Ươm tạo nhà khoa học trẻ bắt đầu từ học sinh trường chuyên
Để phát hiện và thu hút các mầm ươm khoa học, theo PGS.TS Nguyễn Hiệu, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội có 3 nhóm đó là học sinh trường chuyên, sinh viên và nhà khoa học trẻ.
Học sinh trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên – ĐHQGHN (Ảnh: VNU).
ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã xây dựng Đề án “Ươm tạo nhà khoa học trẻ tại ĐHQGHN” nhằm cụ thể hóa, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, triển khai chiến lược phát triển của ĐHQGHN đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045.
Trao đổi với báo chí, PGS.TS Nguyễn Hiệu, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, ươm tạo nhà khoa học trẻ tại ĐHQGHN vừa là mục tiêu vừa là động lực để tăng cường các nguồn lực chất lượng cao, phát triển đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên, cộng tác viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học đang giảng dạy, nghiên cứu, học tập tại ĐHQGHN và các trường đại học uy tín trong nước và quốc tế, hướng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mọi học sinh, sinh viên có mong muốn trở thành nhà khoa học và đáp ứng đủ yêu cầu về năng lực sẽ được tham gia chương trình của ĐHQGHN. Ươm tạo nhà khoa học trẻ tại ĐHQGHN được triển khai đồng bộ từ việc hướng nghiệp và thu hút học sinh giỏi từ các trường THPT, đào tạo đại học, sau đại học, sau tiến sĩ tại ĐHQGHN và các đối tác quốc tế, tuyển dụng, bố trí sử dụng và phát triển.
Ươm mầm khoa học từ 3 nhóm đối tượng
PGS.TS Nguyễn Hiệu, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ, Đề án “Ươm tạo nhà khoa học trẻ tại ĐHQGHN” phát hiện và thu hút các mầm ươm khoa học từ 03 nhóm:
Nhóm thứ nhất là từ các em học sinh, đặc biệt là học sinh trong hệ thống các trường chuyên, năng khiếu để đưa vào chương trình ươm tạo nhà khoa học từ trình độ đại học, định hướng trở thành các nhà nghiên cứu trình độ sau đại học. Nhóm này bao gồm những học sinh lớp 12 có học lực giỏi, xuất sắc có nguyện vọng và được tuyển chọn tham gia chương trình ươm tạo từ trình độ đại học.
Video đang HOT
Nhóm thứ hai bao gồm sinh viên và học viên giỏi, xuất sắc, thạc sĩ, giảng viên trẻ chưa là tiến sĩ có nguyện vọng và được tuyển chọn tham gia chương trình ươm tạo trở thành nhà khoa học có trình độ tiến sĩ.
Nhóm thứ ba là giảng viên và nhà khoa học trẻ đã đạt trình độ tiến sĩ có nguyện vọng tham gia chương trình ươm tạo nhà khoa học trẻ trình độ sau tiến sĩ, và/hoặc được tuyển dụng vào làm việc tại ĐHQGHN.
Bên cạnh đó, Đề án tập trung xây dựng được các chương trình ươm tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, hỗ trợ, kết nối giúp người học được trang bị, hỗ trợ, chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, điều kiện cần thiết để tham gia được vào các chương trình đào tạo tiến sĩ, sau tiến sĩ của ĐHQGHN và các cơ sở đào tạo uy tín ở trong nước, quốc tế.
Đề án là theo dõi, tư vấn, kết nối để các nhà khoa học trẻ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ, sau tiến sĩ có thể tham gia mạng lưới các nhà khoa học theo lĩnh vực chuyên môn, tiếp xúc và làm việc tại ĐHQGHN, tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học, công nghệ để phát triển đất nước.
PGS.TS Nguyễn Hiệu, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội (Ảnh: VNU).
Sẽ tổ chức được 5 cuộc thi tìm kiếm tài năng
PGS.TS Nguyễn Hiệu, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, thông qua các giải pháp về tìm kiếm, phát hiện, ươm mầm tài năng khoa học sẽ tổ chức được 05 cuộc thi cấp ĐQHGHN thường niên cho học sinh trung học phổ thông; tổ chức 05 khóa học khoa học mùa hè cho học sinh trung học phổ thông, thu hút từ 300-500 học sinh tham gia; bồi dưỡng và thu hút được 65 học sinh chuyên của các tỉnh đăng ký học tập tại ĐHQGHN, một số học sinh đạt giải thưởng cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế.
Đối với Chương trình ươm tạo nhà khoa học sẽ cấp học bổng 140 sinh viên, 90 học viên và 150 nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau tiến sĩ; số ấn phẩm thuộc ISI, Scopus là 380 công bố; các module đào tạo tiền tiến sĩ và hậu tiến sĩ được triển khai tốt, các học viên tham gia các khóa đào tạo đều có sản phẩm khoa học; 40 giảng viên, sinh viên ĐHQGHN được cử tham gia các chương trình trao đổi ngắn hạn ở nước ngoài.
