Ưu nhược điểm của Wifi và mạng dây mà bạn nên biết
Hiện nay, Internet đã là điều cần phải có trong cuộc sống hằng ngày của nhiều anh em. Và để vào Internet thì nhiều bạn sẽ chọn Wifi thay vì cắm những cọng cáp mạng vướng víu đúng không nào.
Tuy nhiên, khi các bạn dùng mạng dây thì sẽ có những ưu điểm riêng mà Wifi không thể có được. Trong bài viết này, các bạn cùng mình tìm hiểu về những ưu điểm và nhược điểm của hai loại kết nối này nhé.
Về mặt lý thuyết, tốc độ của mạng dây luôn nhanh hơn Wifi các bạn ạ. Mặc dù Wifi đã có những bước phát triển vượt bậc trong vài năm gần đây với 802.11n có tốc độ 150 Mb/s hoặc chuẩn 802.11ac có tốc độ lên đến 866.7 Mb/s nên Wifi có thể dễ dàng giúp xử lý hầu hết công việc hằng ngày. Wifi 6 có tốc độ lý thuyết là khoảng 9,6 Gb/s nhưng thực tế phần lớn router hiện nay chỉ hỗ trợ khoảng 5 Gb/s mà thôi, thiết bị tương thích với Wifi 6 cũng không phổ biến. Còn dây cáp mạng Cat6 có tốc độ lên đến 10 Gb/s và loại cáp Cat5e phổ biến hơn có tốc độ 1 Gb/s cũng có thể dễ dàng cho Wifi “hít khói”.
Tuy nhiên, trên thực tế thì có rất ít gói Internet có thể vượt qua tốc độ tối đa 150 Mb/s của chuẩn 802.11n chứ kể đến các loại cáp mạng hoặc Wifi khác có tốc độ tối đa cao hơn các bạn ạ. Dù có chuyển sang dùng mạng dây thì cũng không thể giúp các bạn tăng tốc độ truy cập Internet được.
Chỉ khi các bạn cần tạo một mạng LAN để truyền file giữa các máy tính khác nhau trong nhà thì mới thấy được ưu điểm về tốc độ của dây cáp so với Wifi. Tất nhiên truyền dữ liệu giữa các máy tính trong cùng mạng LAN không phụ thuộc vào tốc độ Internet nhé. Và dùng dây cáp thì chắc chắn sẽ nhanh hơn Wifi và tận dụng tối đa tốc độ của phần cứng các bạn ạ.
Độ trễ
Video đang HOT
Ngoài tốc độ mạng thì độ trễ cũng là một yếu tố lớn ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn. Gọi là độ trễ thì có lẽ nhiều anh em game thủ sẽ không biết nhưng thực ra đó là số “ping” khi chúng ta chơi game đấy. Về cơ bản, độ trễ là thời gian để máy tính của máy nhận hay truyền thông tin đến các máy chủ và nếu giảm được ping xuống mức thấp nhất thì chắc chắn chơi game sẽ mượt mà hơn rất nhiều. Và nếu các bạn muốn giảm ping xuống mức thấp nhất có thể thì hãy dùng mạng dây nhé, dùng Wifi sẽ có ping cao hơn khá nhiều.
Các bạn có thể tự kiểm tra sự khác biệt của số ping giữa lúc cắm cáp và Wifi thông qua Command Prompt. Cách làm thì rất đơn giản, bạn mở Command Prompt ngay trong thanh tìm kiếm của Start Menu rồi gõ ping 192.168.1.1 hoặc ping 192.168.0.1 và nhấn Enter. Đây là độ trễ từ máy tính của bạn đến router, số mili giây (ms) của dòng Average chính là số ping thực tế. Các bạn thử kiểm tra một lần với với Wifi và một lần với dùng dây cáp thì sẽ thấy sự khác biệt nhé.
Độ ổn định
Mạng dây thì chắc chắn là có độ ổn định cao hơn vì Wifi dễ bị nhiễu sóng các bạn ạ. Những bức dày, sàn bê tông và các vật dụng trong nhà có thể có thể dễ dàng chặn sóng Wifi, một số trường hợp còn bị sóng Wifi nhà hàng xóm nhiễu sóng nữa. Dù các bạn có thể dễ dàng khắc phục những phiền phức này bằng cách đặt lại vị trí của router Wifi, tạo một mạng riêng có tần số khác với các Wifi hàng xóm hoặc đặt router cách xa các đồ dùng điện tử khác nhưng độ tin cậy của Wifi vẫn thấp hơn mạng dây rất nhiều.
Khi bị nhiễu sóng, các bạn sẽ gặp một số vấn đề như mất kết nối, ping cao và giảm tốc độ kết nối internet. Nếu chỉ lướt web, xem Youtube chậm một chút cũng không sao, nhưng khi chúng ta cần chơi game thì những vấn đề này không dễ chịu chút nào. Nếu so sánh với mạng dây chỉ cần cắm cáp vào máy là dùng, không lo nhiễu sóng thì rõ ràng là Wifi “yếu thế” hơn hẳn.
