Ươm mầm tương lai cho học sinh dân tộc thiểu số
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) Hà Nội tiền thân là Trường Phổ thông Trung học cấp II dân tộc nội trú huyện Ba Vì; Trường PTDTNT Hà Tây. Sau khi tỉnh Hà Tây hợp nhất về Hà Nội, trường được đổi tên thành Trường PTDTNT Hà Nội như ngày nay.
Một giờ học của học sinh Trường PTDTNT Hà Nội.
Việc ra đời một trường dân tộc nội trú tại vùng núi huyện Ba Vì có ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần nâng cao dân trí và bồi dưỡng những tài năng thuộc con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), để các em có thể góp phần xây dựng quê hương, làng bản, thôn xóm cũng như thành phố Hà Nội trong hiện tại và tương lai.
Trường có chức năng quản lý và nuôi dạy con em đồng bào DTTS trên địa bàn 14 xã miền núi của thành phố Hà Nội (các em được học từ lớp 6 đến lớp 12), giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết dân tộc, ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình; biết tôn trọng và bảo vệ truyền thống tốt đẹp của các dân tộc anh em. Đồng thời, giáo dục học sinh ý thức xây dựng, bảo vệ tổ quốc, tinh thần chịu khó trong học tập, nếp sống văn minh, khoa học để sau khi tốt nghiệp ra trường, các em có thể tiếp tục vào học các trường ĐH, CĐ, hay học nghề góp trí tuệ và sức lực vào công cuộc xây dựng quê hương, thôn bản của mình.
Ngày đầu mới thành lập, tháng 4/1994, nhà trường chỉ có 16 cán bộ nhân viên, trong đó có 1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó, 7 giáo viên, 7 nhân viên và tuyển sinh 3 lớp (120 em) cấp THCS. Lớp học chưa có, thầy trò phải dạy học nhờ Trường THPT vừa học vừa làm Ba Vì (nay là Trường THPT Ba Vì), học sinh ở tại 1 dãy nhà cấp 4. Dù trong muôn vàn khó khăn của một trường trung học những ngày đầu thành lập nhưng khát vọng xây dựng một lớp người mới cho quê hương có đạo đức, tri thức, sức khỏe, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc luôn cháy bỏng…
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ giáo viên và các em học sinh của nhà trường đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Đến nay trường đã có một cơ ngơi bề thế, khang trang giúp cho các hoạt động được thuận lợi, phong phú. Hàng năm có gần 1.000 học sinh được học tập, rèn luyện dưới mái trường này.
Về mặt hạnh kiểm, số học sinh xếp hạnh kiểm khá, tốt luôn đạt từ 97% trở lên, trong nhà trường không có học sinh vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội. Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực Khá – Giỏi đạt từ 50% đến 70%; học sinh đạt loại Giỏi cấp huyện, cấp thành phố cũng như tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp các cấp học, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 12 thi đỗ vào các trường Đại học (Dự bị ĐH), Cao đẳng, THCN luôn ở mức cao. Nhiều thầy cô đã trở thành giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua, có người trở thành quản lý, lãnh đạo địa phương. Nhiều học sinh ra trường trở thành giảng viên, nhà giáo, nhà báo, sĩ quan quân đội… công tác ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc. Đặc biệt có những học sinh sau khi ra trường tiếp tục quay lại trường công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục con em DTTS.
Học sinh trong trang phục dân tộc.
Cô giáo Nguyễn Thị Bích, học sinh khóa 1, sau khi tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội đã quay trở lại trường, tiếp bước các thầy cô giáo với sự nghiệp trồng người. Cô Bích chia sẻ: “Tôi rất biết ơn Đảng, nhà nước cũng như các thầy cô Trường PTDTNT đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội học tập, tiến bước, có sự trưởng thành như ngày hôm nay. Và cũng rất tự hào khi tiếp tục được cống hiến sức mình cho công cuộc đào tạo, giáo dục con em DTTS”.
