Uống trà theo những cách này chẳng khác nào ‘rước độc vào người’
Trà là đồ uống quen thuộc với nhiều người, uống trà đúng cách còn có thể hỗ trợ chữa một số bệnh khá hiệu quả. Thế nhưng không phải ai cũng thích hợp uống trà, thậm chí nếu uống sai cách hoặc uống cùng một số món ‘đại kỵ’ còn có thể gây hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Những thời điểm uống trà gây hại
Một trong những thời điểm bạn không nên uống trà khi bụng đói dạ dày trống rỗng. Nguyên nhân là nước trà sẽ làm mất sự cân bằng của các chất có tính axit và kiềm trong dạ dày, dẫn tới làm gián đoạn hệ thống trao đổi chất của cơ thể.
Ngoài ra, khi bạn đang đói mà uống trà khi đói cũng khiến cho chức năng của thận hoạt động quá mức gây ra chứng say trà. Biểu hiện của chứng say trà là cơ thể xuất hiện cảm giác chóng mặt, tim đập loạn nhịp, chân run, kích thích niêm mạc dạ dày, buồn nôn.
Nhiều người cho rằng uống trà vào buổi sáng tốt cho sức khỏe giảm cân tốt. Nhưng đây là một điều hoàn toàn sai lầm, bởi khi bạn uống trà vào buổi sáng sẽ gây nguy hiểm, khiến cơ thể bạn càng mất nước nhanh hơn, thậm chí có thể gây chuột rút, tăng gánh nặng cho gan thận.
Uống trà vào buổi tối
Một trong những khung giờ bạn đừng bao giờ uống trà gần giờ đi ngủ. Nguyên nhân là bởi trong trà chứa một lượng lớn caffeine sẽ có tác dụng kích thích thần kinh, gây hưng phấn khiến bạn dễ bị khó ngủ, ngủ không ngon giấc ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Nếu bạn muốn uống trà buổi tối thì tốt nhất là bạn nên uống trước đó khoảng 2 -3 giờ đồng hồ để không gây ảnh hưởng tới quá trình đi ngủ của bạn.
Nhiều người thường uống một chén nước trà sau mỗi bữa ăn để sạch miệng, kích thích tiêu hóa. Nhưng đây là thói quen không tốt, bởi nước trà có thể làm loàng dịch vị tiêu hóa trong dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn.
Bên cạnh đó, trong nước trà có chứa chất tannin trong trà khi kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất khó tiêu hóa, tăng nguy cơ táo bón và tích trữ các chất có hại cho cơ thể của bạn. Đồng thời, khi bạn duy trì thói quen này lâu sẽ gây thiếu hụt sắt và thiếu máu, hoa mắt chóng mặt cho bạn.
Uống trà pha đi pha lại
Khi uống nước trà bạn không nên uống nước trà pha đi pha lại nhiều lần vừa làm giảm độ ngon của trà, mà còn gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lần pha trà đầu tiên chiết được khoảng 50% các hợp chất hữu ích và sẽ dễ sản sinh ra các chất độc hại dễ gây bệnh ung thư cho bạn.
Uống trà để qua đêm
Theo các chuyên gia sức khỏe khi trà để qua đêm sẽ bị mất các vitamin và chất dinh dưỡng. Đồng thời, khi nước trà pha lâu sẽ phá hủy thành phần oxy hóa polyphenol, các chất thơm trong trà… sản sinh ra các chất độc hại dễ gây ung thư cho con người. Nước trà để lâu cũng dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây hại cho đường ruột và gây bệnh tiêu hóa cho bạn.
Lá trà có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, sau khi say rượu uống trà đặc sẽ làm tăng gánh nặng của tim. Uống trà còn đẩy nhanh tác dụng lợi tiểu, khiến chất aldehyde độc hại có trong rượu chưa phân huỷ đã bị thải ra ngoài qua thận, tạo kích thích lớn cho thận và nguy hại đến sức khoẻ. Do đó, đối với người bị bệnh tim và thận hoặc chức năng tim thận kém, không nên uống trà khi say rượu. Người khoẻ mạnh, có thể uống ít trà đặc, đợi sau khi tỉnh lại áp dụng các phương pháp như ăn nhiều hoa quả, hoặc uống một ngụm giấm, để đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất, xoa dịu cơn say rượu.
