Ước vọng trong dịp 20/11 của thầy giáo mầm non duy nhất nơi cực Tây Tổ quốc
‘Dịp 20/11, tôi không mong gì cho bản thân, chỉ ước có một con đường đẹp cho học sinh đến trường, và các em có đủ áo ấm khi mùa đông lạnh về’.
Thầy giáo Bàn Văn Đức (Dân tộc Dao, sinh năm 1990, điểm trường Chuyên Gia 3, Trường Mầm non Nậm Kè, huyện Mường Nhé, Điện Biên) bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng những mong ước cho học sinh có điều kiện sinh hoạt và học tập tốt hơn.
Khi biết có khách, nhiều ánh mắt ngây thơ của học trò dõi theo, có lẽ từ lâu các em không gặp những “người lạ” đến trường. Các em chỉ quen gia đình, bạn cùng bản và thầy giáo Đức.
Tuy lạ, nhưng rất nhanh chóng, các em khoanh tay chào khách từ nơi xa đến. Học sinh ở vùng khó này được thầy Đức giảng dạy lễ phép và rất ngoan ngoãn.
Công việc hàng ngày của thầy Bàn Văn Đức bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng, ra trung tâm mua thức ăn cho gần 50 học sinh rồi đi xe máy tới lớp đón học sinh. Điểm trường cách trường chính 17 km, đi lại khó khăn, hầu hết là đường đèo dốc quanh co. Ảnh: LC
Mới nhìn lần đầu, không mấy ai nghĩ người đàn ông có vẻ ngoài “xù xì, thô ráp” đó là một giáo viên mầm non. Đặc biệt, lại là thầy giáo mầm non duy nhất ở Mường Nhé.
Nhưng đến khi gặp gỡ thì ấn tượng của chúng tôi với thầy giáo – vẫn được gọi vui là “đẹp trai nhất cực Tây” – lại rất đặc biệt. Thầy Bàn Văn Đức hồ hởi, cởi mở, học sinh tíu tít vây quanh thầy.
Thầy Đức còn nhớ hồi năm 2012 được cử về địa phương công tác, ngày đầu tiên vào bản nhận việc, thầy bị dân làng nghi ngờ không phải là giáo viên vì từ trước đến nay ở bản Chuyên Gia 3 chưa từng có tiền lệ nào về một thầy giáo dạy bậc mầm non cả.
Video đang HOT
Thầy giáo Bàn Văn Đức cho học sinh ăn trưa. Ảnh: NVCC
“Ngày đầu nhận việc, tôi phải đối thoại nhiều với phụ huynh. Họ lo không biết thầy có chăm sóc được con họ được không. Cũng phải giải thích rất nhiều họ mới…tạm tin”, thầy Đức nhớ lại.
“Đến giờ thì bà con quý mến lắm, không cho thầy đi bản khác nữa ấy chứ. Học sinh của bản cũng ngoan, lớn lên, nhiều em đi học về vẫn nhớ và hỏi thăm thầy giáo mầm non”, thầy Đức chia sẻ.
Khi được hỏi vì sao lại chọn trở thành một thầy giáo mầm non, thầy Đức chỉ cười và cho rằng đó là cái duyên với nghề và nghề đã chọn người.
Vốn dĩ là dân thể dục thể thao, cũng từng theo đuổi thể thao chuyên nghiệp, nhưng cuộc sống với nhiều thay đổi đã đưa thầy sang ngành sư phạm thể dục, cuối cùng, thầy Đức lại chọn thành một giáo viên mầm non.
“Nghề sư phạm đúng là tôi đã chọn, nhưng tôi không nghĩ mình sẽ theo bậc học mầm non. Bản thân tôi cũng rất yêu mến trẻ, nên khi quyết định làm giáo viên mầm non cũng chỉ lăn tăn một chút thôi, việc ấy qua rất nhanh. Đến bây giờ tôi vẫn hạnh phúc với lựa chọn của mình”, thầy Đức chia sẻ thêm.
