Ước gì không có lớp chọn!
Một số thầy cô dạy lớp đại trà có lúc cảm thấy cô đơn trong mỗi giờ lên lớp, nói nhẹ học sinh không nghe, dạy thì học sinh không học, la rầy thì không được phép.
Cho dù từ lâu ngành giáo dục đã bỏ mô hình lớp chọn, lớp điểm trong các trường phổ thông nhưng thực tế nhiều trường học vẫn đang tồn tại mô hình này bằng nhiều hình thức khác nhau.
Lớp chọn có nghĩa là những lớp có nhiều học sinh tích cực trong học tập, em này đua em kia và đương nhiên là lớp học sẽ dễ đi vào quy củ, nền nếp. Những lớp này thường hiếm xảy ra tình trạng học sinh quậy phá và đương nhiên cũng chẳng có thầy cô nào gặp sự cố trong giảng dạy.
Những lớp đại trà, phần lớn là học sinh yếu về học lực, nghịch ngợm nhiều hơn. Từ em này sang em khác dẫn đến lớp thường xuyên mất trật tự, nhiều học sinh không thực hiện yêu cầu của giáo viên trong học tập.
Từ đó, nếu thầy cô không kiềm chế được cảm xúc, có những lời lẽ nóng nảy sẽ rất dễ dẫn đến việc thầy chán trò, trò chán thầy và có khi còn dẫn đến chuyện trò chống đối, không hợp tác với thầy cô đứng lớp.
Những sự cố về tình thầy trò rất hiếm xảy ra ở lớp chọn (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Lớp chọn vẫn đang ngầm tồn tại ở các nhà trường
Dù không nói ra nhưng từ lâu các trường vẫn có những lớp chọn, lớp mũi nhọn và học sinh vào học các lớp này phần lớn là những học sinh có học lực tốt hoặc là những em được phụ huynh gửi gắm.
Vì thế, khi con em mình vào học những lớp chọn nên phụ huynh cũng có một sự đầu tư rất lớn và đa phần cha mẹ rất quan tâm đến việc học tập của con em mình hàng ngày.
Những lớp chọn thường được xếp vào các lớp A1, A2, A3…càng về sau thì thường là những lớp học sinh yếu hơn về học lực nhưng nổi bật hơn về nghịch ngợm, vi phạm nội quy trường lớp.
Học sinh vào học các lớp chọn cũng là một niềm hãnh diện với bạn bè nên các em thường rất cố gắng học tập để bằng các bạn trong lớp. Chính vì đây là những em học giỏi, ít quậy phá và được quản lý, đầu tư tốt của gia đình nên các em thường rất chăm chỉ, tích cực học tập.
Cũng vì vậy, những học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi cũng chủ yếu rơi vào các lớp chọn, rất hiếm có trường hợp lớp đại trà- đó là một thực tế mà rõ nhất là khi học sinh bước vào cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Những thầy cô dạy các lớp chọn phần lớn là những thầy cô tổ trưởng chuyên môn hoặc là những người thân thiết của lãnh đạo nhà trường.
Video đang HOT
Họ dạy các lớp này rất nhẹ nhàng, không mất sức sau mỗi buổi dạy mà uy tín được tăng lên bởi các phong trào học tập, thi đua, thi học sinh giỏi… thì đều là học sinh lớp chọn của trường tham gia và đạt giải.
Năm này qua năm khác, những thành tích nối tiếp thành tích, những thầy cô dạy lớp chọn càng nhận được sự tin tưởng của phụ huynh và học sinh.
Ở chiều ngược lại, giáo viên dạy các lớp đại trà thì hàng ngày phải đối diện với một bộ phận học sinh không chịu học hành, vào lớp là nói chuyện và rất ít khi ghi chép bài, làm bài tập, thậm chí không hợp tác với thầy cô.
Vất vả, mệt nhọc của người thầy sẽ nhanh chóng tan biến khi vào lớp mà học sinh tích cực học tập nhưng nỗi buồn sẽ đọng lại sau mỗi buổi dạy nếu hôm đó có nhiều học sinh quậy phá, không chịu học hành.
Tuy nhiên, nếu xử lý không khéo thì thầy cô rất dễ bị mang vạ vào thân.
Nhưng, khéo như thế nào đây khi mà điểm số đến thời điểm cho phép thì giáo viên phải hoàn thành nhưng học sinh không chịu hợp tác trong học tập. Cho điểm 0 thì không đành mà còn phải giải trình đủ chuyện.
Lớn tiếng nạt học sinh thì bây giờ không được phép, lỡ may học trò ghi âm thì bị kỷ luật như chơi. Nhưng mềm dẻo thì dễ gì những học sinh này nghe lời…
Nhiều lúc quay lên bảng ghi bài là học sinh ở dưới nói chuyện nhưng rồi cũng phải lờ đi vì những quy định khắt khe của ngành là không được phê bình học trò đã được quy định rõ trong Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hiệu lực từ ngày 1/11/2020!
