Ưu tiên nguồn lực, tiền đề vững chắc cho lớp 2, lớp 6
Tập trung nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học triển khai Chương trình GDPT mới là ưu tiên hàng đầu của các địa phương.
Tập trung nguồn lực tăng cường CSVC triển khai Chương trình GDPT mới là ưu tiên hàng đầu của các địa phương. Ảnh minh họa
Đến nay, việc đầu tư cho lớp 1 đã cơ bản hoàn tất, riêng lớp 2 và lớp 6 đang được địa phương tăng tốc đầu tư, mua sắm.
Dồn lực cho cơ sở vật chất
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết: Về cơ bản điều kiện cơ sở vật chất cho công tác dạy học lớp 2, lớp 6 đã hoàn thành. Bởi từ năm học 2019 – 2020, sở đã yêu cầu mỗi trường phải xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển giai đoạn 2020 – 2025 gắn với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương.
Năm học 2019 – 2020, TPHCM triển khai Chương trình GDPT mới lớp 1. Tuy nhiên, đội ngũ, cơ sở vật chất đã được các trường chuẩn bị từ 3 – 4 năm trước. Vấn đề của thành phố chỉ là phòng học, đáp ứng sĩ số học sinh, vì đây là vấn đề không thể kêu gọi xã hội hóa.
“Năm học 2020 – 2021, với quyết tâm lớn, thành phố xây mới và đưa vào sử dụng 90 dự án trường lớp, với 1.371 phòng học mới. Trong đó, tiểu học tăng thêm 240 phòng, THCS tăng thêm 237 phòng. Đây là nền tảng vững chắc để thành phố thực hiện Chương trình GDPT mới cho lớp 2 và lớp 6″, ông Hiếu nói.
Theo ông Võ Văn Minh, Trưởng phòng GD&ĐT TP Biên Hòa (Đồng Nai), triển khai Chương trình GDPT mới, thành phố có thể yên tâm về đội ngũ giáo viên vì đã chuẩn bị từ 2 – 3 năm trước. Khó khăn chủ yếu và lớn nhất là chưa đáp ứng về trường lớp, cơ sở vật chất. Biên Hòa có rất ít trường đáp ứng được tiêu chuẩn dạy học 2 buổi/ngày. Tất nhiên, việc dạy học 1 buổi/ngày vẫn được Bộ GD&ĐT chấp nhận, trên tinh thần các trường phải dạy đúng, dạy đủ chương trình bắt buộc.
Để tháo gỡ khó khăn, ông Võ Văn Minh cho biết: Chúng tôi đã tham mưu UBND TP Biên Hòa lộ trình xây dựng phòng học trên địa bàn đến năm 2025. Dự kiến sẽ có 34 trường xây thêm phòng học trong giai đoạn này phục vụ việc dạy và học theo Chương trình GDPT mới. Trước mắt, TP Biên Hòa tiến hành rà soát toàn bộ trường học trên địa bàn.
Phòng GD&ĐT đã đề xuất chủ trương thành phố cho xây dựng thêm phòng học trên diện tích đất hiện hữu của các trường. Với những trường gặp khó khăn về quỹ đất sẽ làm theo phương án kiên cố hóa trường lớp, xây thêm tầng lầu để sử dụng cho hội trường, các phòng chức năng nhằm tăng tỉ lệ dạy học 2 buổi/ngày cho lớp 2.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT Quận 12 (TPHCM), chuẩn bị trang thiết bị dạy học cho học sinh lớp 2 và lớp 6 không quá quan ngại. Lo nhất là không gian và môi trường chuẩn để triển khai, vận dụng các trang thiết bị. Năm học 2020 – 2021, Quận 12 có khoảng 11.800 học sinh lớp 1, trong đó khoảng 39% học sinh được học 2 buổi/ngày. Các khối lớp còn lại của cấp tiểu học, tỷ lệ học 2 buổi/ngày rất thấp.
Theo ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT Quận 12, năm học tới, quận sẽ ưu tiên và cố gắng giữ tỷ lệ học sinh lớp 2 được học 2 buổi/ngày (bằng tỷ lệ của lớp 1 năm học 2020 – 2021 là 39%) vì không có thêm trường tiểu học nào được xây mới. Quận sẽ giữ vững phương án học 6 buổi/tuần để đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT mới.
HS tiểu học TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) trong giờ thực hành môn Tin học. Ảnh: Q. Ngữ
Huy động nhiều nguồn lực
Triển khai Chương trình GDPT mới năm học 2020 – 2021, tỉnh Tiền Giang đã đầu tư cơ sở vật chất trường học, với tổng kinh phí trên 2.500 tỷ đồng. Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Tiền Giang, khó khăn về cơ sở vật chất là vấn đề còn tồn tại của ngành Giáo dục tỉnh trong nhiều năm.
