Ủy ban tư vấn tiêm chủng của Canada khuyến nghị tiêm vaccine tăng cường
Ủy ban tư vấn quốc gia về tiêm chủng của Canada (NACI) ngày 3/12 khuyến nghị tất cả người Canada trên 50 tuổi và những người dễ bị tổn thương khác – như nhân viên chăm sóc y tế, thổ dân và những người sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn – cần tiêm mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19, sử dụng loại vaccine được sản xuất theo công nghệ mRNA.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại điểm tiêm di động ở Toronto, Canada ngày 22/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Canada, trong báo cáo vừa công bố, NACI – một tổ chức độc lập gồm các chuyên gia về vaccine – cũng kêu gọi người Canada từ 18 đến 49 tuổi tiêm mũi tăng cường vaccine mRNA ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm thứ hai.
NACI cho biết tổ chức này khuyến nghị tiêm mũi vaccine tăng cường vì những dữ liệu mới đây cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine chống nguy cơ nhiễm bệnh đang giảm dần theo thời gian đối với những người đã hoàn thành hai mũi tiêm. NACI cũng cho rằng vaccine của Pfizer là sản phẩm “được ưu tiên” sử dụng cho nhóm đối tượng từ 12-19 tuổi vì rủi ro của loại vaccine này liên quan các vấn đề về tim thấp hơn.
Bà Theresa Tam, người đứng đầu Cơ quan y tế công cộng của Canada, cho biết NACI đang thúc đẩy tiêm mũi tăng cường đối với những người trên 50 tuổi vì đây là nhóm có nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng hơn khi mắc COVID-19.
Video đang HOT
Theo NACI, số ca mắc mới COVID-19, tỷ lệ phải nhập viện, phải điều trị tại các cơ sở chăm sóc tích cực (ICU) và tỷ lệ tử vong tiếp tục cao nhất ở những người không được tiêm chủng.
Cùng ngày, Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết Mỹ đã tiêm khoảng 2,18 triệu mũi vaccine ngừa COVID-19 trong ngày 2/12, mức cao nhất theo ngày trong vòng 6 tháng qua tại nước này.
Quan chức phụ trách dữ liệu COVID-19 của CDC, ông Cyrus Shahpar dẫn số liệu của CDC cho hay khoảng 50% trong số mũi tiêm ngày 2/12 là mũi tiêm tăng cường và gần 33% là mũi tiêm đầu tiên. Ông Shahpar kêu gọi người dân Mỹ tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc tiêm mũi tăng cường trong bối cảnh xuất hiện biến thể Omicron mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là đáng lo ngại.
Tính đến chiều 3/12, tổng cộng 234.743.864 người Mỹ, tương đương 70,7% dân số, đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó 198.211.641 người đã tiêm đủ liều. Mỹ cũng đã tiêm mũi vaccine tăng cường cho 44.035.293 người, tương đương 22,2% người đã hoàn thành tiêm chủng.
Một số tỉnh của Canada giảm độ tuổi tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19
Ngày 2/12, tỉnh Ontario của Canada thông báo sẽ hạ độ tuổi tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 từ 70 xuống 50 tuổi.
Ontario là tỉnh đông dân nhất và cũng có nhiều ca nhiễm nhất của Canada với 620.000 ca, chiếm hơn 1/3 tổng số ca nhiễm trên cả nước.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Toronto, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tuyên bố của chính quyền tỉnh Ontario, chiến dịch tiêm mũi tăng cường sẽ được triển khai từ ngày 13/12, và từ tháng 1/2022 sẽ mở rộng điều kiện tiêm "dựa trên độ tuổi và nguy cơ nhiễm bệnh".
Tiến sĩ Kieran Moore, Giám đốc Y tế công cộng của tỉnh Ontario cho biết càng tăng tỷ lệ tiêm chủng sẽ càng giúp bảo vệ và giảm nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt trong bối cảnh đã xuất hiện biến thể Omicron.
Trong một quyết định tương tự, tỉnh Alberta của Canada cũng sẽ hạ độ tuổi tiêm mũi nhắc lại xuống 60 tuổi từ ngày 6/12 và dự kiến sẽ sớm tiêm mũi thứ 3 cho người dưới 18 tuổi.
Trước đó vào ngày 1/12, Thủ tướng Justin Trudeau đã khẳng định nước này sẽ có đủ nguồn cung vaccien để tiêm mũi tăng cường. Hiện nay, Ủy ban tư vấn quốc gia về miễn dịch của Canada (NACI) đang khuyến nghị tiêm mũi nhắc lại cho các nhóm có nguy cơ cao ít nhất 6 tháng sau mũi thứ 2, trong đó có cả những người trên 70 tuổi. Theo dữ liệu mới nhất của Chính phủ Canada, gần 90% dân số trong nhóm từ 12 tuổi trở lên (tương đương 30 triệu người) đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 và 86% đã được tiêm đủ 2 mũi.
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, ngày 2/12, Đại sứ Mỹ tại Mexico Ken Salazar thông báo Wasington tặng thêm cho Mexico 2,1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca.
Đại sứ Ken Salazar cho biết số vaccine này nằm trong cam kết song phương Mỹ-Mexico tại Hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ diễn ra vào ngày 17/11. Như vậy, Mỹ đã tặng tổng cộng 13,1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho Mexico.
Cho đến nay, Mexico đã tiếp nhận gần 176 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và đã tiêm cho hơn 77 triệu người dân, trong đó trên 65 triệu người đã hoàn thành 2 mũi tiêm. Mexico đã ghi nhận hơn 3,89 triệu ca mắc COVID-19, trong đó gần 295.000 ca từ vong.
Canada phê duyệt đầy đủ vaccine của hãng Johnson & Johnson Ngày 24/11, hãng dược Johnson & Johnson của Mỹ cho biết Canada đã phê duyệt đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 của hãng này - loại vaccine 1 liều duy nhất được sử dụng cho những người từ 18 tuổi trở lên. Vaccine phòng COVID-19 của Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN Như vậy, Canada đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới...