Uớp sườn với sữa đặc, vị ngon khó cưỡng
Bình thường chắc mẹ hay ướp sườn mật ong, sườn mật mía… Có bao giờ mẹ ướp sườn sữa đặc chưa?
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
10 miếng sườn (cốt lết)
2 muỗng canh dầu ăn
1 củ tỏi (hoặc 8 tép tỏi lớn)
8 muỗng canh nước tương
2 muỗng canh sữa đặc
1 muỗng canh đường vàng
4 muỗng canh dầu hào
Video đang HOT
1 muỗng cà phê tiêu
Cách thực hiện:
Thịt rửa sạch với nước muối, để ráo nước hoặc thấm khô bằng khăn giấy, tỏi đập dập. Cho tất cả các nguyên liệu, gia vị đã chuẩn bị vào tô lớn trộn đều, cho thịt vào ướp chung với nước gia vị chừng 5 phút. Sau đó cho vào túi ni-lông, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh khoảng chừng 3 tiếng hoặc để qua đêm cho thấm vị.
Điểm nổi bật trong công thức này là sữa đặc, nguyên liệu thay thế cho mật ong. Khi ướp với sữa đặc, thịt vẫn giữ được vị ngọt và béo, ăn cho cảm giác lạ miệng hơn hẳn mật ong như mọi người vẫn thường dùng.
Nướng bằng lò nướng:
- Bật lò nướng ở nhiệt độ 200 độ, làm nóng lò nướng trước 10 phút.
- Dùng giấy bạc bọc khay nướng để tránh làm cháy khay.
- Đặt vỉ nướng lên khay nướng, trải thịt lên vĩ (gạt bỏ tỏi trên thịt để tránh cháy tỏi), cho thịt vào lò nướng 10 phút với nhiệt độ 200 độ thì tắt lò, lấy thịt ra nhúng vào nước ướp thịt rồi lật mặt thịt, tiếp tục nướng thêm 10 phút ở nhiệt độ 200 độ, thực hiện nhúng thịt vào nước ướp và lật mặt thịt nướng thêm 2 lần tương tự với nhiệt độ 250 độ là xong.
- Khi nướng, nếu lò nướng nóng quá thì có thể chỉnh nhiệt từ 250 xuống còn 220 độ để thịt không bị cháy và cứng. Trong khoảng thời gian nướng, xem thịt lên màu đẹp mắt và chín đều thì điều chỉnh lại thời gian nướng lần cuối cho phù hợp, chừng 4 phút cho lò nướng nhiệt lớn.
Cách nướng bằng bếp than:
- Lưu ý khi dùng bếp than là phải chờ cho than hừng đỏ, nóng đều. Nương bằng bếp than rất dễ làm cháy thịt, do vậy khi nướng cần canh và lật mặt thịt sườn cho chín đều, mỗi lần lật mặt nhớ dùng phần nước ướp rưới đều lên mặt đã lật cho gia vị thấm đều, nướng cho đến khi thịt chín vàng đều, đẹp mắt là được.
- Tránh nướng quá lâu trên bếp sẽ làm thịt khô cứng nhanh, ngoài ra không nên nướng với lửa quá lớn hoặc lửa ngọn, thịt sẽ mau bị cháy mà không chín.
- Thịt nướng xong, cần dùng kéo cắt bỏ phần thịt cháy xung quanh để không bị đắng.
Thịt sau khi nướng xong ăn với cơm, bún hay ăn tiệc nướng… đều rất ngon và bắt vị.
Cà phê muối lạ miệng ở Huế
Ly cà phê muối béo mặn tỏa hương thơm đậm đà, là một trong những thức uống yêu thích của người Huế.
Bên cạnh bún bò, bánh bèo, bánh canh Nam Phổ... thì cà phê muối cũng được người Huế xem như đặc sản, trở thành điểm nhấn khá thú vị trên bản đồ ẩm thực, dù sinh sau đẻ muộn. Du khách đến đất cố đô, hỏi dân địa phương thì đa phần thường được gợi ý nếm thử thức uống này. Ly cà phê là sự kết hợp giữa vị đắng, béo và mặn, mang đến trải nghiệm lạ khiến bạn nhớ mãi.