Thầy Đức chăm sóc trẻ vô cùng khéo léo. Ảnh: NVCC
Đến nay, thầy Bàn Văn Đức đã có 11 năm công tác tại bản Chuyên Gia 3, dù mưa nắng, thầy vẫn có mặt tại trường đúng giờ để đón học sinh vào lớp.
Học sinh mầm non ở đây chủ yếu là con em đồng bào người Mông, từ 2 tuổi bắt đầu đến trường. Hiện lớp học của thầy ghép hai nhóm 4 và 5 tuổi, mỗi nhóm hơn 20 học sinh.
“Lúc lên bản nhận công tác, có 2 anh em (tôi và một thầy giáo nữa), nhưng một người không chịu được áp lực nên đã bỏ sang nghề khác, từ đó đến nay, còn một mình tôi ở Mường Nhé là giáo viên nam dạy mầm non”, thầy Đức nói.
Thầy Đức cũng cho biết thêm: “Lúc đầu, thầy – trò khác biệt ngôn ngữ nên tôi cũng phải vừa dạy, vừa đoán, vừa hướng dẫn các em từng bước một, khá vất vả. Nhưng rồi học giao tiếp dần nên thân quen hơn với học trò, từ đó công việc bớt khó khăn hơn”.
Quê gốc của thầy ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, mấy năm thầy mới được về nhà một lần do đường xa, thời gian đi lại kéo dài và tốn kém kinh phí.
Ước mơ có bếp ga nấu ăn cho đỡ vất vả cũng còn khá “xa xôi” của thầy và trò điểm trường Chuyên Gia 3. Ảnh: NVCC
“Đầu mỗi năm học là lúc tôi thấy vất vả, trăn trở nhất, bởi các em về nghỉ hè ba tháng là không muốn quay lại trường. Những em mới đến tuổi đi học, lần đầu đến trường khóc rất nhiều khiến thầy cũng căng thẳng theo”, thầy Bàn Văn Đức chia sẻ.
Trường Mầm non Nậm Kè có 12 điểm trường, 568 học sinh. Điểm bản mà thầy Đức dạy là xa trường trung tâm nhất.
Điểm trường Chuyên Gia 3 trước đây chỉ có lán tạm, sau đó được hỗ trợ dựng lớp từ vật liệu ghép. Thầy và các thế hệ học trò đã cùng nhau khắc phục điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn như vậy để hoàn thành việc dạy và học. Đến năm 2019, điểm trường được xây dựng mới.
Nhớ lại những khó khăn từ buổi đầu nhận lớp, bám bản, thầy Đức nói: “Những ngày ấy đã qua như một giấc mơ. Nếu so với ngày tôi mới đến nhận công tác, trường giờ đã khang trang hơn, tốt hơn. Thế nhưng vẫn còn nhiều vất vả lắm.
Các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên mầm non vẫn ngày ngày vượt lên chính mình, ở lại với học trò, với biên cương để gieo chữ”.
Là thầy giáo mầm non nhưng những cử chỉ ân cần của thầy Đức khi chăm lo cho học sinh không thua kém bất kỳ một nữ giáo viên nào. Ảnh: NVCC
Nói về ước mơ của mình, thầy Đức bảo, ước mơ thì nhiều, nhưng trước mắt vẫn là mong có con đường vào bản để các em đến lớp đỡ trơn trượt, đỡ bị ngã, mùa đông, các em có nhiều áo quần ấm hơn…
Về phần mình, thầy Đức bảo, thầy vẫn đang hạnh phúc với những gì mình đang có, và cũng chưa có ý nghĩ sẽ chuyển vùng thuận lợi hơn.
Thay đổi giờ vào học, phụ huynh vẫn phải đưa con đến trường như trước
TP.HCM đã chính thức ban hành văn bản về việc điều chỉnh giờ vào học. Đối với cấp mầm non, tiểu học và THCS, dù thời gian có lùi một chút nhưng một số phụ huynh cho biết, do tính chất công việc nên vẫn phải đưa con đến trường trong khung giờ cũ.
