UNICEF hỗ trợ 12,9 triệu liều vaccine phòng bệnh bại liệt cho Uganda
Ngày 5/7, Uganda đã nhận được 12,9 triệu liều vaccine phòng bệnh bại liệt từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF).
Bộ Y tế nước này cho biết số vaccine trên sẽ được sử dụng trong đợt thứ hai của chiến dịch tiêm chủng từng nhà, dự kiến được triển khai vào tháng 8 tới.
Trao đổi với báo giới, đại diện UNICEF tại Uganda Munir Safieldin cho biết tiêm vaccine chiến lược hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Đợt thứ hai của chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bại liệt sẽ bảo vệ toàn diện cho trẻ em trước căn bệnh nguy hiểm này.
Đợt tiêm chủng đầu tiên được thực hiện vào tháng 1 năm nay đối với hơn 8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi.
Uganda đã được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận xóa sổ bệnh bại liệt vào tháng 10/2006 sau khi nước này không ghi nhận trường hợp mắc bệnh nào ở người bản địa trong 10 năm. Tuy nhiên, tháng 8 năm ngoái, Uganda thông báo bùng phát bệnh bại liệt sau khi ghi nhận các mẫu phân lấy tại thủ đô Kampala cho kết quả dương tính. Vào thời điểm đó, Bộ Y tế Uganda đã cảnh báo rằng đây là loại virus tuýp 2 (Lansing) hiếm gặp gây bệnh bại liệt, vaccine chống lại virus này này đã bị đưa ra khỏi các chương trình tiêm chủng thông thường của đất nước hồi năm 2016. Việc dịch bại liệt xuất hiện trở lại được cho là do việc tiêm chủng thường quy trong nước giảm vì đại dịch COVID-19.
Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus bại liệt (virus Polio) gây ra. Virus bại liệt gồm 3 tuýp gồm tuýp 1 có tên gọi là Brunhilde, là nguyên nhân gây bệnh chính; tuýp 2 có tên gọi là Lansing và tuýp 3 là Leon. Đa số các trường hợp nhiễm virus bại liệt sẽ không có hoặc có rất ít triệu chứng. Trẻ có thể sốt nhẹ, nhức đầu, nôn ói vài ngày sau đó hồi phục. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có hội chứng viêm màng não và có biểu hiện như sốt, cứng cổ, lưng, đau đầu dữ dội, đau cơ, có khi co giật cơ. Trong một số trường hợp diễn biến nặng, có thể dẫn đến liệt hai chân và nửa thân dưới, nếu tổn thương lan tới thân não sẽ gây khó nuốt, khó thở, tử vong.
Video đang HOT
Châu Phi xuất hiện ca mắc bại liệt đầu tiên sau 5 năm
Malawi đã tuyên bố bùng phát bệnh bại liệt sau khi một bé gái ba tuổi được chẩn đoán nhiễm virus gây bệnh này.
Theo tờ Dailymail, lãnh đạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đây là trường hợp đầu tiên nhiễm virus bại liệt hoang dã ở châu Phi trong hơn 5 năm qua.
Phân tích trong phòng thí nghiệm cho thấy chủng virus được phát hiện ở thủ đô Lilongwe của Malawi có liên quan đến một chủng ở Pakistan, nơi dịch bệnh bại liệt vẫn còn xuất hiện.
Giám đốc WHO khu vực châu Phi, Tiến sĩ Matshidiso Moeti cho biết: "Do đây là một trường hợp nhập cảnh từ Pakistan, nên phát hiện này không ảnh hưởng đến tình trạng chứng nhận không có ca nhiễm virus bại liệt của khu vực châu Phi".
Ông nói thêm rằng WHO đang thực hiện các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn bệnh bại liệt lây lan. Ông nói: "Nhờ mức độ giám sát cao về bệnh bại liệt ở châu Phi và khả năng phát hiện virus nhanh chóng, chúng tôi có thể khởi động phản ứng nhanh chóng và bảo vệ trẻ em khỏi tác động tiêu cực của căn bệnh này".
