Ủy ban thượng viện Mỹ nhất trí cho phép Quốc hội bỏ phiếu về Iran
Lãnh đạo phe Dân chủ và Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã đạt được sự đồng thuận liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran.
Toàn bộ 19 thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm qua (14/4) nhất trí thông qua văn bản sửa đổi dự luật cho phép Quốc hội được bỏ phiếu về bất cứ thỏa thuận hạt nhân nào mà chính quyền của Tổng thống Barack Obama ký với Iran.
Lãnh đạo phe Dân chủ và Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã đạt được sự đồng thuận về việc rút ngắn thời gian Quốc hội xem xét và bỏ phiếu về thỏa thuận hạt nhân Iran xuống còn 52 ngày.
Cụ thể, Quốc hội có 30 ngày để xem xét thỏa thuận này, 12 ngày để Tổng thống Obama có thể phủ quyết cuộc bỏ phiếu của Quốc hội và 10 ngày còn lại để các nhà lập pháp Mỹ bỏ phiếu một lần nữa về vấn đề này.
Trong suốt quãng thời gian đó, Tổng thống Obama sẽ không được bác bỏ những lệnh trừng phạt mà Quốc hội Mỹ có thể áp đặt đối với Iran.
Video đang HOT
Tiến trình xem xét thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ được khởi động ngay sau khi Tehran và nhóm P5 1 (gồm 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức) đạt được thỏa thuận vào thời hạn chót 30/6 tới.
Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Bob Corker đưa ra biện pháp này nhằm tìm kiếm tiếng nói cho Quốc hội trong vấn đề hạt nhân Iran. Các nhà đàm phán quốc tế đã đặt ra thời hạn chót 30/6 tới phải đi đến một thỏa thuận tổng thể và chi tiết cuối cùng về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran dựa trên thỏa thuận khung vừa đạt được cách đây 2 tuần tại Thụy Sỹ.
Tiến trình đàm phán này sẽ nối lại vào ngày 21/4 tới ở cấp Thứ trưởng.
Bất chấp những tiến bộ, vẫn còn những bất đồng đáng kể giữa Iran và nhóm P5 1 về những vấn đề mấu chốt như tốc độ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và việc Iran có được sử dụng các máy ly tâm tân tiến hay không./.
Diệu Hương Theo Reuters
Theo_VOV
Thượng viện Mỹ âm thầm hậu thuẫn ông Obama "chơi" Trung Quốc ở Biển Đông
Các tuyên bố cứng rắn liên tiếp của chính quyền Mỹ chống lại những hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông có thể được xem là xuất phát từ những khuyến cáo và hành động cụ thể của Thượng viện Hoa Kỳ.
Thượng nghị sĩ John McCain tại Phoenix bang Arizona. Ảnh ngày 07/04/2015 - REUTERS
Các tuyên bố cứng rắn liên tiếp của chính quyền Mỹ chống lại những hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông có thể được xem là xuất phát từ những khuyến cáo và hành động cụ thể của Thượng viện Hoa Kỳ, định chế có vai trò rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của Washington, RFI đưa tin.
Ngay hôm 19/3/2015, sau khi một loạt ảnh vệ tinh cho thấy tốc độ nhanh chóng, và quy mô nghiêm trọng của các hoạt động bồi đắp rạn san hô thành đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang tiến hành tại vùng Biển Đông, bốn Thượng nghị sĩ có thế lực tại Thượng viện Mỹ - nổi bật nhất là Thượng nghị sĩ John McCain - đã công khai lên tiếng tố cáo các hành vi quá đáng của Bắc Kinh và yêu cầu Washington phải có chính sách đối phó cụ thể.
Sau bức thư quan trọng đó, trong một động thái ít được biết tới, Thượng viện Mỹ như đã tiến thêm một bước trong việc thúc giục và hỗ trợ chính quyền trong việc đối đầu với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
Trong một bài viết đề ngày 2/4/2015, hãng tin Mỹ Bloomberg đã ghi nhận sự kiện là trong những giờ phút cuối của cuộc tranh luận về ngân sách Thượng viện vào hạ tuần tháng Ba, ba Thượng nghị sĩ đã bổ sung hai điều khoản sửa đổi nhằm thúc đẩy chính quyền Obama khôi phục động lực của chính sách xoay trục qua châu Á.
Điểm sửa đổi thứ hai mà tác giả là Thượng nghị sĩ Cory Gardner, Chủ tịch mới của tiểu ban Châu Á thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã đề nghị nhờ một cơ quan độc lập kiểm tra những khoản chi tiêu thực sự của chính quyền cho chiến lược xoay trục, và đưa ra các khuyến nghị về việc quản lý tốt hơn các khoản ngân sách này.Điều khoản sửa đổi thứ nhất do ba thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Robert Menendez, Cory Gardner và Ben Cardin bảo trợ, kêu gọi chính quyền phát triển và công bố một chiến lược toàn diện nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải ở vùng Thái Bình Dương. Điều khoản này cũng cho phép Quốc hội tài trợ thêm cho công việc huấn luyện và tập trận của quân đội Mỹ và các đối tác châu Á của Mỹ.
Theo các nhà quan sát, Trung Quốc đang lợi dụng việc chính quyền Mỹ phải tập trung chú ý qua vùng Trung Đông để lấn lướt tại Biển Đông. Do đó, theo hãng Bloomberg, trước tình hình Chính quyền Obama biểu lộ những phản ứng yếu ớt, Quốc hội - cũng như Bộ Quốc phòng Mỹ đã phải thục giục là cần phải có phản ứng ngay trước khi tình hình trở nên quá muộn, tức là Bắc Kinh hoàn tất việc thâu tóm Biển Đông.
Trọng Nghĩa
Theo Biz Live
Pakistan nói "không" với cuộc chiến ở Yemen Quốc hội Pakistan vừa bỏ phiếu không tham gia chiến dịch quân sự do Ả Rập Saudi đứng đầu chống lại phiến quân Houthi ở Yemen. Quốc hội Pakistan vừa bỏ phiếu không tham gia chiến dịch quân sự do Ả Rập Saudi đứng đầu chống lại phiến quân Houthi ở Yemen. Như vậy, sau nhiều ngày tranh cãi gay gắt, trong phiên...