Không uống thuốc bằng nước trà
Video đang HOT
Thuốc có nhiều loại với các tính năng khác nhau. Có nên dùng trà để uống thuốc, hiện vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Theo các chuyên gia Trung Quốc, trong lá trà có chứa tannin, theophylline. Đó là những chất gây phản ứng hóa học với một số loại thuốc. Vì vậy, dùng trà để uống thuốc ngủ, thuốc an thần và thuốc bổ máu có chứa sắt hoặc thuốc có chứa protein sẽ khiến tác dụng của thuốc bị hạn chế.
Một số thảo dược Đông y như ma hoàng, câu đằng, hoàng liên cũng không nên uống cùng với nước trà. Ngoài ra, trong dân gian thường cho rằng khi uống các loại thuốc bổ như nhân sâm cũng không nên uống trà.
Uống trà sau khi ăn thịt dê, thịt chó
Đối với các loại thực phẩm giàu đạm như thịt dê và thịt chó. Nếu sau khi ăn mà uống trà ngay thì các axit tannic trong trà sẽ kết hợp với protein để tạo thành tannalbin. Tannalbin là thành phần có tác dụng giữ nước, không tốt cho đại tiện. Nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến táo bón và không tốt cho sức khỏe.
Nhai/nuốt lá trà
Thói quen nhai sống lá trà và nuốt không hề tốt chút nào các bạn nhé. Bởi khi nhai, thành phần đường có trong lá trà xanh sẽ bị phân giải do nhiệt độ trong miệng. Và đây là cách mà các bạn đang tạo ra các chất benzopyrene gây ung thư làm nguy hiểm đến sức khỏe.
Những loại bệnh không nên uống trà
Khi bị sốt: Chất caffein trong lá trà không những khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mà còn làm giảm hiệu quả của thuốc.
Mắc bệnh gan: Các chất có trong lá trà bao gồm caffein đại đa số đều phải chuyển hoá qua gan. nếu gan có bệnh, lượng trà uống vào quá nhiều so với khả năng chuyển hoá sẽ làm tổn thương các mô gan.
Người suy nhược thần kinh: Caffein trong trà có tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh. Khi thần kinh suy nhược nhưng vẫn uống trà đặc vào buổi chiều và tối, sẽ dẫn tới mất ngủ, khiến bệnh tình trầm trọng hơn. Người bệnh nên uống trà hoa vào buổi sáng và trà xanh và trưa muộn để có được tinh thần tỉnh táo phấn chấn.
Người bị loét dạ dày: Trà là một loại chất kích thích bài tiết axit dạ dày. Uống trà có thể làm tăng lượng axit dạ dày, kích thích cho bề mặt loét. Vì vậy, thường xuyên uống trà đặc sẽ khiến bệnh tình tồi tệ hơn. Nhưng đối với những người bị loét nhẹ, có thể thưởng thức trà loãng sau khi uống thuốc 2 tiếng.
Ngoài ra, trà đen pha đường, sữa góp phần làm tiêu viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày, cũng có tác dụng nhất định đối với bệnh loét. Đặc biệt, uống trà còn có thể ngăn chặn sự tổng hợp của các hợp chất nitroso trong cơ thể, phòng ngừa đột biến tiền ung thư.
Người suy dinh dưỡng: Lá trà có chức năng phân giải chất béo. Vì vậy, thức uống này không thích hợp với người suy dinh dưỡng và nếu cố tình sử dụng sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người bị thiếu máu: Chất tanin trong trà có thể kết hợp với sắt để tạo thành các hợp chất không hoà tan, khiến cơ thể không nhận được đủ nguồn cung cấp sắt, vì vậy người thiếu máu không nên uống trà.
Bệnh nhân sỏi tiết niệu: Sỏi tiết niệu thông thường là sỏi canxi oxalate. Trong trà có chứa axit oxalic, sẽ kết hợp với canxi trong nước tiểu bài tiết,hình thành sỏi. Vì vậy, người bị sỏi tiết niệu được khuyến cáo không nên uống trà.