Chấm dứt lớp chọn sẽ giảm được áp lực cho thầy cô và xã hội ít phải chứng kiến những chuyện buồn giáo dục
Nếu nhà toàn ngành giáo dục bỏ được mô hình lớp chọn trong trường không chuyên sẽ đem lại sự công bằng cho các lớp, cho học sinh và ngay cả với đội ngũ nhà giáo ở các nhà trường.
Bỏ lớp chọn, học sinh sẽ ít phải học thêm hơn, các em không phải ganh đua với nhau quá nhiều. Trong các lớp học có sự tương quan về học lực. Những em học giỏi có thể cùng chung tay với thầy cô kèm những em học sinh yếu.
Những bạn quậy phá được xếp ngồi chung, học chung, chơi chung với những bạn học giỏi, ngoan hiền sẽ giúp các em kiềm chế được tính cách và có thể cố gắng để bằng bạn, bằng bè.
Bởi, những lớp đại trà học với nhau phần lớn là những em nghịch ngợm, ít có động lực học tập nên học sinh rất dễ buông xuôi để hòa đồng với bạn bè.
Năm này yếu, sang năm cứ thế đuối dần dẫn đến các em mất dần về kiến thức, đến lớp chủ yếu là để gặp bạn bè và chơi với nhau còn học hành thì ít chú trọng vì các em biết rằng kiểu gì thầy cô cũng tổng kết đủ điểm và được lên lớp.
Trong khi, những thầy cô vào những lớp học như vậy cũng chán nản vì chỉ quán xuyến, giữ trật tự lớp cũng mất phần lớn thời gian của tiết học…Trong quá trình giảng dạy thì lớp học thụ động, học sinh ít khi phát biểu xây dựng bài.
Vì thế, một số thầy cô dạy lớp đại trà có lúc cảm thấy cô đơn trong mỗi giờ lên lớp, nói thì học sinh không nghe, dạy thì học sinh không học, la rầy thì không được phép mà không khéo lại mang họa vào thân.
Mỗi năm, Sở, Phòng Giáo dục về các trường thanh tra, kiểm tra nhiều lần nhưng chỉ tiếc lãnh đạo ngành không mấy khi kiểm tra hồ sơ học sinh, học bạ học sinh ở những lớp đầu khối để chấn chỉnh tình trạng lớp chọn ở các trường phổ thông!
Vì thế, lớp chọn vẫn hình thành, duy trì và những bất công, bất cập vẫn tồn tại, vẫn xảy ra hàng ngày.
Chuyện chưa kể về người thầy 20 năm "gieo chữ" vùng thượng Kỳ Anh
Gắn bó với ngôi trường miền núi 20 năm, thầy giáo Đặng Minh đã viết nên bao câu chuyện cảm động về tình thầy trò và đạt thành tích nổi bật trong công tác đào tạo học sinh giỏi ở vùng quê nghèo khó.
"Nơi ấy có thầy"
Thầy giáo Đặng Minh (SN 1978), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2000, sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm toán, thầy giáo trẻ lên vùng thượng Kỳ Anh, nhận công tác tại trường THCS Kỳ Sơn. Đây là ngôi trường thuộc vùng sâu vùng xa, cuộc sống còn nhiều nhọc nhằn. Các hộ gia đình đều làm nông nghiệp, quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời".
Trường THCS Kỳ Sơn luôn đi đầu trong công tác đào tạo học sinh giỏi. (Ảnh:NVCC)
Gắn bó với ngôi trường 20 năm, thầy giáo Đặng Minh chứng kiến từng bước chuyển trong sự nghiệp giáo dục. Nhớ hồi mới về, cơ sở vật chất thiếu thốn trăm bề, điện đường trường trạm không ổn định. Các lớp học toàn vách đất dựng lên, tre nứa đan lại, mỗi lần mưa bão là phòng học dột khắp nơi. Thầy trò lúc ấy phải hứng thau chậu, che chắn mới có thể tiếp tục bài học.
Lên vùng thượng Kỳ Anh, tư trang của thầy là sự năng nổ, nhiệt huyết, tấm lòng yêu mến trẻ thơ. Thầy luôn kiên trì, bền bỉ góp sức trong phong trào giảng dạy ở xã miền núi Kỳ Sơn. Bản thân gia đình thầy giáo Minh còn nhiều vất vả. Người vợ buôn bán nhỏ, thu nhập không được bao nhiêu. Mọi phí sinh hoạt đều dồn lên đồng lương sư phạm ít ỏi. Hơn thế nữa, hai đứa con nhỏ suốt ngày đau ốm triền miên, kinh tế càng trở nên khó khăn.
