Ước mơ trở thành phóng viên của nữ sinh đạt điểm tuyệt đối môn Lịch sử
Với tinh thần vượt khó, không ngừng vươn lên trong học tập, em Nguyễn Thị Kim Hồng (học sinh Trường Trung học Phổ thông Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) đã đạt được thành tích cao trong Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2019 với tổng số điểm 26,5, đặc biệt môn Lịch sử đạt điểm 10 tuyệt đối.
Em Nguyễn Thị Kim Hồng (bên trái) vui mừng chia sẻ về thành tích học tập của bản thân.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có bố mẹ đều là công nhân Công ty Cà phê tại xã vùng sâu Cư Dliê M’nông, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, do không có trường lớp tại địa phương nên từ năm lớp 6, Nguyễn Thị Kim Hồng đã phải vượt hơn 30 km ra ở trọ tại trung tâm huyện để học tập.
Trong khi các bạn cùng trang lứa đang được bao bọc bởi gia đình, từ năm học lớp 6, Kim Hồng đã tự lập để theo đuổi con đường học tập. Nhớ lại những năm đầu xa gia đình, Kim Hồng chia sẻ, khi bắt đầu cuộc sống tự lập, em rất buồn. Được gia đình động viên, Hồng vượt qua những năm học xa nhà, đạt thành tích cao trong học tập.
Từ năm lớp 1 đến lớp 12, Kim Hồng luôn là học sinh khá, giỏi. Hồng còn đạt được nhiều thành tích trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh như: Huy chương Bạc Olympic 10/3 môn Địa lớp 10 tỉnh Đắk Lắk, Huy chương Vàng Olympic 10/3 môn Địa lớp 11 tỉnh Đắk Lắk… Tại Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2019, Kim Hồng đạt điểm 10 tuyệt đối môn Lịch sử cùng tổng số điểm 26,5, trở thành thủ khoa khối C của tỉnh Đắk Lắk.
Nói về cảm xúc sau khi có kết quả thi, Kim Hồng rất vui mừng, xúc động, vì đây không chỉ là kết quả của sự cố gắng trong những năm tháng vượt khó học tập xa nhà mà còn là món quà đền đáp công lao dưỡng dục của bố mẹ và thầy cô. Đặc biệt, niềm vui được nhân lên gấp bội với điểm 10 tuyệt đối môn Lịch sử, môn học mà Kim Hồng luôn dành một phương pháp học tập đặc biệt cùng niềm đam mê từ nhỏ.
Kim Hồng chia sẻ: Trong khi nhiều bạn trẻ thờ ơ, không đầu tư sâu cho môn Lịch sử, em lại tìm được những điều thú vị từ môn học này và luôn có một tình yêu, động lực để đào sâu kiến thức, vận dụng trong thực tế cuộc sống.
Video đang HOT
Em luôn nhớ câu nói của giáo viên dạy Lịch sử tại trường phổ thông, học Lịch sử để hiểu về quá khứ, biết được hiện tại và dự đoán tương lai. “Đây là câu nói khiến em khát khao tìm hiểu về lịch sử, cội nguồn dân tộc, tiến trình phát triển của thế giới. Từ đó liên hệ với hiện tại, vận dụng vào việc phân tích, dự đoán những vấn đề toàn cầu đang diễn ra hàng ngày”, Kim Hồng cho biết.
Đối với Kim Hồng, quá trình học tập môn Lịch sử có những niềm vui khó diễn tả. Đó là khi tìm được những câu chuyện, kiến thức lịch sử ngoài sách giáo khoa, từ đó liên hệ với kiến thức đang học. Đặc biệt, khi có bạn trong lớp nhờ Hồng giải đáp về những vấn đề lịch sử, mối quan hệ hiện tại của các nước trên thế giới hay vấn đề toàn cầu đang diễn ra, đều được Hồng dùng kiến thức lịch sử giải đáp. Đây là điều khiến Kim Hồng cảm thấy vô cùng phấn khích.
Nói “bí quyết” để chinh phục môn Lịch sử, Kim Hồng luôn có cách học riêng biệt. Với đặc thù môn học có nhiều sự kiện, mốc thời gian, ngoài việc nắm các sự kiện, mốc thời gian cơ bản, cần nắm rõ bản chất mỗi giai đoạn lịch sử, học để hiểu, từ đó có cách tư duy phù hợp. Kim Hồng luôn có một cuốn sổ tay để ghi lại kiến thức cơ bản nhất trong mỗi thời kỳ lịch sử. Việc ghi lại vào sổ tay không chỉ giúp củng cố trí nhớ mà còn hiểu sâu về vấn đề lịch sử.