Một phần cà phê muối.
Cà phê muối ra đời cách đây khoảng hơn 10 năm, trong một quán nhỏ trên đường Nguyễn Lương Bằng, Huế. Cho tới nay, ngoài vợ chồng chủ quán - cha đẻ của cà phê muối - không ai biết chính xác công thức của nó. Tại quán gốc, chỗ ngồi dành cho khách là khoảng sân trước và vài bàn trong nhà, đơn giản như những quán cà phê vườn bình dân khác, không có gì đặc biệt. Riêng khu vực bếp thì bố trí trên gác, tách biệt với khu vực giao nhận hàng. Khách hoàn toàn không thấy được các công đoạn pha chế.
Phần cà phê muối cơ bản gồm một ly cà phê và và chén đá viên. Thành phần chính của nó là cà phê, sữa và muối - ba nguyên liệu tưởng chừng không liên quan gì với nhau, nhưng khi trộn chung lại cho hương vị độc đáo. Lúc phục vụ bê cà phê ra, bạn sẽ ngạc nhiên vì không thấy cà phê đâu, chỉ một lớp kem sữa màu trắng như tuyết.
Chủ quán khéo léo nghĩ ra cách kết hợp giữa sữa đặc, sữa tươi lên men với muối tinh tạo nên lớp bọt mịn bên trên. Khách uống cà phê phải kiên nhẫn, chờ từng giọt cà phê đen nguyên chất từ phin nhôm nhỏ xuống lớp kem sữa bên dưới. Thoạt nhìn, bạn dễ nhầm với các loại cà phê kiểu Italy như cappuccino.
Cà phê muối sau khi mở phin.
Sau khi cà phê trong phin nhỏ xuống hết, thực khách dùng muỗng khuấy đều cho các thành phần quyện vào nhau, chuyển sang màu nâu. Để tận hưởng trọn vẹn hương vị, bạn từ từ nhấm nháp độ béo, chút vị mặn của muối tinh, điểm thêm vị đắng và ngửi hương thơm nồng từ ly cà phê ấm nóng vào mùa đông. Còn mùa hè, bạn thêm vài viên đá, thưởng thức cà phê lạnh, sảng khoái.
Lần đầu nếm thử, thực khách có thể cảm thấy chưa quen. Nhưng một khi đã thích thì bạn sẽ trở thành fan của cà phê muối lúc nào không hay. Muối giúp trung hòa, làm dịu vị đắng của cà phê, đồng thời tăng độ béo, ngọt giúp ly nước đậm đà. Hiện thức uống đã khá phổ biến ở Huế, nhưng quán nước trên đường Nguyễn Lương Bằng vẫn luôn là lựa chọn ưu tiên bởi hương vị khó lẫn. Thời điểm chưa có dịch, mỗi ngày quán bán vài trăm ly. Covid-19 xảy ra, lượng khách Tây ở quán giảm đáng kể nhưng khách Việt thì vẫn đều. Những ngày cuối năm, thực khách thích ghé quán buổi sáng, gọi ly cà phê giá 15.000 đồng, nhâm nhi trong tiết trời lành lạnh.
Trước khi uống, bạn khuấy đều ly cà phê.
Món ngon mỗi ngày: Bánh trứng gà non Hong-Kong vị ngon khó cưỡng Nếu đã một lần được thưởng thức bánh trứng gà non Hong- Kong thì chắc chắn cái vị ngọt dịu, thơm lừng của sữa cùng vị béo ngậy của trứng gà sẽ khiến bạn phải mê mệt. Nguyên liệu làm bánh trứng gà non 2 quả trứng gà 100 gram Bột mì 10 gram Banking powder 5 thìa Sữa đặc không đường 150...