Mỗi bài giảng đều được thầy Đặng Minh chuẩn bĩ kỹ lưỡng trước khi lên lớp.
Thấu hiểu hoàn cảnh ấy, các thầy cô giáo trong trường luôn sát cánh kề vai, động viên thầy vượt qua mọi chông gai để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Người dân nghèo cũng chẳng có gì hỗ trợ, ngoài biếu tặng: Củ khoai, củ sắn, bắp ngô...phần nào an ủi, giúp sức người thầy vĩ đại.
Trao đổi với PV Đời sống & Pháp luật, thầy giáo Đặng Minh cho biết: "Trẻ nơi đây tuy vất vả nhưng rất ham học. Ngoài giờ học trên lớp, tôi mở lớp dạy miễn phí cho các em tại nhà, từ đó củng cố và nâng cao kiến thức. Thấy các em học sinh tiến bộ từng ngày, tôi rất phấn khởi, vui mừng; lấy điều đó làm động lực cố gắng".
Căn phòng tập thể tại trường của thầy Minh luôn rộng mở chào đón các học sinh tới ôn luyện bài.
Ông Lê Quang Trung, nguyên Hiệu trưởng trường THCS Kỳ Sơn cho biết: "Thầy Đặng Minh là tấm gương sáng về tinh thần chịu khó học hỏi, tận tụy vì học sinh. Mọi niềm vui hay nỗi buồn của người thầy là ở học sinh. Thầy đã chắp cánh ước mơ cho biết bao thế hệ trẻ thơ tại vùng quê nghèo".
Thành tích nổi bật của thầy và trò
Khoảng 5 năm gần đây, trường THCS Kỳ Sơn bắt đầu hành trình bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG), mong muốn tạo nên sự bứt phá vượt bậc về chất lượng giáo dục. Thầy giáo Đặng Minh với sự nhiệt huyết, chuyên môn vững vàng đã trở thành một trong những giáo viên chủ chốt đào tạo HSG, đem lại niềm tự hào, vinh quanh cho nhà trường.
Từ chỗ hiếm có HSG cấp huyện và chưa từng có HSG cấp tỉnh, nhờ sự dìu dắt của thầy Minh, trường THCS Kỳ Sơn đã trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục ở huyện Kỳ Anh. Trường luôn đứng đầu về số HSG môn toán và môn vật lý trong các kỳ thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh.
Thầy giáo Đặng Minh nhận được nhiều bằng khen vì những đóng góp trong sự nghiệp trồng người.
Trong đó, có nhiều em học sinh đỗ vào trường THPT Chuyên của Hà Tĩnh và Nghệ An, khẳng định vị thế của mình tại nhiều cuộc thi HSG quốc gia. Đó không chỉ là niềm tự hào của bản thân các em mà còn là niềm vui, niềm hạnh phúc chung của gia đình, nhà trường.
Thầy Đặng Minh khiêm tốn chia sẻ: "Trước tiên phải cùng các em tìm hiểu lợi thế bản thân, hiểu rõ được mình có năng khiếu môn học nào. Sau đó, phải tạo niềm đam mê cho các em qua bài giảng; luôn hỗ trợ, đồng hành, kiên trì cùng các em. Phải coi học sinh như con em của mình thì mới có thể đi đến thành công".
Thầy Minh cùng học sinh chinh phục các bài tập khó.
Em Nguyễn Trường An là một học sinh tiêu biểu được thầy Minh dìu dắt, đạt danh hiệu thủ khoa HSG tỉnh môn vật lý năm học 2016 - 2017. Sau những giờ học trên lớp, em An lại qua căn phòng tập thể của thầy tại trường để học bài. Thầy Minh luôn trò chuyện, lắng nghe những chia sẻ, dự định để đưa ra lời khuyên tốt nhất. Hiện giờ, An là học sinh trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, luôn dẫn đầu về thành tích học tập.
Tuy cuộc sống của các em học sinh còn nhiều vất vả, thiếu thốn nhưng sự học, sự nghiệp trồng người vẫn phát triển mạnh mẽ như cây xương rồng vươn mình nở hoa trong cát. Và thầy giáo Đặng Minh chính là "kỹ sư tâm hồn", ươm hạt giống tri thức cho những đứa trẻ vùng cao.
Quà tặng 20/11: Tri ân hay biến tướng của tri ân? Người mẹ nói, ngày 20/10 vừa rồi mình "quên" tặng quà cho cô nên dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thì quà phải "nặng" gấp đôi để... cảm ơn cô. Nhiều tuần qua, chị P.T.T., có con học mầm non ở Q.7, TPHCM băn khoăn mãi đợt rồi mình không tặng quà nhân dịp Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Từ hôm...