Bệnh nhân động mạch vành: Đối với người mắc bệnh động mạch vành có nhịp tim nhanh, đập sớm hoặc rung tâm nhĩ, chất caffein, theophylline trong trà gây hưng phấn, có thể tăng cường chức năng của tim, uống quá nhiều trà đặc sẽ khiến bệnh tái phát hoặc tăng nặng.
Do đó những người bệnh nhóm này chỉ có thể uống trà loãng nếu muốn. Nếu người bệnh có nhịp tim thường dưới 60 lần/phút nên uống nhiều trà để nâng cao nhịp tim, có tác dụng phối hợp trị liệu với thuốc.
Bệnh nhân cao huyết áp: Khi pha, mỗi gam trà chỉ dùng dưới 50 ml nước sôi được coi là “trà đặc”. Bệnh nhân cao huyết áp nếu uống quá nhiều trà đậm đặc, do tác dụng gây hưng phấn của chất caffein sẽ dẫn tới huyết áp tăng cao, không có lợi cho sức khoẻ.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sắp sinh, cho con bú, tiền mãn kinh không nên uống trà nhiều: Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần bổ sung sắt. Trà chứa nhiều tanin và acid oxalic làm hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt.
Vì vậy, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai không nên uống trà. Khi sắp sinh nở mà uống nhiều trà sẽ gây mất ngủ, mệt mỏi, mất sức. Chất tanin của trà hòa vào tuần hoàn máu sẽ gây ức chế hormone kích thích bài tiết sữa, làm thiếu sữa.
Chất tanin, cafein còn có thể qua sữa mẹ truyền sang cơ thể bé, gây kích thích làm trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân. Do vậy phụ nữ đang cho con bú không nên uống trà. Phụ nữ tiền mãn kinh hay có các rối loạn về tim mạch cũng không nên uống trà.
Trẻ nhỏ: Người lớn thường không cho trẻ uống nước trà bởi axit chứa trong trà có thể phản ứng kết hợp với sắt và kẽm… tạo ra các chất kết tủa. Các chất kết tủa này gây trở ngại cho sự hấp thụ, trao đổi chất ở trẻ em.
10 phương pháp hiệu quả chống lại căng thẳng
Nhịp sống hối hả khiến con người dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi khi đối mặt với quá nhiều áp lực. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục nhanh tình trạng này bằng một số mẹo đơn giản sau đây.
1. Nhai kẹo cao su
Ảnh: BrightSide
Khi bắt đầu cảm thấy bồn chồn hoặc khó chịu, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để bình tĩnh và tập trung trở lại. Theo một số nghiên cứu, nhai kẹo cao su không đường có thể giảm cảm giác thèm ăn vặt, hỗ trợ làm giảm lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày.
2. Uống trà
Ảnh: BrightSide
Một ly trà ấm có thể giúp bạn thư giãn và giải tỏa căng thẳng hiệu quả, đồng thời hỗ trợ loại bỏ độc tố, thanh lọc cơ thể. Bạn có thể sử dụng trà chanh và húng quế để chống căng thẳng. Bên cạnh đó, trà đỏ chứa chất chống oxy hóa sẽ kiểm soát cơn thèm ăn đáng kể, giúp hỗ trợ giảm cân.
3. Nói không với đồ uống có chất kích thích
Ảnh: BrightSide
Các loại đồ uống có chứa caffeine được coi là "kẻ thù" của sự thư giãn. Chất này là nguyên nhân chính làm tăng lượng adrenaline (hormone xuất hiện khi tức giận hoặc hồi hộp), kéo theo các triệu chứng căng thẳng và lo lắng, khiến bạn thèm ăn nhiều hơn. Thay vào đó, bạn nên chọn trà hoặc nước chanh để khắc phục tình trạng này, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
4. Ăn đồ cay
Ảnh: BrightSide
Một số nghiên cứu cho rằng, thêm ớt cay vào bữa ăn có thể kích thích vị giác và giải tỏa căng thẳng. Capsaicin - chất tạo nên vị cay của ớt - còn khiến cơ thể cảm thấy no lâu và đốt cháy nhiều calo hơn. Vì vậy, nếu cảm thấy lo lắng hoặc thèm ăn, bạn có thể thử mẹo này. Tuy nhiên, bạn lưu ý không sử dụng phương pháp này hàng ngày để tránh phản tác dụng.