Các học sinh học tập tại đây, chiếm đa số là dân tộc Mường, Dao… Những học sinh ở các xã cách trường xa được ở lại trường, một phần nhỏ học sinh thuộc các xã Tản Lĩnh, Ba Trại… được ở ngoại trú. Với các học sinh nội trú, hàng ngày các em có lịch sinh hoạt, học tập nghiêm ngặt dưới sự quản lý của các thầy cô và Ban Quản lý nội trú. Sáng sớm sẽ có kẻng báo thức, gọi các em dậy tập thể dục. Ngoài các giờ học chính khóa, các em tự học buổi chiều và buổi tối, dưới sự giám sát của thầy cô trực ban. Để tạo thói quen gìn giữ bản sắc dân tộc cho các học sinh, những buổi sáng thứ Hai chào cờ đầu tuần hoặc trong các dịp biểu diễn văn nghệ, giao lưu… các học sinh đều phải mặc quần áo dân tộc.
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn có ý thức và xác định vị trí, chức năng nhiệm vụ của một nhà trường chuyên biệt, nuôi dạy, quản lý giáo dục và rèn luyện học sinh con em đồng bào DTTS của thành phố trở thành con người phát triển toàn diện về trí, đức, thể, mỹ. Nhà trường đã tham gia các hội thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của các trường PTDTNT toàn quốc, tạo điều kiện cho các học sinh DTTS được giao lưu, học hỏi. Năm 1998, tổ chức tại Thanh Hóa, năm 2002 tổ chức tại Gia Lai, năm 2006 tổ chức tại Bắc Giang, năm 2010 tổ chức tại Quảng Ngãi, năm 2014 tại Cần Thơ… Qua những lần tham gia, nhà trường được Bộ GDĐT tặng cờ đơn vị xuất sắc, xếp hạng từ thứ 3-6 toàn quốc.
Đại diện lãnh đạo nhà trường chia sẻ: Đến thời điểm này có thể khẳng định, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã tạo ra động cơ tích cực, giúp cho các em học sinh vùng đồng bào DTTS của khu vực Hà Nội được theo học và dạt được kết quả hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Khẳng định việc xây dựng và phát triển hệ thống trường PTDTNT, trong đó có trường PTDTNT Hà Nội đã đóng góp được một phần tích cực vào nâng cao dân trí và bồi dưỡng những tài năng thuộc con em đồng bào DTTS, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng quê hương, làng bản, thôn xóm cũng như TP Hà Nội trong hiện tại và tương lai.
Trong những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả đào tạo, trong đó đội ngũ tiên phong đi đầu là các thầy cô giáo. Không ngừng nâng cao nghiệp vụ của bản thân, làm sao gần gũi yêu thương học sinh, góp phần vào việc dào tạo nguồn nhân lực con em đồng bào DTTS tại mái trường này, để các em thực sự cảm nhận mái trường PTDTNT là ngôi nhà chung, địa chỉ đáng tin cậy của con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Hà Nội.
Thấy gì qua kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm 2020 (phần 2)
Có cần xem xét trách nhiệm những địa phương, trường trung học cơ sở mà học sinh trúng tuyển vào lớp 10 với điểm dưới trung bình?
( Tiếp theo phần 1)
Thứ hai, giáo dục trong mối quan hệ tổng thể
Video đang HOT
Từng có dự báo vào năm 2006, rằng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Mốc thời gian đó nay dịch chuyển đến năm 2030.
Cũng từng có ý kiến, rằng chúng ta đã "Từng bước đưa nền giáo dục nước nhà phát triển sánh ngang với nền giáo dục tiên tiến". [3]
Một nền công nghiệp phát triển không đạt kỳ vọng cũng có nghĩa là phát triển kinh tế chưa đạt yêu cầu thì giáo dục liệu có phải là ngoại lệ, giáo dục đã, đang hay sẽ "phát triển sánh ngang với nền giáo dục tiên tiến"?
"Thành quả" dễ nhận thấy là chúng ta đã hình thành và củng cố trong học sinh, cha mẹ học sinh, gia đình và xã hội tâm lý học hết chương trình phổ thông phải vào đại học.
"Chúng ta" ở đây không phải một mình ngành giáo dục mà còn bao gồm sự tham gia của các bộ phận thuộc hệ thống chính trị như truyền thông, văn hóa, tổ chức, nội vụ,...