Độ cơ động, tiện lợi
Dù mạng dây có rất nhiều lợi thế nhưng sự tiện lợi chính là yếu tố giúp Wifi vẫn chiếm một vai trò quan trọng. Nếu các bạn cần di chuyển xung quanh nhà, sử dụng Smartphone hoặc máy tính bảng thì chắc chắn cần dùng Wifi. Thậm chí, nếu bạn dùng laptop thì dùng Wifi sẽ phù hợp hơn vì Wifi giúp tăng cường độ cơ động của laptop lên rất nhiều. Khi có Wifi, thì bạn không cần phải ngồi yên một chỗ để dùng Internet, miễn sao còn nằm trong vùng phủ sóng thì sẽ có internet để sử dụng.
Tóm lại, cáp quang có lợi thế về tốc độ, độ trễ thấp hơn và có độ ổn định. Nếu các bạn chỉ có một PC duy nhất thì nên dùng cáp quang để có trải nghiệm chơi game, xem phim mượt mà nhất có thể. Còn Wifi sẽ cho bạn sự tiện lợi và đáp ứng vừa đủ nhu cầu sử dụng hằng ngày của hầu hết người dùng. Nếu bạn dùng các thiết bị có tính di động như laptop, smartphone thì Wifi là lựa chọn hợp lý hơn.
Các bạn có thể xem lại bảng tóm tắt về ưu, nhược dien462m93 của Wifi và mạng dây dưới đây nhé.
Axium Fox
Lộ tin chip nhớ Barlow Pass của Intel sẽ hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 3200MT/s cùng mức TDP 15W
Theo các thông tin rò rỉ từ năm trước, Whitley sẽ trở thành nền tảng chính cho Copper Lake và Ice Lake-Sp trong năm nay. Trong khi đó, Cedar Island sẽ dành cho các nền tảng 4S và 8S, hỗ trợ tương đương 8 kênh và 6 kênh.
Theo như hình ảnh từ tài khoản @KOMACHI_ENSAKA đăng trên Twitter, dòng chip nhớ DIMM Barlow Pass dùng trong Optane persistent memory (bộ nhớ Optane dùng để thay thế cho RAM, với khả năng lưu giữ dữ liệu ngay cả khi mất điện) sẽ hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 3200MT/s (megatransfers trên giây), chuẩn DDR4 và có mức TDP là 15W. Intel cũng tự tin tuyên bố rằng băng thông của nền tảng Optane persistent memory dùng cho Cooper Lake và Ice Lake sẽ tăng thêm 15%.
Nếu các bạn chưa biết thì Barlow Pass dựa trên công nghệ chip nhớ tĩnh điện (non-volatile) 3D XPoint thế hệ thứ 2 và có tới tận bốn lớp bộ nhớ. So với chip nhớ Apache Pass dùng cho Cascade Lake đời trước phải giới hạn tốc độ truyền tài của RAM xuống 2666MT/s thì đây là một bước tiến vô cùng lớn.
Ngoài ra, chúng ta cũng thấy hai phiên bản khác nhau của Barlow Pass, một dùng cho nền tảng Whitley và một dùng cho nền tảng Cedar Island. Phiên bản dành cho nền tảng Cedar Island chỉ hỗ trợ tốc độ 2933MT/s (trong tương lai sẽ là 3200MT/s), còn phiên bản dùng cho nền tảng Whitley sẽ có 2 kênh IMCs và hỗ trợ 4TB mỗi socket.
Theo các thông tin rò rỉ từ năm trước, Whitley sẽ trở thành nền tảng chính cho Copper Lake và Ice Lake-Sp trong năm nay. Trong khi đó, Cedar Island sẽ dành cho các nền tảng 4S và 8S, hỗ trợ tương đương 8 kênh và 6 kênh.
Bên cạnh đó, Barlow Pass sẽ kèm theo bộ tản nhiệt cho chip nhớ DIMM có màu xanh đặc trưng nên sẽ dễ dàng nhận thấy nếu dùng trong các trung tâm dữ liệu. Theo thông tin từ Intel thì Barlow Pass có thể sẽ đạt tiêu chuẩn PRQ trong năm 2020 này nhưng chưa chắc sẽ ra mắt ngay trong năm nay.
Theo gearvn
10 cách tái sử dụng router cũ: Đừng vội vứt đi nhé Trong trường hợp nhà mạng cấp cho bạn một cục router khác hay bạn vừa mua một em xịn sò về thay thế thì cái cũ phải làm thế nào? Mang vất đi thì thấy tiếc, mà cất tủ lại chẳng biết làm gì? Dưới đây là một số gợi ý cách tái sử dụng router cũ bạn có thể tham khảo. Bạn...