5. Tránh thực phẩm màu đỏ và vàng
Ảnh: BrightSide
Màu sắc có ảnh hưởng rất lớn đến sự thèm ăn. Theo một số nghiên cứu, não con người sẽ kích hoạt một loạt cơ chế gây cảm giác đói khi nhìn thấy đồ ăn có màu đỏ hoặc vàng. Hạn chế các loại thực phẩm này sẽ tránh cơn thèm ăn khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng.
6. Bổ sung thực phẩm giúp bạn sản xuất "hormone hạnh phúc"
Ảnh: BrightSide
Serotonin được biết đến như là "hormone của hạnh phúc" nhờ nhiệm vụ điều chỉnh tâm trạng của con người. Khi mức serotonin thấp, cơ thể có xuất hiện cảm giác căng thẳng, cảm xúc thất thường, thậm chí trở thành nguyên nhân gây ra những cơn thèm ăn liên tục.
Để điều chỉnh mức serotonin cân bằng, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống để bổ sung tryptophan (một axit amin thiết yếu tác động đến quá trình sản sinh serotonin). Các thực phẩm được khuyến khích sử dụng gồm dứa, rau bina, mận và bơ.
7. Dùng bánh mì với dầu ô liu vào bữa sáng
Ảnh: BrightSide
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một số loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như bơ, dầu ô liu hay các loại hạt có thể cân bằng cảm xúc rất tốt. Nếu đang phải trải qua một giai đoạn căng thẳng kéo dài, bạn có thể chuyển chế độ ăn sáng bằng bánh mì với một chút dầu ô liu thay vì các loại thịt hoặc trứng.
8. Kích thích khứu giác bằng hương thơm của bạc hà
Ảnh: BrightSide
Mùi thơm tự nhiên của bạc hà có thể giúp bạn thư thái và dễ chịu hơn. Bạn có thể sử dụng lá bạc hà tươi hoặc tinh dầu bạc hà mỗi khi cảm thấy bất an hoặc căng thẳng. Một số nghiên cứu còn chứng minh rằng, hương bạc hà cũng hỗ trợ giảm cảm giác thèm ăn hiệu quả.
9. Sử dụng thực phẩm lành mạnh
Ảnh: BrightSide
Lo lắng và căng thẳng thường khiến bạn thèm ăn không kiểm soát. Để nhanh chóng khắc phục, bạn nên chọn một số loại hạt như óc chó, hạnh nhân hoặc trái cây. Ăn vặt vừa phải sẽ giúp bạn xua tan cơn đói, đồng thời không gây tình trạng thừa calo.
10. Dành 20 - 25 phút cho bữa chính
Ảnh: BrightSide
Ăn vội vàng và làm nhiều việc khi ăn có thể khiến bạn nạp thực phẩm không kiểm soát, đồng thời gây ra một số chứng bệnh về tiêu hóa. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tập trung khi ăn uống, ít nhất khoảng 20 - 25 phút cho mỗi bữa ăn. Bằng cách này, bạn sẽ cung cấp cho não bộ thời gian cần thiết để điều hòa và xử lý công việc thông suốt hơn.
Ăn nhẹ kiểu này, dễ dàng đẩy lùi cao huyết áp Nghiên cứu trên hơn 25.000 người ở Anh đã tìm ra vài món ăn nhẹ đơn giản là "thần dược" chống cao huyết áp. Công trình dẫn đầu bởi tiến sĩ Gunter Kuhnle từ Đại học Reading (Anh), có sự tham gia của nhiều nhà khoa học Anh và Mỹ. Theo đó, họ phát hiện ra các món ăn giàu nhóm chất chống...