Ung thư “sợ” thực phẩm có màu sắc gì nhất?
Có nhiều loại thực phẩm đã được chứng minh về khả năng phòng, chống ung thư. Trong đó các loại rau củ quả màu xanh lá cây, màu tím và màu vàng-cam-đỏ được xếp vào tốp đầu trong danh sách này.
Hầu hết các loại thực vật sở hữu những màu sắc vừa nêu sẽ giàu các hoạt chất phòng, chống ung thư mạnh mẽ như: vitamin A, C, resveratrol, flavonoid, các chất chống oxy hóa… Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, chế độ ăn nhiều thực phẩm thuộc nhóm này như: cam, nho, rau họ cải, khoai lang tím… giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư dạ dày, đại tràng, phổi, tử cung và tuyến tiền liệt.
Thực vật màu tím
Gốc tự do là những nguyên tử hay phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng sinh ra liên tục trong quá trình trao đổi chất của cơ thể hoặc dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh như ô nhiễm môi trường, stress, rượu bia, thuốc lá…
Gốc tự do là nguyên nhân gây ra quá trình lão hóa và hơn 60 loại bệnh khác nhau, đặc biệt trong đó có ung thư. Các gốc tự do tạo ra chuỗi phản ứng trao đổi điện tử liên tục tấn công và gây tổn thương các bộ phận của tế bào. Trong trường hợp một số gen cụ thể bị hư tổn, tế bào sẽ nhân đôi một cách không kiểm soát, từ đó hình thành ung thư.
Đáng chú ý, nhiều loại rau-củ-quả có màu tím (hoặc màu đỏ thẫm, xanh-tím) tự nhiên chứa một loại chất chống oxy hóa đặc biệt có tên anthocyanin. Anthocyanin cũng chính là sắc tố giúp tạo ra màu sắc đặc trưng của nhóm thực vật này.
Anthocyanin đã được nhiều công trình khoa học chứng minh về các giá trị sức khỏe đáng kinh ngạc như: làm tăng tuổi thọ, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, phòng ngừa bệnh ung thư, chứng mất trí… Do đó, các loại rau-củ-quả màu tím vẫn thường được các chuyên gia dinh dưỡng ví như: siêu thực phẩm.
Thực vật màu vàng – cam – đỏ
Thuật ngữ carotenoid dùng để chỉ một họ gồm khoảng 600 sắc tố thực vật khác nhau. Sắc tố thực vật carotenoid được coi là dưỡng chất màu bởi có nhiều đặc tính tương tự như vitamin.
Video đang HOT
Carotenoid là nhóm chất chống oxy hóa tự nhiên, đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ phát triển của ung thư. Một cách để nhận ra một thực phẩm giàu carotenoid là màu sắc đặc trưng của nó.
Carotenoid thường được tìm thấy trong trái cây và rau quả với màu cam, đỏ hoặc vàng. Khoai lang, rau bí đỏ, và mơ là những thực phẩm có lượng carotenoid cao. Theo một nghiên cứu tại Đại học Harvard, lượng caroten cao trong cà rốt có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú khoảng 28%. Đặc biệt, alpha carotene, -carotene và beta carotene có trong cà rốt có thể giúp làm giảm nguy cơ tái phát ung thư khoảng 68%.
Các khảo sát ở châu Âu cũng đã chỉ ra rằng, những phụ nữ thường ăn thực phẩm chay giàu cà rốt sẽ giảm 40% đến 60% tỷ lệ mắc ung thư vú liên quan đến thụ thể estrogen.
Lycopene là một carotenoid có màu đỏ tươi. Lycopene làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nó cũng ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư vú, phổi và nội mạc tử cung trong các thí nghiệm.
Cà chua là một nguồn lycopene tuyệt vời và việc nấu hoặc chế biến chúng sẽ làm cho lycopene dễ hấp thu hơn.
Các nguồn lycopene khác bao gồm: ổi đào, dưa hấu, đu đủ, bưởi chùm, ớt chuông đỏ nấu chín, măng tây nấu chín, bắp cải đỏ, xoài và cà rốt nấu chín.
Thực vật màu xanh lá cây
Trong nhiều loại rau xanh có chứa những hợp chất giúp chống lại các hormone gây ung thư. Hầu hết chúng được bán phổ biến trong siêu thị.
Folate thường được biết đến với cái tên “Vitamin B9″ là một dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Folate có nhiều trong các loại trái cây và các loại rau ăn lá màu xanh. Việc cơ thể bị thiếu Folate có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như: thiếu máu, vô sinh, chứng mất trí do tuổi già, vấn đề về trí não và thậm chí là cả ung thư.
