Uy lực hệ thống phòng không Tunguska đang bảo vệ lực lượng Nga ở Ukraine
Hệ thống pháo và tên lửa phòng không tự hành Tunguska-M1 đã bảo vệ quân đội Nga kể từ khi bắt đầu xung đột ở Ukraine như thế nào?
Hệ thống súng phòng không/tên lửa đất đối không Tunguska. Ảnh: Sputnik
Tunguska hoạt động như thế nào?
Bộ Quốc phòng Nga ngày 10/8 công bố đoạn phim ghi lại cảnh hệ thống phòng không Tunguska-M1 tiêu diệt một máy bay không người lái Ukraine trong khu vực diễn ra chiến sự.
Đoạn video có sự xuất hiện của chỉ huy hệ thống tên lửa phòng không Tunguska-M1. “Chúng tôi đang làm nhiệm vụ hàng ngày, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở tiền tuyến. Chúng tôi bắn trúng mục tiêu bằng tên lửa dẫn đường phòng không. Tầm bắn lên tới 10 km và với súng phòng không, chúng tôi có thể bắn trúng mục tiêu lên tới 5 km”, viên chỉ huy nói.
Theo Viktor Litovkin, nhà phân tích quân sự, một đại tá đã nghỉ hưu, hệ thống Tunguska, có nguồn gốc từ thời Liên Xô, trông khá đơn giản nhưng giải quyết một số vấn đề thông thường với hiệu quả cao.
“Có những phương tiện được thiết kế để giải quyết các nhiệm vụ đơn giản, chẳng hạn như giao tranh với trực thăng, máy bay tấn công, máy bay bay với tốc độ cao hơn một chút so với tốc độ âm thanh”, ông Litovkin nói với Sputnik.
“Tunguska cũng có thể là công cụ đối chọi với HIMARS. Nó còn có thể bắn hạ ‘Storm Shadow’, hay ‘SCALP’, hoặc tên lửa ‘Taurus’ của Đức. Nó cũng có thể tấn công các phương tiện bay không người lái bằng hệ thống pháo 30 mm. Vì vậy, Tunguska có rất nhiều lựa chọn để sử dụng nó trên chiến trường”, chuyên gia Litovkin cho biết.
Triển lãm quân sự tại thao trường Alabino được tổ chức trong khuôn khổ diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế ARMY-2016 – Sputnik International, ngày 12/8/2023.
Tunguska là vũ khí gì, năng lực ra sao?
Tunguska là phương tiện phòng không bánh xích được thiết kế để bảo vệ binh sĩ và các cơ sở khỏi các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu hoạt động ở độ cao cực thấp, hoặc thấp và trung bình, cũng như để bắn vào các mục tiêu mặt đất và mục tiêu bọc thép nhẹ.
Hệ thống phòng không Tunguska được đặt trên khung gầm bánh xích. Các thiết bị của phương tiện bao gồm hệ thống định vị, thông tin liên lạc bên ngoài và bên trong, hệ thống giám sát, bảo vệ chống hạt nhân, chống hóa chất và chống vi khuẩn. Thân bọc thép của Tunguska bảo vệ kíp chiến đấu và thiết bị của nó khỏi đạn và mảnh đạn.
Video đang HOT
Tunguska được trang bị hai khẩu pháo phòng không 30 mm hai nòng (2A38); và bệ phóng với tải trọng 8 quả tên lửa dẫn đường phòng không (9M311), được thiết kế để tiêu diệt máy bay và trực thăng bay ở độ cao từ 15 mét đến 3.000 mét. Tunguska có thể tạo ra một “bức tường lửa” theo đúng nghĩa đen, vì ở chế độ bắn tự động, tổ hợp có thể phóng tới 80 viên đạn mỗi giây.
Tốc độ tối đa của tên lửa phòng không dẫn đường 9M311 mà Tunguska phóng ra là 900 m/s; nó có thể tấn công các mục tiêu di chuyển với tốc độ lên tới 500m/s.
Tầm tấn công của pháo hai nòng trên hệ thống Tunguska lên tới 4.000 m, trong khi tên lửa dẫn đường phòng không của hệ thống có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 10.000 m (10 km).
Hệ thống súng phòng không/tên lửa đất đối không Tunguska. Ảnh: Sputnik
Tunguska ra đời như thế nào?
Việc phát triển hệ thống phòng không 2S61 Tunguska (tên ký hiệu của NATO là SA-19Grison) được giao cho Cục thiết kế khí cụ Tula (KBP) (nay là “Cục thiết kế kỹ thuật khí cụ mang tên Viện sĩ Shipunov”) theo sắc lệnh của chính phủ Liên Xô được ban hành vào ngày 8/6/1970. Hệ thống này ra đời nhằm thay thế tổ hợp phòng không dẫn đường bằng radar, tự hành bọc thép hạng nhẹ Shilka bằng một loại vũ khí mạnh hơn.