Thi tuyển một vị trí công chức, viên chức cơ quan nhà nước cần có nhiều loại bằng cấp, chứng chỉ là yêu cầu của ngành Nội vụ.
Đề bạt, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ phải có thêm các bằng cấp khác (quản lý nhà nước, chứng nhận chuyên viên,...) là yêu cầu của bên Tổ chức.
Không trúng tuyển vào đại học luôn là gánh nặng tâm lý với bộ phận đông đảo học sinh và phụ huynh.
Phải thừa nhận chúng ta đã không đạt được kỳ vọng về một đất nước công nghiệp vào năm 2020, vậy kỳ vọng một "nền giáo dục tiên tiến" có rơi vào tình trạng tương tự?
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội. (Ảnh minh họa: Thùy Linh)
Theo Luật Giáo dục, cấp mầm non (gồm hai bậc học giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo) là "giáo dục phổ cập", với cấp phổ thông bậc tiểu học là "giáo dục bắt buộc", bậc trung học cơ sở là "giáo dục phổ cập", bậc trung học phổ thông không "phổ cập" và cũng không "bắt buộc".
Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.
Giáo dục bắt buộc là giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện.
Khoản 2, điều 17 "Đầu tư cho giáo dục" trong Luật Giáo dục 2019 quy định:
"Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp".
Luật Giáo dục có điều khoản: "Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc" (Khoản 3, điều 14).
Một khi luật đã quy định công dân "có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục" thì việc không hoàn thành "phổ cập giáo dục" bậc trung học cơ sở là vi phạm pháp luật.
Hai đối tượng liên quan đến việc "không hoàn thành phổ cập giáo dục" bậc trung học cơ sở là người học và cơ quan quản lý giáo dục.
Bài viết này không bàn đến đối tượng người học.
Với cơ quan quản lý giáo dục, nếu địa phương để cho học sinh trung học cơ sở không có bằng tốt nghiệp là gián tiếp phạm luật (bởi luật quy định "người học" chứ không phải cơ quan quản lý) và phải chăng đây là nguyên nhân khiến tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở khắp các địa phương luôn ở mức rất cao, có nơi như Quảng Ninh đạt 99,6%. [4]
Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở bị đẩy lên cao chót vót nhưng chất lượng không tương xứng không chỉ phản ánh năng lực học sinh mà còn cho thấy cung cách điều hành, quản lý giáo dục bị áp lực thế nào từ quy định trong Luật Giáo dục.
Trong khi luật quy định phải "ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp..." thì phải hiểu thế nào về phát biểu của một lãnh đạo sở, rằng "ở khu vực miền núi, học sinh đến trường đã là thành công"?
Thực tế cho thấy cứ sau kỳ nghỉ hè, giáo viên không ít trường miền núi lại thấp thỏm mong chờ học sinh đến trường, có nơi thày cô phải đến tận gia đình vận động học trò đi học.
Báo Dân tộc và Phát triển, cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc đặt vấn đề:
"Giải pháp nào cho vấn nạn học sinh dân tộc thiểu số bỏ học?";
"Cần có giải pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng học sinh dân tộc thiểu số bỏ học".
Liệu có thể áp dụng quy định "nghĩa vụ phổ cập giáo dục trung học cơ sở" để buộc học sinh dân tộc thiểu số không được bỏ học?
Luật ban hành xa rời thực tế, không thể áp dụng là lỗi của cơ quan soạn thảo, ban hành hay còn cũng có lỗi của cơ quan thực thi?
Như đã trích dẫn, học sinh trung học cơ sở tốt nghiệp với tỷ lệ cao chót vót bởi bậc học này không phải thi tốt nghiệp mà do Phòng Giáo dục huyện xét duyệt.
Vậy có cần xem xét trách nhiệm những địa phương, trường trung học cơ sở mà học sinh trúng tuyển vào lớp 10 với điểm dưới trung bình?
Câu hỏi này chắc chắn không có câu trả lời bởi nếu thế Hà Nội sẽ là 30%, Thành phố Hồ Chí Minh là 50% và có tỉnh sẽ là gần 100%.
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là những địa phương "giàu" nhất cả nước, song "có thực" liệu có thể "vực được đạo"?