Phân tích tổng hợp về mối liên quan giữa ung thư vú và việc ăn rau đã cho thấy chất lutein và zeaxanthin có trong các loại rau lá xanh thẫm như: rau chân vịt và cải xoăn có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
Rau củ quả màu xanh còn giàu chất diệp lục cũng rất tốt cho sức khỏe. Chất này có tác dụng làm sạch gan, máu, xoang mũi, xoang trán và kích thích tiêu hóa. Một nghiên cứu được thực hiện trên 12.000 động vật, đã cho thấy chất diệp lục có hiệu quả trong việc ngăn chặn tác dụng gây ung thư của các amin dị vòng. Amin dị vòng là chất được tạo ra khi nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao.
Chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng từ tinh bột, protein, chất xơ và vitamin. Nguồn bổ sung protein người bệnh hạn chế nguồn từ thịt đỏ tuy nhiên không nên quá khắt khe, chỉ cần giảm so với thông thường, nên bổ sung nhiều protein từ cá, trứng, thịt gia cầm. Người bệnh nên kiêng hoặc hạn chế ở mức tối đa đồ ăn chế biến dưới dạng chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, thức ăn cay nóng. Chất kích thích như rượu, bia, cafe hay thuốc lá nên tránh tuyệt đối.
8 loại hạt quyền năng giúp bạn chống lại bệnh ung thư
Theo các chuyên gia, ăn hạt dinh dưỡng ít nhất 2 lần mỗi tuần sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Gốc tự do phát sinh từ các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Vì luôn trong tình trạng mất cân bằng, nên nó có xu hướng chiếm điện tử của các vật chất khác.
Theo đó, nếu gốc tự do tấn công vào phân tử lipid ở mạch máu, nó sẽ góp phần gây ra xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ. Trong trường hợp gốc tự do tấn công vào ADN ở nhân tế bào, nó sẽ góp phần làm thay đổi cấu trúc ADN, gây đột biến hoặc chết tế bào, gây lão hóa hoặc nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là ung thư.
Nghiên cứu của Đại học Jena (Đức) đã phát hiện ra rằng một số chất có trong các loại hạt dinh dưỡng như: hạt điều, hạt lanh, hạt chia, óc chó, hạnh nhân... có thể giúp kích hoạt chức năng dọn dẹp gốc tự do của cơ thể.
Hạt vừng rất giàu lignan tan trong dầu như sesamin và sesamolin, được biết đến với đặc tính chống oxy hóa. Bên cạnh đó, hạt vừng có hàm lượng vitamin E, K và magie cao, có tác dụng chống ung thư. Hạt cũng chứa axit phytic, một hợp chất ngăn ngừa ung thư và làm giảm tác dụng của các gốc tự do. Hạt vừng cũng có tác dụng tích cực đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu, ung thư vú, phổi, tụy, đại tràng và tuyến tiền liệt.
Hạt bí chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotenoid và vitamin E, có thể làm giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do có hại. Hạt bí có tác dụng tích cực tới việc làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, phổi, tuyến tiền liệt và ruột kết. Lignan trong hạt bí cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú.
Hạt lanh là một nguồn cung cấp axit béo Omega-3. Axit béo Omega-3 có thể giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư và hạn chế sự phát triển của khối u. Chúng cũng giúp giảm viêm, làm giảm khả năng đột biến tế bào.
Hạt hướng dương chứa nhiều vitamin E và selen. Selen được chứng minh là có tác dụng giúp hồi phục DNA trong các tế bào bị tổn thương, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, selen có chứa một loại protein đặc biệt quan trọng giúp ngăn ngừa ung thư.
Hạt Chia rất giàu lignan và là trong những loại thực phẩm chống ung thư tốt nhất. Lignan có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào trong các khối. Loại hạt này cũng rất giàu axit alpha-linolenic (ALA), có tác dụng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư vú và ung thư cổ tử cung.
Hạnh nhân chứa nhiều canxi, magie, vitamin E, selen và chất xơ. Nó có tác dụng điều hòa cholesterol, ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do độc hại. Đây cũng được đánh giá là một trong những loại hạt có khả năng ngăn ngừa ung thư tốt nhất.
Hạt điều chứa lượng lớn đồng, magie, kẽm, sắt, biotin, axit oleic, giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Loại hạt này cũng được trồng rất phổ biến tại Việt Nam và người dùng có thể dễ dàng tiếp cận.
Hạt óc chó chứa nhiều kẽm, magie, và vitamin A, B1, B2, C, E... Chúng có tác dụng phòng chống ung thư. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ thận, ổn định hen suyễn, phổi và nhuận tràng.
4 món ghi danh "bảng vàng" ngừa ung thư cực tốt và 5 món thuộc "danh sách đen" gây ung thư cực nhanh: Kiểm tra xem mâm cơm nhà bạn có món nào Ăn uống đúng cách phòng ngừa ung thư, ăn uống sai cách có thể gây ung thư. Vậy thực phẩm nào chống ung thư và thực phẩm nào gây bệnh? Câu trả lời sẽ có ngay bên dưới đây. Thực phẩm cũng giống như một "con dao 2 lưỡi". Nếu bạn thực hiện chế độ ăn lành mạnh, điều độ không chỉ có...