Mặc dù đã được chứng minh là hiệu quả trong các hoạt động chiến đấu ở Trung Đông vào những năm 1960, các lỗ hổng của Shilka cũng đã bộc lộ, bao gồm phạm vi tấn công ngắn (không quá 2 km), sức mạnh không đạt yêu cầu của đường đạn và bắn trượt mục tiêu trên không do phát hiện không kịp thời.
Bên cạnh kinh nghiệm ở Trung Đông, các nhà thiết kế Liên Xô cũng tính đến bài học từ cuộc Chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc chiến này, Mỹ bắt đầu sử dụng máy bay trực thăng được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM): Máy bay trực thăng của Mỹ tiếp cận các đơn vị xe tăng, tấn công chúng bằng ATGM rồi bay đi. Để bảo vệ xe tăng và bộ binh khỏi các cuộc tấn công bằng trực thăng và máy bay khác, các nhà thiết kế Liên Xô đã trang bị cho Tunguska một khẩu pháo cỡ nòng 30 mm (thay vì 23 mm) cũng như nhiều tên lửa và trang bị cho hệ thống radar cải tiến và lớp giáp tốt hơn. Nhờ đó, 2S61 Tunguska có khả năng bảo vệ đáng tin cậy cho các đơn vị bộ binh cơ giới và xe tăng trên đường hành quân.
Quân đội Liên Xô đã sử dụng 2S61 Tunguska vào năm 1982. Kể từ đó, hệ thống phòng không này đã trải qua nhiều lần nâng cấp. Phiên bản mới nhất của Tunguska-M1 có 2 khẩu pháo và 8 tên lửa dẫn đường phòng không với một hệ thống radar chung. Hai khẩu pháo tự động 30 mm 2A38M cùng nhau bắn với tốc độ kỷ lục 5.000 phát mỗi phút và có khả năng cắt máy bay thành từng mảnh theo đúng nghĩa đen.
Khi được hỏi những sửa đổi nào của Tunguska quan trọng nhất, Đại tá đã nghỉ hưu Litovkin trả lời: “Trước hết, đây là bản cập nhật của hệ thống máy tính điện tử Tunguska, cải tiến tổ hợp radar và tổ hợp quang-cơ. Những nâng cấp này đã tăng phạm vi tấn công của Tunguska và độ chính xác khi bắn trúng mục tiêu.”
Trực thăng Ka-52 của Nga nhắm vào xe bọc thép của Ukraine ở hướng Kransy Liman. Ảnh: Sputnik International,
Cải tiến Tunguska
Các nhà thiết kế Nga đã thu được nhiều kinh nghiệm trong cuộc xung đột Ukraine liên quan đến việc sử dụng quy mô lớn vũ khí của NATO. Tunguska dự kiến sẽ trải qua nhiều sửa đổi hơn nữa dựa trên kinh nghiệm đó.
Hệ thống pháo phòng không/tên lửa đất đối không Tunguska của một đơn vị phòng không thuộc Quân khu phía Tây tham gia cuộc tập trận chiến thuật tại trường bắn Kapustin Yar ở Vùng Astrakhan. Ảnh: Sputnik International
Tuy nhiên, ông Litovkin tin rằng nhiều khả năng ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ tập trung vào việc cải tiến các loại vũ khí phòng không tinh vi hơn, chẳng hạn như hệ thống tên lửa Pantsir S-1 (tên ký hiệu của NATO là SA-22 Greyhound) là hệ thống kế thừa của Tunguska M1.
“Nga bắt đầu sử dụng Tunguska trong chiến dịch quân sự đặc biệt, bởi vì chúng tôi có rất nhiều phương tiện này đang hoạt động”, vị đại tá về hưu giải thích. Theo ông, sẽ hợp lý hơn khi sử dụng Tunguska thay vì Pantsir S-1, đặc biệt là Tunguska khá phổ biến với các xạ thủ Nga.
Theo chuyên gia Litovkin, vũ khí nên được sử dụng hợp lý, không lãng phí tiền bạc quá mức. “Xe tăng T-62 được sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao chúng ta sử dụng nó? Bởi vì nó đã cũ nhưng đủ hiệu quả để giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong chiến dịch”, chuyên gia Nga nhấn mạnh.
Mặc dù Lực lượng Vũ trang Nga đã sử dụng Pantsir-S – phiên bản kế nhiệm của Tunguska – nhưng họ không có kế hoạch loại bỏ Tunguska khỏi biên chế. Theo các nhà phân tích quân sự, hệ thống từ thời Liên Xô đã được chứng minh là một “con ngựa ô” hiệu quả cao, thuận tiện và gần như không thể thay thế.
Tổng thống Zelensky: Nga phát động tấn công dọc theo toàn chiến tuyến miền đông
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Nga đã thực hiện các hành động tấn công dọc theo toàn bộ chiến tuyến phía đông vào ngày 3/8.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cũng đã có mặt ở vùng chiến sự miền đông Ukraine. Lục quân Mỹ lên chiến lược pháo binh mới đúc rút từ Ukraine Tướng Australia: Ukraine cần một 'Dự án Manhattan' về rà phá mìn Lý do Ukraine từ bỏ chiến thuật chiến đấu phương Tây, tránh lao vào các bãi mìn
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Tây Ban Nha sau cuộc hội đàm ở Kiev, Ukraine, vào ngày 1/7/2023. Ảnh: AFP/Getty
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Nga đã thực hiện các hành động tấn công dọc theo toàn bộ chiến tuyến phía đông vào ngày 3/8.