Với tình yêu đặc biệt dành cho môn Lịch sử, Kim Hồng còn tìm và tham gia các group về khám phá lịch sử trên mạng xã hội facebook để giao lưu, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm học tập bộ môn này với người cùng đam mê. Thông qua group trên mạng xã hội, em tiếp cận với nhiều bộ đề thi môn Lịch sử và tự thi thử qua nhiều bộ đề. Việc này góp phần rèn luyện khả năng làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử và tự củng cố kiến thức cho bản thân. Từ đó, hình thành khả năng nhận diện đáp án đúng nhất trước mỗi câu hỏi có tính đánh đố thí sinh.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, Kim Hồng cho biết, em đã đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành Báo chí truyền thông Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Mơ ước sau này của em sẽ trở thành một phóng viên góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự phát triển của xã hội.
Bài và ảnh: Tuấn Anh
Theo TTXVN
Tuyển sinh đại học 2019: Điểm chuẩn có nhiều biến động
Với việc thay đổi cách tính điểm tốt nghiệp cùng với cách ra đề an toàn (theo đánh giá của nhiều giáo viên phổ thông), các chuyên gia dự báo điểm chuẩn vào các trường đại học (ĐH) năm nay sẽ có nhiều biến động. Cùng với đó, nhiều ngành vốn thu hút thí sinh cũng sẽ có điểm chuẩn nhỉnh hơn so với năm 2018.
Đoàn công tác Bộ GD-ĐT kiểm tra tại Phòng thư ký chấm thi của cụm thi TPHCM
Điểm chuẩn nhiều trường sẽ cao hơn năm ngoái
TS Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM), cho biết đến nay chưa có kết quả chấm thi và thống kê phổ điểm đầy đủ tất cả các môn. Nhưng theo đánh giá về đề thi từ giáo viên phổ thông, TS Phạm Tấn Hạ nhận định kết quả điểm thi năm nay sẽ nhỉnh hơn so với năm 2018. Cùng với đó, kết quả chấm thi môn Ngữ văn của cụm thi TPHCM cho thấy có 61.325 bài thi đạt điểm từ trung bình trở lên (chiếm tỷ lệ 89,4%), trong đó có 1.366 bài đạt từ điểm 8 trở lên (tỷ lệ 1,9%), có 6 bài thi đạt điểm 9. Do đó, nhiều khả năng điểm chuẩn của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và một số trường khác sẽ ở mức bằng hoặc nhỉnh hơn từ 0,5 đến 1 điểm so với năm 2018. Ngoài ra, những ngành thu hút thí sinh như Báo chí, Quan hệ quốc tế, Tâm lý, Quản trị nhà hàng khách sạn, Du lịch, điểm chuẩn cũng sẽ biến động.
Một điểm dễ nhận thấy là năm nay nhóm ngành sức khỏe được Bộ GD-ĐT ấn định mức điểm sàn chứ không thả nổi như những năm trước. Do đó, điểm chuẩn của nhóm ngành này sẽ tăng, đặc biệt là những ngành Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt. Ngoài ra, nhóm ngành sức khỏe nếu sử dụng phương án xét tuyển học bạ, bắt buộc thí sinh phải có học lực giỏi. Điển hình là mới đây, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành công bố điểm chuẩn bằng phương thức xét tuyển học bạ với ngành Y khoa có điểm chuẩn là 25,5 điểm, ngành Dược 24 điểm. Do đó, dự kiến các ngành Y khoa, Răng Hàm Mặt, Dược học ở các trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y Dược Cần Thơ... điểm chuẩn sẽ cao hơn ít nhất 1 điểm so với năm 2018.
Đặc biệt, điểm chuẩn vào các trường ĐH thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM như Bách khoa, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Kinh tế Luật, Công nghệ thông tin, Quốc tế... chắc chắn sẽ tăng vì những lý do: năm nay ĐH Quốc gia TPHCM tăng tỷ lệ xét tuyển bằng kỳ thi đánh giá năng lực lên 40% tổng chỉ tiêu (năm 2018 chỉ 20%); đề thi năm nay dễ hơn so với năm 2018; chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia năm 2019 giảm còn khoảng 50% (năm 2018 chiếm 60% - 75% tổng chỉ tiêu).
