Uống nhiều cà phê gây nhiễm mỡ trong máu
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh cho thấy uống 6 ly cà phê mỗi ngày có nguy cơ gây hại cho tim.
Cà phê có nhiều lợi ích cho sức khoẻ vì cung cấp chất chống oxy hóa, có lợi cho não và mang lại sự tràn đầy năng lượng vào buổi sáng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy uống quá nhiều cà phê trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Công bố của nhóm các nhà khoa học Anh trên Tạp chí Clinical Nutrition, khi nghiên cứu trên một dữ liệu gần 370.000 người Anh từ độ tuổi 37-73 tuổi có thói quen uống cà phê hằng ngày thì họ phát hiện rằng uống 6 ly cà phê trở lên mỗi ngày có thể làm tăng lượng mỡ trong máu và qua đó làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. Đó là một mối liên quan phụ thuộc vào liều lượng, càng uống nhiều cà phê, nguy cơ bệnh tim càng lớn.
Video đang HOT
Theo các nhà nghiên cứu, hạt cà phê có chứa cafestol và dưới tác động của nước nóng chiết xuất ra một hợp chất làm tăng quá trình tổng hợp cholesterol trong cơ thể người.
Nồng độ của cafestol trong cà phê phụ thuộc vào hạt cà phê và phương pháp ủ. Tuy nhiên có một tin tốt, cafestol chỉ phát tán mạnh nhất ở cà phê đun sôi không qua màng lọc.
Nếu một người chọn uống cà phê pha phin hoặc cà phê hòa tan có thể tránh được cafestol. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, uống cà phê vừa phải và điều độ vẫn là tốt nhất. Nhìn chung, để bảo vệ trái tim, bạn vẫn cần phải đi kiểm tra định kỳ mức cholesterol, và cần lưu ý thứ bỏ vào cà phê, vì uống số lượng cà phê dù ít nhưng nếu bỏ thêm kem béo hay quá nhiều đường cũng không hề tốt.
Làm sao để tỉnh táo khi bạn đã nhờn cafein?
Khi đã dùng nhiều đồ uống chứa cafein (một chất giúp não cải thiện sự tập trung và tỉnh táo) như cà phê, trà, nước ngọt hay sô cô la,... mà cơ thể vẫn không thể tỉnh táo, có thể bạn đã bị chứng nhờn cafein, theo trang tin Insider.
Có nhiều cách để giữ tinh thần tỉnh táo mà không cần cafein - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Giải thích về nguyên nhân của tình trạng này, các chuyên gia cho hay đó có thể là do yếu tố di truyền, do ảnh hưởng của chứng mất ngủ hoặc đơn giản là do bạn đã nạp quá nhiều cafein, khiến nhu cầu về lượng cafein nạp vào phải nhiều hơn nữa để có thể tác dụng được lên cơ thể.
Morgyn Clair, chuyên gia về dinh dưỡng lâm sàng tại thành phố Hudson (bang New York, Mỹ), cho biết để khắc phục, mọi người có thể thay thế việc nạp cafein bằng nhiều cách khác.
"Hãy thử uống nhiều nước, bởi mất nước là một nguyên nhân rất lớn gây ra mệt mỏi và khiến cơ thể không tỉnh táo", bà Clair nói.
Chuyên gia người Mỹ giải thích rằng việc uống đủ nước không chỉ có tác dụng giúp tinh thần tỉnh táo lập tức mà còn có tác dụng giúp cơ thể ngủ lâu hơn, từ đó giúp não dễ tập trung hơn.
Một nghiên cứu hồi năm 2019 tại Mỹ và Trung Quốc đã chứng minh được chất lượng giấc ngủ mỗi đêm của một người có liên quan mật thiết đến việc họ có uống đủ nước hay không.
Bên cạnh đó, bà Clair cho biết người muốn duy trì sự tỉnh táo cả ngày cũng nên có một bữa ăn sáng lành mạnh. Một nghiên cứu hồi năm 2008 được tiến hành trên các thanh thiếu niên từ 13 đến 20 tuổi đã chứng minh được mọi người sẽ tỉnh táo hơn sau khi ăn một bữa sáng đủ chất so với những ngày họ bỏ bữa, hoặc ăn qua loa.
Ngoài ra, việc vận động nhẹ nhàng hay đi ra ngoài hít thở và nhận ánh sáng mặt trời vào những khung giờ thích hợp cũng có tác dụng tương tự.
Theo đó, thói quen vận động sẽ kích thích não tiết ra hormone endorphin giúp tinh thần phấn chấn, vui vẻ và tỉnh táo. Còn việc phơi nắng vào những khung giờ có ánh nắng không quá gay gắt (thường là trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều) có thể giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ và khả năng tự phục hồi của cơ thể, theo Insider.
Điều xảy ra với cơ thể khi bạn uống cà phê ngay khi ngủ dậy Uống cà phê khi bụng đói có thể khiến bạn buồn ngủ hơn, tăng cân, có cảm giác bồn chồn... Một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Nevada-Reno (Mỹ) đã phát hiện ra bã cà phê có thể sử dụng làm dầu diesel sinh học. Trong tương lai gần, khói xe của bạn sẽ có mùi giống như một tách cappuccino...