"Các trận chiến rất khó khăn. Lực lượng Nga đang cố gắng hết sức để ngăn chặn người của chúng tôi. Các cuộc tấn công rất khốc liệt", đài CNN dẫn lời ông Zelensky trong bài phát biểu hàng đêm vào 3/8.
Tổng thống Zelensky đã liệt kê các thành phố Kupyansk, Lyman, Bakhmut, Marinka và Avdiivka - nằm rải rác trên mặt trận phía đông từ bắc xuống nam - là những khu vực tiền tuyến có nhiều giao tranh nhất. Ông nói giao tranh cũng khốc liệt ở mặt trận phía nam.
Nhà lãnh đạo Ukraine tuyên bố: "Nhưng bất kể kẻ thù có làm gì đi chăng nữa thì chính lực lượng Ukraine mới chiếm ưu thế".
Một trong các tư lệnh của Ukraine là Maksym Zhorin - cựu chỉ huy Tiểu đoàn Azov - cùng ngày 3/8 cũng cho biết "các trận chiến hàng ngày cực kỳ khó khăn đang diễn ra gần Bakhmut", đồng thời nói thêm rằng các đơn vị Nga có kinh nghiệm đang được gửi đến đó để ngăn chặn bước tiến của Ukraine.
Ông Zhorin nói rằng Nga vẫn coi thành phố miền đông bị tàn phá này là một khu vực quan trọng "có thể được sử dụng làm bàn đạp để tiến hành một cuộc tấn công."
Một đội súng cối thuộc Lữ đoàn cơ giới số 24 Ukraine khai hỏa vào một vị trí của Nga ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine, vào ngày 23/7/2023. Ảnh: New York Times
Cũng trong bài phát biểu vào tối 3/8, Tổng thống Zelensky cho biết Nga đã tấn công Ukraine với tổng số 1.961 máy bay không người lái do Iran sản xuất kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, đồng thời lưu ý rằng "một số lượng đáng kể trong số đó đã bị bắn hạ".
Nga chưa phản hồi với con số nói trên trong khi Iran nhiều lần bác bỏ việc cung cấp máy bay không người lái tấn công cho Nga sau khi xung đột bùng phát.
Trong một diễn biến khác, theo tờ Guardian, quân đội Nga ngày 4/8 cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã đến thăm một khu vực chiến sự ở Ukraine để thị sát một sở chỉ huy và gặp gỡ các sĩ quan quân đội cấp cao.
Ông Shoigu đã nhận được thông tin cập nhật về tình hình ở mặt trận và bày tỏ "cảm ơn các chỉ huy và binh lính vì các hoạt động tấn công thành công" ở Lyman, miền đông Ukraine - thông báo trên cho biết nhưng không đề cập đến thời điểm chuyến thăm diễn ra.
Hình ảnh trên truyền hình Nga cho thấy Bộ trưởng Shoigu trong quân phục lắng nghe báo cáo do Tướng Andrey Mordvichev, người đứng đầu Đơn vị Quân sự Trung tâm ở Ukraine, trình bày.
Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu cũng xuất hiện khi đang đi trên chiếc một CV90 của Thụy Điển - là "một trong nhiều phương tiện bọc thép được sử dụng trong các cuộc giao tranh", tuyên bố của quân đội Nga cho biết.
Ông Shoigu đã đến thăm mặt trận ở Ukraine lần cuối vào cuối tháng 6 sau cuộc nổi loạn thất bại của nhóm bán quân sự Wagner.
Cùng ngày 4/8, quân đội Nga cáo buộc Ukraine đã sử dụng xuồng hải quân không người lái định tấn công vào thành phố cảng Novorossiysk bên bờ Biển Đen.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn vào sáng 4/8 rằng các tàu tuần tra của Nga đã giao tranh và phá hủy hai phương tiện không người lái hải quân đang tiến tới gần thành phố cảng Novorossiysk, nơi tọa lạc cảng thương mại lớn bậc nhất ở Biển Đen và là nơi có căn cứ hải quân lớn của Nga. Phía Ukraine sử dụng hai chiếc xuồng không người lái, nhưng cả hai đều bị phát hiện và tiêu diệt.
Lục quân Mỹ lên chiến lược pháo binh mới đúc rút từ Ukraine Đã đến lúc các phân tích có thể đưa ra chiến lược pháo binh mới cho Lục quân Mỹ dựa trên những gì đang xảy ra ở Ukraine. Một người lính Mỹ theo dõi các pháo binh Ukraine khai hỏa lựu pháo tự hành M109 tại Khu huấn luyện Grafenwoehr, Đức, vào ngày 12/5/2022. Ảnh: Lục quân Mỹ Trang Defense News dẫn lời...