Bé gái người Malawi bắt đầu có các triệu chứng liệt vào ngày 19/11/2021 và mẫu phân đã được gửi đến các phòng thí nghiệm ở Nam Phi và Mỹ để xét nghiệm virus bại liệt.
Kiểm tra gien trên mẫu phân của đứa trẻ đã xác nhận trường hợp bệnh bại liệt ở Malawi có cùng kiểu gien với các ca bại liệt ở tỉnh Sidnh của Pakistan.
Ca mắc bại liệt gần đây nhất ở Malawi là vào năm 1992. Châu Phi thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2016 khi trường hợp cuối cùng được phát hiện ở Nigeria.
Virus gây bại liệt là một loại virus rất dễ lây lan, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Virus bại liệt lây truyền từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa. Người bệnh hoặc người lành mang bệnh đào thải rất nhiều virus theo phân làm ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm rồi từ đó vào đường tiêu hóa người khác.
Sau khi vào cơ thể, virus sẽ nhân lên trong ruột và sau đó nó có thể lây nhiễm sang hệ thần kinh, có khả năng gây liệt.
Tình trạng liệt này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn và có thể gây tử vong nếu nó ảnh hưởng đến các cơ dùng để thở.
Bệnh bại liệt đã làm hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới bị liệt mỗi năm trong những năm 1940 và 1950, khiến hàng nghìn trẻ được đưa vào "lá phổi sắt" - những cỗ máy lớn và đắt tiền giúp bệnh nhân thở bằng cách thay đổi áp suất không khí.
Mặc dù không có cách chữa khỏi bệnh bại liệt một khi đã mắc bệnh, nhưng bệnh này có thể được ngăn ngừa thông qua tiêm chủng. Loại thuốc tiêm phòng virus bại liệt đầu tiên được phát minh vào năm 1954.
Có ba chủng bệnh bại liệt, được gọi là tuýp 1, 2 và 3. Tuýp 2 và 3 đã được thanh toán nhờ vào chiến dịch tiêm vaccine hàng loạt trên toàn cầu. Các ca bệnh cuối cùng được phát hiện lần lượt vào năm 1999 và 2012.
Bệnh bại liệt hoang dã tuýp 1 còn lại chỉ xuất hiện ở hai quốc gia, Afghanistan và Pakistan.
Trong khi nỗ lực toàn cầu nhằm loại bỏ bệnh bại liệt đã thành công trên diện rộng, rất hiếm khi có những trường hợp tiêm rồi mà vẫn mắc bại liệt.
Tiêm vaccine bại liệt được thực hiện thông qua hai phương pháp, một là phiên bản bất hoạt của virus được truyền qua đường tiêm, tương tự như tiêm vaccine COVID-19, và phương pháp kia là vaccine đường uống với một vài giọt chứa virus đã suy yếu.
Vaccine đường uống đã được phát triển để giúp thuận lợi hơn cho việc tiêm phòng bại liệt hàng loạt vì không cần kim tiêm vô trùng. Một số quốc gia có thể gặp khó khăn trong mua kim tiêm.
Tuy nhiên, do sử dụng một phiên bản virus suy yếu chứ không phải là virus bất hoạt, có vài ca rất hiếm đã mắc bại liệt sau khi uống vaccine này.
WHO ước tính có ba trường hợp mắc bệnh bại liệt do vaccine trên một triệu liều, ít hơn nhiều so với trước khi tiêm vaccine.
Vaccine bại liệt uống không còn được sử dụng ở Anh hoặc Mỹ.
Dịch COVID-19 khiến chất lượng giáo dục trẻ em ở Mỹ Latinh thụt lùi 10 năm Đại dịch COVID-19 khiến cho các trường học buộc phải đóng cửa, chất lượng giảng dạy đi xuống trong suốt hai năm qua gây tác động tiêu cực tới trình độ của các em học sinh, đặc biệt là trong các môn đọc hiểu và toán, hai môn cơ bản trong giáo dục tiểu học. Học sinh tại một trường phổ thông ở...