Trong việc phát triển nhà khoa học, các cá nhân tham gia Đề án đề xuất thành công 5-10 nhiệm vụ KH&CN cấp ĐHQGHN và tương đương trở lên; từ 5 – 7 sản phẩm được đăng ký sở hữu trí tuệ, trong đó có các sản phẩm tiềm năng được doanh nghiệp tài trợ và có khả năng thương mại hóa.
Cao nhất từ trước đến nay, một tỉnh thưởng 700 triệu đồng cho học sinh giỏi
Tỉnh Quảng Ninh vừa thống nhất tăng các mức thưởng cho những học sinh có thành tích học tập xuất sắc.
Theo đó, mức thưởng cao nhất lên đến 700 triệu đồng.
Đây cũng là mức thưởng cao nhất của cả nước dành cho học sinh giỏi tính đến thời điểm này.
Tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021-2026 (từ ngày 7-9/12), 100% đại biểu đã thống nhất thông qua Nghị quyết quy định chế độ thưởng, hỗ trợ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của tỉnh Quảng Ninh và một số chính sách ưu đãi đối với học sinh trường chuyên từ năm học 2021-2022 đến năm học 2025-2026.
Theo Nghị quyết này, học sinh đoạt giải trong một số kỳ thi, cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia, đoạt huy chương khu vực quốc tế, đoạt huy chương quốc tế tại kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa, cuộc thi khoa học kỹ thuật, thi Olympic khu vực quốc tế, thi Olympic quốc tế các môn văn hóa sẽ được thưởng mức cao hơn nhiều so với giai đoạn trước đây.
Trong đó, mức thưởng cho học sinh giỏi cấp tỉnh tăng 1,7 lần so với giai đoạn 2016-2020; mức thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia tăng 3,5 đến gần 7 lần; mức thưởng cho học sinh đạt giải khu vực quốc tế tăng 2,8 đến 3,3 lần; mức thưởng cho học sinh đạt giải quốc tế tăng từ 3 đến 4,5 lần.
Cụ thể, học sinh đạt giải Nhất/Huy chương Vàng cấp quốc tế được thưởng 700 triệu đồng; cấp khu vực quốc tế được thưởng 500 triệu đồng; cấp quốc gia được thưởng 50 triệu đồng.
Nghị quyết cũng nêu rõ học sinh đạt giải là người dân tộc thiểu số được thưởng bằng 1,5 lần so với mức thưởng quy định nói trên.
Đối với giáo viên hoặc nhóm giáo viên trực tiếp giảng dạy, ôn luyện, tập huấn, hướng dẫn, bảo trợ học sinh đoạt giải được thưởng bằng 50% tiền thưởng cho học sinh đoạt giải.
Tỉnh Quảng Ninh cũng dành nguồn kinh phí hỗ trợ công tác tập huấn đội tuyển học sinh giỏi. Trong đó, chi tiền công cho chuyên gia được mời tham gia tập huấn 1 triệu đồng/giờ dạy. Chi tiền công cho giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục của tỉnh được cử tham gia tập huấn 500.000 đồng/giờ dạy,...
Học sinh đạt điểm 10 bài thi môn chuyên vào lớp 10 được thưởng 7,5 triệu đồng
Nghị quyết cũng có thêm chính sách hỗ trợ đặc thù cho học sinh trường chuyên. Cụ thể, các học sinh đang học tại lớp chuyên Trường THPT chuyên Hạ Long sẽ được hỗ trợ hằng tháng bằng 5 lần mức hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Chính phủ về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.
Học sinh có nhà ở xa trường khoảng cách từ 15 km trở lên được hỗ trợ tiền ăn 600.000 đồng/tháng. Học sinh được ưu tiên bố trí chỗ ở tại ký túc xá của trường và được hỗ trợ các khoản chi phí điện, nước, mạng internet, vệ sinh chung, bảo vệ trong thời gian ở bán trú, nội trú tại ký túc xá.
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, học sinh đạt điểm 10 bài thi môn chuyên của lớp chuyên đang học và không có bài thi môn chung dưới 5 điểm; có điểm xét tuyển cao nhất vào lớp chuyên đang học, trong đó bài thi môn chuyên đạt từ 8 điểm trở lên và không có bài thi môn chung dưới 5 điểm sẽ được thưởng 7,5 triệu đồng/học sinh.
Với giáo viên dạy môn chuyên tại lớp chuyên, trong học kỳ thực dạy ít nhất 60 giờ dạy chính khóa và chuyên đề môn chuyên tại lớp chuyên sẽ được hỗ trợ 10 triệu đồng/học kỳ.
Học sinh 5 trường chuyên có cơ hội nhận học bổng du học Hong Kong Học sinh 5 trường chuyên của Việt Nam có thành tích học tập xuất sắc nằm trong top 10% niên khóa tốt nghiệp của trường cùng những thành tích ngoài học thuật sẽ có cơ hội nhận học bổng du học tại Hong Kong. Mới đây, Trường ĐH Trung Văn Hong Kong (CUHK) đã công bố chương trình học bổng dành riêng cho...