chỉ mang lại hy vọng cho các bệnh nhân ung thư mà còn có thể mở ra hướng đi mới trong điều trị các bệnh khác liên quan đến miễn dịch.
Mặc dù đạt được những kết quả bước đầu rất khả quan, nhưng các nhà nghiên cứu Nga vẫn đối mặt với không ít thách thức trong việc đưa vaccine vào thực tiễn. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối sẽ là bước quyết định, nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn của vaccine trước khi lưu hành rộng rãi.
Ông Gintsburg nhấn mạnh rằng, mặc dù vaccine này mang tính cách mạng, nhưng cần có thời gian để thử nghiệm trên quy mô lớn, đặc biệt với các loại ung thư khó chữa như ung thư tụy.
Các viện ung thư hàng đầu tại Nga đã bắt đầu chuẩn bị tham gia vào giai đoạn thử nghiệm tiếp theo, với mục tiêu đưa vaccine đến tay người bệnh sớm nhất có thể.
Cách vaccine ung thư của Nga hoạt động trên cơ thể người
Vaccine ung thư của Nga hoạt động theo công nghệ mRNA - cùng cơ chế của loại vaccine chống lại COVID-19.
Theo TASS, Nga đã phát triển được vaccine chống ung thư và dự kiến đưa vào lưu hành rộng rãi đầu năm 2025. Vaccine sẽ được phân phối miễn phí cho bệnh nhân.
Theo Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu y học X quang thuộc Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, vaccine này được phát triển với sự hợp tác của một số trung tâm nghiên cứu.
Trước đó, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật quốc gia Gamaleya Alexander Gintsburg nói với TASS rằng các thử nghiệm tiề.n lâm sàng đã chỉ ra vaccine có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của khối u và di căn tiềm ẩn.
Hồi tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng bình luận về việc nước này "tiến rất gần đến việc tạo ra cái gọi là vaccine ung thư và thuố.c điều hòa miễn dịch thế hệ mới".
Nga sẽ cung cấp vaccine ung thư miễn phí cho người dân. (Ảnh minh họa)
Cơ chế hoạt động
Ông Dmitry Shcherbakov, Giám đốc Viện nghiên cứu Y học sinh học tại Đại học bang Altai, Nga bình luận về các loại vaccine khác nhau và cơ chế hoạt động của vaccine mRNA.
Thực tế, đã có những vaccine ung thư được sử dụng thành công, ví dụ là các loại vaccine chống HPV, loại virus kích hoạt sự phát triển của ung thư cổ tử cung, nguyên nhân gây t.ử von.g liên quan đến ung thư đứng thứ hai ở phụ nữ.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu vaccine ung thư trên hai hướng khác nhau. Loại thứ nhất là vaccine dựa trên virus oncolytic (virus tiê.u diệ.t tế bào ung thư) không gây bệnh và loại thứ hai là vaccine mRNA.
Loại dựa trên virus oncolytic không phải là vaccine theo nghĩa đen. Nó được phân loại là liệu pháp. Không giống như vaccine, nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh tật, virus tiê.u diệ.t ung thư được thiết kế để điều trị bằng cách tiê.u diệ.t trực tiếp các tế bào ung thư. Đây là loại thuố.c có tác dụng trực tiếp lên khối u, giống như hóa trị.
Đối với vaccine mRNA, loại mà Nga đang phát triển, nó có tác dụng trong cả phòng ngừa và điều trị. Vaccine hoạt động bằng cơ chế mã hóa chuỗi protein của kháng nguyên ung thư trong mRNA, đưa mRNA này vào cơ thể để các kháng nguyên này được sinh ra trong cơ thể và buộc hệ thống miễn dịch phải tấ.n côn.g chúng. Phương pháp điều trị này có thể không hiệu quả đối với tất cả các loại ung thư, vì cần kháng nguyên cụ thể liên quan đến các căn bệnh có thể có cấu trúc khác nhau.
Chống lại nhiều loại ung thư
Theo Interfax đưa tin hồi tháng 7, ông Gintsburg từng nói một loại vaccine ung thư đang được phát triển sẽ chủ yếu được tạo ra để chống lại các loại ung thư không có phương pháp điều trị thỏa đáng. Đến nay, Nga chính thức công bố về loại vaccine ung thư được tạo ra từ công nghệ vaccine mRNA.
"Công nghệ này (mRNA) mang tính phổ quát, nhằm tạo ra loại vaccine được cá nhân hóa không chỉ chống lại mọi loại ung thư mà còn cho mọi cá nhân. Nhưng trước hết, chúng ta sẽ tạo ra loại vaccine chống lại các loại ung thư hiện không có phương pháp điều trị thỏa đáng", ông Gintsburg nói.
Ông cho biết những loại này bao gồm ung thư hắc tố, ung thư phổi không tế bào nhỏ (loại ung thư phổi phổ biến nhất), ung thư tuyến tụy, một số loại ung thư thận và "có thể là một số loại ung thư khác".
Một số quốc gia và công ty trên toàn thế giới cũng đang nghiên cứu vaccine ung thư dựa trên công nghệ mRNA và các công nghệ khác. Năm ngoái, chính phủ Anh ký một thỏa thuận với BioNTech có trụ sở tại Đức để triển khai các thử nghiệm lâm sàng cung cấp "phương pháp điều trị ung thư được cá nhân hóa", với mục tiêu tiếp cận 10.000 bệnh nhân vào năm 2030.
Các công ty dược phẩm Moderna và Merck & Co phát triển một loại vaccine ung thư thử nghiệm. Một nghiên cứu giai đoạn giữa cho thấy sau ba năm điều trị, loại vaccine này giảm một nửa nguy cơ tái phát hoặc t.ử von.g do ung thư hắc tố - loại ung thư da nguy hiểm nhất.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có sáu loại vaccine được cấp phép chống lại virus papilloma ở người (HPV) gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung, cũng như vaccine chống viêm gan B (HBV), có thể dẫn đến ung thư gan.
Trong đại dịch COVID-19, Nga đã phát triển vaccine Sputnik V của riêng mình để chống lại đại dịch và bán cho một số quốc gia. Ông Putin cũng tuyên bố dùng Sputnik.
Phát hiện gen mới hỗ trợ quá trình phát triển vaccine HIV Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã xác định được gen có thể mở đường cho việc phát triển vaccine chống lại HIV và các bệnh khác như ung thư, sốt rét... Nghiên cứu được công bố mới đây của các nhà khoa học Mỹ trên tạp chí Science Immunology đã xóa bỏ thêm một rào cản nữa trong việc phát triển vaccine...