Thứ ba, chủ trương hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục
Phân luồng giáo dục nhắm mục đích "học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội..." (Khoản 2, điều 9 Luật Giáo dục).
Một thống kê cho thấy tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1,33% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở chuyển sang học nghề, tại Quảng Ninh, tỷ lệ này là 15%... [4]
Một bài viết trên Nhandan.com.vn cho biết:
"Theo mục tiêu của ngành giáo dục, mỗi năm phải phân luồng được khoảng 30% học sinh sau tốt nghiệp THCS theo học các trường nghề, 70% còn lại sẽ vào lớp 10 khối THPT.
Nhưng trên thực tế, trong nhiều năm qua, số học sinh tốt nghiệp THCS tham gia học nghề chưa đến 10%". [5]
Vì sao có tới 81% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục theo học bậc trung học phổ thông, vì sao việc phân luồng thất bại?
Câu trả lời nằm ở chỗ nhà nước vẫn bao cấp giáo dục bậc trung học phổ thông.
Người viết đã nhiều lần kiến nghị tập trung nguồn lực cho giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.
Vẫn là 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục nhưng tập trung cho giáo dục bắt buộc và giáo dục phổ cập, điều này hoàn toàn phù hợp với quy định trong Luật Giáo dục "Nhà nước ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục".
Luật Giáo dục không hề đề cập chuyện "nhà nước ưu tiên đầu tư cho bậc trung học phổ thông".
Cần phải mạnh dạn điều chỉnh chính sách giáo dục theo hướng giáo dục bắt buộc (tiểu học) và giáo dục phổ cập (mầm non và trung học cơ sở) được nhà nước bao cấp toàn bộ, bậc trung học phổ thông sẽ tự chủ toàn diện.
Làm được việc này, các gia đình khó khăn về kinh tế sẽ không phải lo chuyện kinh phí học tập cho con cái ít nhất là 9 năm học (từ lớp 1 đến lớp 9), nếu cộng thêm cấp mầm non thì có thể là khoảng 10 - 15 năm.
Nếu vào học trung học phổ thông là chuẩn bị hướng nghiệp cho tương lai thì việc phải trả tiền không thể xem là bị bỏ rơi.
Mặt khác, việc phải chi trả cho bậc học này sẽ khiến nhiều gia đình và học sinh tự động cân nhắc việc theo học trung học phổ thông hay chuyển sang học nghề, học cao đẳng hoặc đi làm.
Nếu không tập trung nguồn lực cho bậc học trung học cơ sở thì đầu vào các bậc học, cấp học cao hơn (trung học phổ thông, cao đẳng, đại học) sẽ vẫn chỉ là lứa học sinh với kết quả học tập dưới trung bình.
Đây thực sự là điều cần phải báo động vì cho đến nay, khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài ngần ngại đầu tư vào Việt Nam vì trình độ lao động có tay nghề cao không đáp ứng.
Giáo dục không chỉ cần đổi mới toàn diện mà thực sự cần một cuộc cách mạng./.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://laodong.vn/giao-duc/cong-bo-diem-thi-diem-chuan-lop-10-tinh-ha-nam-nam-2020
[2] https://laodong.vn/giao-duc/ha-noi-ha-diem-chuan-vao-lop-10-cua-cac-truong-thpt-tren-dia-ban-825709.ldo
[3] https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc-su-kien/tung-buoc-dua-nen-giao-duc-nuoc-nha-phat-trien-sanh-ngang-voi-nen-giao-duc-tien-tien-602926
[4] https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/tim-huong-di-hieu-qua-cho-phan-luong-sau-thcs-593832.html
[5] https://nhandan.com.vn/tin-tuc-giao-duc/can-giai-phap-dot-pha-cho-phan-luong-giao-duc-355807
Thống nhất từ ngữ tiếng Việt ở các vùng, miền trong sách giáo khoa Cử tri tỉnh Long An đề nghị Bộ GD&ĐT khi phát hành sách giáo khoa nên thống nhất từ ngữ tiếng Việt ở các vùng, miền để học sinh, nhất là người dân tộc thiểu số dễ sử dụng và tiếp cận được tri thức. Ảnh minh họa Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Việc thống nhất về từ ngữ tiếng...