Để giải quyết khó khăn, trong mỗi năm học, các phòng GD&ĐT lập báo cáo, xem xét ưu tiên đầu tư với những trường học khó khăn về cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, các địa phương cũng tăng cường công tác xã hội hóa, kêu gọi cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, tổ chức xã hội ủng hộ, đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đồng bộ với lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia…
Theo ông Nguyễn Phương Toàn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang, một trong những nhiệm vụ then chốt ngành Giáo dục tỉnh đặt ra trong năm học 2020 – 2021 là tiếp tục thực hiện tốt việc rà soát hệ thống trường lớp, xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với các trường thực hiện dạy 2 buổi/ngày…
Trao đổi về công tác triển khai Chương trình GDPT mới, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Trà Vinh Nguyễn Thị Bạch Vân cho biết: Toàn tỉnh đã tích cực chuẩn bị, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy, học. Hệ thống mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được củng cố, phát triển phù hợp với quy hoạch. 100% trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày đối với lớp 1 và khối lớp tiếp theo.
Tỉnh Sóc Trăng cũng xây dựng, triển khai Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 gắn với triển khai xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Theo ông Châu Tuấn Hồng, Giám đốc Sở GD&ĐT, tỉnh đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, tích cực huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện phục vụ dạy và học cho các trường ở vùng sâu, xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc Khmer…
Giải pháp được tỉnh Bạc Liêu triển khai là sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, thực hiện dồn dịch điểm trường. Theo bà Lâm Thị Sang, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh bố trí kinh phí để mua sắm trang thiết bị (hơn 20,5 tỷ đồng). Các trường học còn tận dụng, sửa chữa, bổ sung từ đồ dùng và thiết bị dạy học hiện có. Phát động phong trào sưu tầm, tự làm và bảo quản đồ dùng dạy học trong từng đơn vị trường học.
Dạy Tin học bắt buộc tại các trường vùng khó: Khó khăn chồng chất
Theo lộ trình của CTGDPT 2018, từ năm học 2022 - 2023 triển khai môn Tin học bắt buộc với học sinh tiểu học từ lớp 3. Thời gian chuẩn bị không còn dài và nhiều khó khăn từ trường vùng khó.
Điểm trường lẻ Bản Dầy thuộc Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long. Ảnh: NTCC
Thiếu từ nhân lực, vật lực
Thầy Dương Văn Đông - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học xã Ngọc Long (Yên Minh, Hà Giang) cho biết: Trường "trống" cả về phòng lớp học, máy móc và GV dạy môn Tin học.
Còn hơn 1 năm chuẩn bị cũng không khả quan bởi trường có 19 điểm lẻ thì 12 điểm có HS lớp 3 chưa được dồn về trường chính do cơ sở vật chất không đáp ứng đủ. Để dạy Tin học ở 12 điểm trường, dù có máy và GV cũng không có điện để sử dụng thiết bị dạy học.
Thầy Đông cũng chia sẻ: Nguồn tuyển GV Tin học hiện nay tại địa phương khá "cạn", kinh phí tuyển dụng GV theo diện hợp đồng không được cấp mà việc xã hội hóa từ phụ huynh dân tộc, làm nương rẫy vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, nhiều năm nay nhà trường chưa triển khai môn Tin học cho bất kỳ HS khối lớp nào từ 1 - 5.
Cô Vũ Thị Thanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Hương Sơn (Huyện Phú Bình, Thái Nguyên) cũng cho biết: Trường đang triển khai môn Tin học cho HS từ khối 3. Nhưng ngay cả khi triển khai tạm thời thì nỗi lo dạy Tin học bắt buộc vào năm học sau nữa vẫn hiển hiện.
Nguyên nhân bởi GV dạy Tin học theo biên chế của trường hiện nay không có. GV đang dạy thuộc diện hợp đồng với thù lao không cao (5 triệu đồng/tháng). Lương thấp, việc lại nhiều, GV hoàn toàn có thể tìm đến nơi khác có thu nhập cao hơn.
"GV tin học hiện tại vẫn gắn bó với trường nhưng việc "giữ chân" được bao lâu? Có làm tiếp trong năm học tới không, trường không chắc chắn. Nguồn tuyển ít, kinh phí tuyển hạn chế, biên chế GV môn Tin học chưa có... việc triển khai Tin học bắt buộc với trường vùng khó vẫn là thách thức không nhỏ và thiếu tính bền vững khi phải xã hội hóa nhân lực, vật lực..." - cô Vũ Thị Thanh bày tỏ lo lắng.