Theo hướng dẫn mới, các trường điều chỉnh giờ, bắt đầu tiết học đầu tiên đối với bậc mầm non và tiểu học không trước 7h30, cấp THCS không trước 7h15 và cấp THPT không trước 7h. Các trường cũng phải xây dựng kế hoạch mở cửa đón học sinh từ 6h30, không để học sinh đi học trễ hoặc về sớm tập trung ở khu vực trước cổng trường.
Theo khảo sát, hiện tại có một số trường tại quận Gò Vấp, quận 12 bắt đầu thực hiện quy định mới. Các trường còn lại dự kiến áp dụng vào đầu tuần tới. Cũng có một số trường ở Quận 1, Quận 3, Quận 8... đã thực hiện giờ vào lớp cho bậc học mầm non, tiểu học từ 7h30 nên không có thay đổi.
Những phụ huynh phải đi làm xa, làm sớm đều phải đưa con đến trường sớm như lịch trước đây.
Ông Nguyễn Long Giao, Hiệu trưởng trường THCS Lý Thánh Tông (Quận 8) cho biết, nhà trường đã lên kế hoạch điều chỉnh giờ vào học và sẽ áp dụng từ tuần sau. Hiện tại học sinh của trường vào học tiết đầu lúc 7h. Việc điều chỉnh lùi thêm 15 phút cũng không gây xáo trộn nhiều.
Còn chị Nguyễn Loan, có con đang học lớp 2 tại một trường tiểu học ở Quận 12 cho biết, nhà trường có thông báo thay đổi giờ vào học của con từ 7h15 sang 7h30 từ đầu tuần này. Việc điều chỉnh giờ vào lớp không làm xáo trộn sinh hoạt hằng ngày của gia đình vì chị vẫn phải đưa con đến trường trong khoảng từ 6h30-7h.
Chị Loan cho biết, khi đưa con đến trường, chị thấy rất nhiều phụ huynh cũng đưa con đến trường sớm: "Tôi nghĩ điều chỉnh giờ cũng chỉ đáp ứng được với một bộ phận phụ huynh sát giờ đó mới đưa con đi học thôi còn những phụ huynh đi làm xa, đi làm sớm thì vẫn phải giữ nguyên việc đưa con đi học giống giờ như trước"./.
Màn múa hát đáng yêu của thầy giáo mầm non và học trò vùng cao gây chú ý Thầy giáo và những học sinh mầm non lớp 4 tuổi ở Thái Nguyên thể hiện màn múa hát đáng yêu khiến người xem vô cùng thích thú. Trên trang cá nhân, thầy Ma Đình Hiểu (sinh năm 1989, Trường Mầm non Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) mới đây chia sẻ màn hát múa mà thầy triển khai với lớp...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Israel tuyên bố đáp trả mạnh mẽ đối với Houthi
Thế giới
19:47:38 22/04/2025
Tình trạng của phu nhân hào môn Vbiz sau khi nhập viện cấp cứu liên tục, sức khỏe suy kiệt
Sao việt
19:46:47 22/04/2025
Khởi tố thêm 5 bị can trong vụ án tham ô tiền tỷ tại một xã miền núi ở Phú Yên
Pháp luật
19:41:02 22/04/2025
Lý do Lindelof bỏ về giữa trận gặp Lyon
Sao thể thao
18:42:19 22/04/2025
Lão nông miền Tây dành gần 25 năm dựng nhà nghìn tháp, đậm chất Khmer
Netizen
18:40:34 22/04/2025
Người đàn ông 70 tuổi thoát khỏi cô đơn nhờ tô hồng cả ngôi nhà và đoạn phố
Sáng tạo
17:12:10 22/04/2025
Vicky Nhung 'gỡ rối tơ lòng' cho những trái tim tổn thương
Nhạc việt
17:06:07 22/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối thanh mát từ món chính đến phụ, ăn đã miệng
Ẩm thực
16:49:12 22/04/2025
"Ngọc nữ màn ảnh" bị bóc trần nhan sắc thật với loạt hình ảnh dưới ống kính "team qua đường"
Sao châu á
16:42:01 22/04/2025
Trúng số đúng 2 ngày liên tiếp (22, 23/4), 3 con giáp định sẵn số giàu sang, vận may tăng vọt
Trắc nghiệm
16:18:23 22/04/2025