Uống nước rau mùi có tác dụng gì với sức khoẻ?
Rau mùi là loại rau gia vị quen thuộc của người Việt, vậy uống nước rau mùi có tác dụng gì?
Từ lâu rau mùi được biết đến là loại rau gia vị quen thuộc giúp các món ăn trở nên ngon hơn. Tuy nhiên ít ai biết rằng, nước uống từ rau mùi cũng rất tốt cho sức khoẻ.
Tác dụng của rau mùi với sức khoẻ
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, rau mùi tính ấm, mùi thơm, giúp kích thích tiêu hóa. Rau mùi tác dụng chống đầy hơi, bồi bổ dạ dày. Ăn rau mùi giúp cải thiện tiêu hóa, hạ sốt, chữa cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, hỗ trợ người cao huyết áp.
Y học hiện đại xác nhận rau mùi chứa protein, vitamin, khoáng chất, chất béo, caroten và các chất dinh dưỡng khác, trong đó vitamin C cao hơn các loại rau thông thường.
Người bình thường ăn 7-10gram rau mùi có thể đáp ứng nhu cầu vitamin C một ngày của cơ thể. Hàm lượng carotene trong loại rau này cao hơn 10 lần so với cà chua, dưa chuột.
Nước rau mùi rất tốt cho sức khoẻ.
Uống nước rau mùi có tác dụng gì?
Dưới đây là những tác dụng của nước rau mùi đối với sức khoẻ:
Hỗ trợ hạ sốt
Video đang HOT
Rễ rau mùi tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp cơ thể ra mồ hôi, từ đó hạ sốt. Nước rau mùi còn có tác dụng tương đối tốt với lá lách, dạ dày.
Hỗ trợ giải độc, nhuận tràng
Rau mùi tác dụng giải độc, nhuận tràng, giảm mẩn ngứa, phong hàn, thúc đẩy khí huyết toàn thân lưu thông. Vì vậy, nấu nước rau mùi uống là một trong những cách giúp bạn giải độc, tránh táo bón.
Hàm lượng vitamin A,C trong rau mùi khá cao. Các loại vitamin này tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Nước rau mùi chứa carotenes, vitamin A giúp ngăn ngừa tổn thương do oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe đôi mắt của bạn và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
Mặc dù ăn rau mùi có nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng những người hay bị nóng bụng, ra nhiều mồ hôi nên ăn ít loại rau này để tránh gây ra chứng hôi miệng, khiến cơ thể nặng mùi.
Trên đây là những tác dụng của nước rau mùi với sức khoẻ. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.
Những loại rau gia vị tăng sức đề kháng, phòng bệnh trong thời tiết giao mùa
Tính cay ấm trong một số loại rau gia vị như rau mùi, rau húng, sả, tía tô... giúp sát khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong thời tiết giao mùa.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM, cho biết từ xa xưa các loại rau thơm được sử dụng để tăng hương vị cho món ăn và góp phần phòng bệnh, chữa bệnh. Dưới đây là các loại rau gia vị quen thuộc, có tính cay ấm, mùi thơm, chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng đề kháng, tốt cho sức khỏe.
1. Rau mùi
Rau mùi hay còn được gọi là ngò ta. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc...
2. Sả
Sả thường được ăn sống hoặc dùng làm gia vị tẩm ướp cho các món ăn. Sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa ho do cảm cúm và giúp lợi tiểu.
Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu...
3. Húng chanh
Húng chanh hay còn gọi là cây rau tần. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh có vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng chữa viêm họng, giải cảm, cho ra mồ hôi và chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được,...
Húng chanh (rau tần) có vị chua the, thơm hăng, tính ấm. Ảnh LÊ CẦM
Trong dân gian thường dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất thuốc nam cũng thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho, cảm cúm.
4. Húng quế
Theo đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau, kích thích tiêu hóa. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, ho, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.
5. Bạc hà
Bạc hà cùng họ với húng quế, là một loại rau gia vị ăn sống. Húng cây là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ...
6. Tía tô
Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng.
Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa.
Lá tía tô có vị cay, tính ấm. Ảnh LÊ CẦM
7. Lá lốt
Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae). Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi. Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu.
Trong dân gian, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh như đau nhức xương khớp, bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư), chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân...
8. Thì là
Lá thì là là gia vị quen thuộc không thể thiếu trong món canh cá, canh lươn, ốc, giúp tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn, loại bỏ được mùi tanh. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Hạt và lá thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, kích thích giúp ăn ngon miệng và tốt cho hệ tiêu hóa.
Loại rau mọc dại khắp nơi là "thuốc" bổ phổi, bảo vệ họng Đây là loại rau giúp giảm ho, nuôi dưỡng phổi rất tốt nhưng nhiều người chê không ăn vì mùi vị của nó. Rau diếp cá. Ảnh: ST Thời tiết miền Bắc đang chuyển từ thu sang đông tạo điều kiện thuận lợi cho các virus, vi khuẩn tấn công vào hầu họng gây viêm, ho, thậm chí là viêm phế quản, viêm...