Theo cô Trần Thị Hằng - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Ma Li Pho (Phong Thổ - Lai Châu), môn Tin học không thể triển khai nhiều năm nay vì trường thiếu cả GV lẫn thiết bị máy móc, phòng học chuyên dụng. Toàn trường chỉ có 2 bộ máy tính để phục vụ công tác văn phòng.
"Thời 4.0, học Tin với HS vô cùng cần thiết, nhưng vì không có điều kiện nên HS vẫn "mù" tin học. Việc có triển khai dạy học Tin học bắt buộc cho HS lớp 3 thời gian tới hay không vẫn trông chờ vào đầu tư của địa phương cả nhân lực lẫn vật lực. Về phía nhà trường "lực bất tòng tâm"..." - cô Hằng nói.
Ông Phạm Thanh Hải - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vân Hồ (Sơn La) cũng bày tỏ lo lắng cho lộ trình triển khai Tin học bắt buộc vào năm học 2022 - 2023 khi địa phương này đang thiếu nhân lực lẫn trang thiết bị máy móc và chưa có hướng tháo gỡ khả quan.
Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long (Yên Minh - Hà Giang). Ảnh: NTCC
Tháo gỡ cách nào?
Bắc Hà, một trong những huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lào Cai, tuy nhiên ông Nguyễn Nam Chinh - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Hà cho biết, việc triển khai Tin học bắt buộc năm học 2022 - 2023 sẽ đúng kế hoạch.
Có được điều này bởi Bắc Hà có lộ trình chuẩn bị và lên phương án thực hiện hiệu quả. Huyện đã đầu tư cho 100% trường học trên địa bàn có phòng học Tin chuyên dụng. Trường nào chưa đủ GV Tin học, phòng GD&ĐT sẽ cử GV Tin học giỏi trường khác hỗ trợ đào tạo GV từ môn học khác kiêm nhiệm. Trường nào không đủ GV kiêm nhiệm sẽ luân phiên GV 2 trường gần nhau (2 trường chung 1 GV Tin học).
Thực tế cho thấy, việc bổ sung biên chế GV Tin học cho các trường tại nhiều địa phương là "bài toán" khó bởi ngành Giáo dục đang trong bối cảnh tinh giản biên chế. Mặt khác, không phải trường vùng khó nào cũng có thể dồn được 100% HS lớp 3 ở các điểm trường lẻ về trường chính học tập. Như vậy càng khó để có đủ nhân lực, vật lực triển khai môn Tin học ở tất cả điểm trường lẻ.
Tuy nhiên, lời giải cho bài toán đội ngũ môn Tin học vẫn có thể linh hoạt theo cách riêng và phụ thuộc vào thực tế địa phương. Ví như, trong quá trình "dồn điền đổi thửa" trường dôi dư lượng nhỏ GV có thể lựa chọn thầy cô có năng lực chuyên môn nhất định, nền tảng tin học cơ bản để cử đi đào tạo văn bằng 2.
Thầy Tạ Văn Kha - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Cán Tỷ (Quản Bạ - Hà Giang) khẳng định: GV được cử tham gia khóa đào tạo ngắn hạn chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Bởi các thầy cô đều còn trẻ, có nền tảng tin học, ngoại ngữ.
Mặt khác kiến thức tin học cho HS tiểu học chưa quá cao siêu so với năng lực của GV nên không đáng lo lắng. Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ thông tin, GV hoàn toàn có thể tự học, tự bồi dưỡng thêm kiến thức để nâng cao trình độ tin học...
Cô Vũ Thị Thanh cũng cho rằng: Dạy Tin học bắt buộc, các ban ngành chức năng cần có lộ trình đào tạo, tuyển dụng GV. Dù có lộ trình triển khai Tin học bắt buộc đã có nhưng các trường vẫn tuyển GV theo kiểu tự phát, cần đến đâu tuyển đến đó nên không chỉ bị động về nguồn tuyển và chất lượng GV được tuyển cũng khó bảo đảm...
Việc bổ sung hàng chục biên chế GV bộ môn Tin học thời gian còn lại không dễ dàng. Mặt khác, toàn huyện có 33 trường học với hơn 16.000 HS mà cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Tin học cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều trường tiểu học chưa có cả phòng máy tính. Đội ngũ GV môn Tin học tại huyện Vân Hồ thiếu trầm trọng về số lượng (có 3 GV) chứ chưa kể tới chất lượng... - ông Phạm Thanh Hải
Đổi mới phương thức tuyển sinh năm học 2021-2022 Năm học 2021 - 2022, TP.Cao Lãnh thực hiện công tác tuyển sinh (TS) theo các căn cứ và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Sở GD&ĐT với các yêu cầu công khai, nghiêm túc, công bằng và khách quan, đúng quy định. Các đơn vị trường tuyển đủ chỉ tiêu, đảm bảo cân đối về sĩ số học...