UNHCR xem xét kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Israel
Vào ngày 5/4 tới, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHCR) sẽ xem xét dự thảo nghị quyết kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Israel.
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 31/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Bản dự thảo dài 8 trang yêu cầu Israel chấm dứt việc chiếm đóng lãnh thổ Palestine và ngay lập tức dỡ bỏ “sự phong tỏa bất hợp pháp” đối với Dải Gaza cũng như tất cả các hình thức “trừng phạt tập thể” khác.
Dự thảo phản đối “việc Israel sử dụng các vũ khí gây nổ có tác động trên diện rộng” tại các khu vực đông dân cư ở Gaza; bày tỏ quan ngại sâu sắc về tác động của vũ khí nổ đối với bệnh viện, trường học, hạ tầng điện, nước và nơi trú ẩn ở vùng lãnh thổ ven Địa Trung Hải này; phản đối việc sử dụng nạn đói nhằm vào dân thường như một phương thức chiến tranh.
Dự thảo cũng yêu cầu Israel “nêu cao trách nhiệm pháp lý của nước này trong việc ngăn chặn nạn diệt chủng”, đồng thời kêu gọi các nước ngừng bán hoặc chuyển giao vũ khí, đạn dược và các thiết bị quân sự khác cho Israel.
Video đang HOT
Văn bản này được Pakistan đưa ra, thay mặt 55 trên 56 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ) trong Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) – ngoại trừ Albania. Bolivia, Cuba và phái đoàn Palestine tại Geneva là các bên đồng tài trợ cho dự thảo.
UNHCR có 47 thành viên là các quốc gia thành viên LHQ, được bầu tại Đại hội đồng LHQ, trong đó 18 quốc gia thúc đẩy thông qua dự thảo nghị quyết trên. Cần có 24 phiếu thuận để đạt đủ đa số tuyệt đối, song các dự thảo nghị quyết vẫn có thể được thông qua với ít phiếu thuận hơn do có các quốc gia bỏ phiếu trắng.
Nếu được thông qua, dự thảo nghị quyết này sẽ đánh dấu lần đầu tiên cơ quan nhân quyền hàng đầu của LHQ đưa ra quan điểm về cuộc xung đột tại Gaza.
Theo số liệu của cơ quan y tế tại Dải Gaza, kể từ khi nổ ra cuộc xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hamas và Israel từ tháng 10 năm ngoái cho đến nay, ít nhất 32.916 người Palestine đã thiệt mạng, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Đụng độ Israel - Palestine: 'Thùng thuốc súng' ở Trung Đông chờ phát nổ
Các vụ đụng độ giữa Israel và Palestine thường xuyên xảy ra đang cản trở các nỗ lực quốc tế nhằm khởi động lại tiến trình hòa bình Trung Đông bế tắc kéo dài.
Hôm qua (4/3), 6 nước châu Âu gồm Đức, Pháp, Anh, Italy, Ba Lan và Tây Ban Nha đã phản đối các vụ tấn công gần đây khiến công dân Israel, Palestine ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng thiệt mạng, đồng thời kêu gọi Israel ngừng mở rộng các khu định cư ở đó.
Khói và lửa bốc lên trong cuộc không kích của Israel ở phía Nam Dải Gaza. (Ảnh: Reuters)
Tuyên bố chung của 6 nước hối thúc chính phủ Israel đảo ngược quyết định gần đây về việc xúc tiến xây dựng hơn 7.000 khu định cư trên khắp khu Bờ Tây bị chiếm đóng và hợp pháp hóa các tiền đồn định cư.
Trong khi đó, Cao ủy Nhân quyền (OHCHR) Volker Trk kêu gọi cộng đồng quốc tế vào cuộc để giải quyết dứt điểm cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ này:
"Tình hình ở lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng là một bi kịch. Trước hết, đó là bi kịch đối với người dân Palestine. Hơn nửa thế kỷ bị chiếm đóng đã dẫn đến tình trạng bị tước đoạt quyền và tài sản ngày càng mở rộng.
Họ bị vi phạm nghiêm trọng các quyền con người - bao gồm cả quyền được sống. Người dân Israel cũng phải chịu đựng hoàn cảnh này - bất an, đau đớn, mất mát và sợ hãi. Họ có quyền được sống trong hòa bình, trong Nhà nước của họ - giống như người Palestine muốn sống trong một Nhà nước cuối cùng được công nhận và tồn tại".
Trước đó, ngày 3/3, Đặc phái viên của Liên minh châu Âu tại Palestine, ông Sven Kuhn von Burgsdorff, kêu gọi đưa thủ phạm các vụ bạo lực ra trước công lý, đặc biệt là vụ bạo lực liên quan đến người định cư Israel khiến người Palestine thiệt mạng và hàng chục ngôi nhà, cửa hàng và xe hơi bị đốt cháy.
"Đối với chúng tôi, điều cần thiết là đảm bảo đầy đủ trách nhiệm giải trình, thủ phạm phải bị đưa ra trước công lý, những người bị mất tài sản phải được bồi thường. Điều quan trọng hơn là những người định cư bạo lực phải chấm dứt, và nếu nó tiếp tục thì sẽ không có tương lai cho nơi này. Nếu không có sự bảo vệ thường dân Palestine, họ không thể sống trong hòa bình, tự do và không thể làm việc ở đây".
Bạo lực leo thang ở Bờ Tây bất chấp việc lãnh đạo Israel và Palestine ngày 26/2 đã gặp nhau tại Jordan và thống nhất một số giải pháp ban đầu. Hai bên đã ký một loạt thỏa thuận, trong đó có thỏa thuận thành lập một ủy ban an ninh chung để nghiên cứu đổi mới cơ chế hợp tác an ninh giữa Israel và Palestine thời gian tới.
Các bên cũng đồng ý tổ chức một cuộc họp khác do Ai Cập bảo trợ ngay trước khi diễn ra tháng Ramadan nhằm thúc đẩy tiến độ hợp tác về an ninh.
Bất chấp yêu cầu từ phía Palestine, các quan chức Israel vẫn kiên định không rút lại quyết định công nhận 9 tiền đồn định cư và kế hoạch xây thêm 9.500 căn nhà ở tại Bờ Tây. Tuy nhiên phía Israel đã tạm ngừng phê chuẩn xây dựng các khu định cư mới trong giai đoạn từ 4 - 6 tháng tới.
Liên minh Mỹ - Anh không kích thành trì của lực lượng Houthi ở Yemen Ngày 27/3, đài truyền hình al-Masirah do lực lượng Houthi điều hành cho biết liên minh quân sự Mỹ - Anh đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào thành trì của lực lượng này ở tỉnh Saada phía Bắc Yemen. Khói bốc lên sau một vụ không kích tại Sanaa, Yemen. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Nguồn tin trên cho biết cuộc...