Trường tốp giữa cũng tăng theo
Các năm trước, điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia chiếm 50% và điểm trung bình cả năm lớp 12 chiếm 50% điểm xét tốt nghiệp. Trong khi đó, năm 2019, điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia chiếm tới 70% và điểm trung bình cả năm lớp 12 chỉ chiếm 30% điểm xét tốt nghiệp. Đồng thời, với đề thi được đánh giá "dễ thở" hơn năm 2018, điểm thi THPT quốc gia 2019 sẽ cao hơn năm 2018 và sẽ tập trung nhiều ở mức 5 - 7 điểm. Vì vậy, với những trường tốp giữa, nếu năm 2018 mức điểm chuẩn tập trung nhiều ở mức 15 điểm thì năm nay sẽ tăng lên khoảng 16 - 19 điểm.
Điển hình như Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, năm nay có thêm phương án xét tuyển bằng học bạ THPT chiếm 10% - 30% tổng chỉ tiêu (7.000 chỉ tiêu). Đại diện Phòng Đào tạo nhà trường phân tích: Tổng số nguyện vọng (NV) và thí sinh đăng ký vào trường tương đương như năm 2018, nhưng có thêm phương thức xét tuyển học bạ nên chắc chắn điểm chuẩn của phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia sẽ tăng. Cộng thêm với cách ra đề năm nay thì có khả năng thí sinh đạt 18 - 20 điểm (3 môn thi) sẽ chiếm rất nhiều. Do đó, mức điểm chuẩn năm nay đối với thí sinh xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia 2019 sẽ khó có thể ở mức 15 điểm. Nhiều ngành điểm chuẩn sẽ tăng khoảng 2 - 3 điểm. Trong đó, những ngành dự kiến điểm chuẩn sẽ tăng mạnh nhất gồm Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ thông tin, Du lịch.
Th.S Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM, cho rằng nhiều khả năng năm nay điểm chuẩn của trường cao hơn năm 2018 ở một số ngành như Công nghệ thực phẩm, Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm, Quản trị du lịch và lữ hành, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống...
Theo nhiều giáo viên THPT, với cách ra đề cho mục tiêu tốt nghiệp (những năm gần đây tỷ lệ tốt nghiệp luôn đạt 96% - 98%), nhìn chung mức điểm phần lớn sẽ tập trung nhiều ở mức 5 - 7 điểm. Điểm 9 và 10 sẽ nhiều hơn năm 2018 nhưng sẽ khó lặp lại cảnh "cơn lốc điểm 10" như năm 2017. Do đó, điểm chuẩn nhiều ngành ở các trường sẽ ở mức 17 - 19 điểm.
Nhiều ngành có tỷ lệ chọi rất cao
Theo thống kê từ Bộ GD-ĐT, khối ngành III (kinh doanh, quản lý và pháp luật) là nhóm ngành có số NV đăng ký cao nhất, 822.956 NV nhưng chỉ tiêu là 126.473 (số NV đăng ký nhiều hơn 6,9 lần so với chỉ tiêu). Trong khi đó, khối ngành có tỷ lệ "chọi" cao nhất (1/7) là khối ngành VII (nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, khách sạn - du lịch - thể thao và dịch vụ cá nhân, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng), chỉ tiêu là 104.769 nhưng có đến 739.587 NV.
Đặc biệt, nhóm ngành an ninh, quốc phòng có chỉ tiêu ít nhưng số NV đăng ký quá nhiều, khiến tỷ lệ chọi rất cao. Khối VI (ngành sức khỏe) có tổng số NV đăng ký là 199.573 nhưng chỉ tiêu chỉ 34.352 (tỷ lệ chọi trung bình là 1/5,8).
THANH HÙNG
Theo SGGP
Gia Lai: Nữ sinh mồ côi người Jrai nuôi ước mơ trở thành Công an Mồ côi bố từ nhỏ, cô học trò nghèo Rơ Mah H'Ngoan (19 tuổi, đồng bào Jrai, xã Ia Dok, Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) phải đi làm thuê cùng mẹ. Thấu hiểu sự khó khăn của gia đình, H'Ngoan nỗ lực học tập và luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, năm học này em còn giành giải Nhất môn Lịch sử...