Ung thư đại trực tràng phát hiện sớm cơ hội sống kéo dài tới 10 năm
Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh là chìa khóa quan trọng nhất để cứu bệnh nhân và kéo dài sự sống tới 10 năm.
Phát hiện càng sớm cơ hội kéo dài sự sống càng cao
PGS.TS Đoàn Hữu Nghị – chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội, Chuyên gia Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Medlatec chia sẻ: Ung thư đại trực tràng xếp thứ 2 thế giới về số lượng người mắc, ngang hàng với ung thư gan nguyên phát.
Tuy nhiên, khả năng chữa khỏi ung thư đại tràng cao hơn so với các bệnh ung thư đường tiêu hóa khác.
Bệnh nhân được thăm khám và nội soi đánh giá tình trạng bệnh tại bệnh viện Medlatec. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Các chuyên gia ghi nhận, số bệnh nhân ung thư đại tràng sau phẫu thuật sống thêm được 5 năm nhiều hơn bệnh nhân ung thư gan, ung thư dạ dày hay ung thư thực quản. Nhiều bệnh nhân may mắn phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nên cơ hội kéo dài sự sống sẽ được tới 10 năm.
PGS Nghị khuyến cáo: Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến, thường xuất hiện ở người có độ tuổi từ 40 trở lên. Giống như hầu hết các loại ung thư khác, ung thư đại trực tràng thường không biểu hiện các triệu chứng đặc hiệu ở giai đoạn sớm.
Các biểu hiện sớm hay gặp của bệnh như rối loạn tiêu hóa không điển hình lẫn với các triệu chứng bệnh khác: ợ hơi, chậm tiêu, chướng bụng, đau bụng nhẹ, rối loạn đi ngoài: hay mót đại tiện, táo bón, khó rặn,… Các rối loạn bài tiết phân: táo bón hay đi phân lỏng bất thường, kéo dài, phân nhỏ so với bình thường, có máu trong phân; các dấu hiệu khác như mệt mỏi, sụt cân,…
Tầm soát ung thư đại trực tràng nên được thực hiện định kỳ
Video đang HOT
Việc này rất cần thiết, ngay cả khi cơ thể bạn không xuất hiện các dấu hiệu nói trên. Thời gian thực hiện tầm soát là 6 tháng/lần, nhất là những nhóm có nguy cơ cao như:
Người trên 50 tuổi.
Cá nhân hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bệnh lý liên quan đến đường ruột, polyp đại tràng, polyp trực tràng, ung thư đại trực tràng,…
Người thường xuyên bị táo bón, đại tiện ra máu không rõ nguyên nhân.
Người có lối sống ăn uống không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia,…
Người bị viêm loét đại trực tràng, có tiền sử mắc bệnh Crohn.
Đau bụng đi khám ra ung thư giai đoạn cuối: Bác sĩ cảnh báo đừng chờ đến tận khi thấy đau
Ung thư đại trực tràng là ung thư đường tiêu hóa phổ biến ở Việt Nam. Nhiều trường hợp đến bệnh viện khám thì bệnh đã sang giai đoạn muộn do bỏ qua các triệu chứng ban đầu.
Đau bụng đi khám ra ung thư di căn
Chị Đỗ Thị Thanh H (29 tuổi, Yên Sở, Hà Nội) bị ung thư đại trực tràng di căn gan. Chị H. chia sẻ khi nghe tin bị ung thư chị không thể nào tin nổi. Chị H cho biết, sức khỏe của chị rất tốt và không có tiền sử người trong gia đình mắc ung thư.
Cách đây vài tháng, chị H thấy đột nhiên đau bụng, cơn đau bụng xảy ra ở hạ sườn và không đỡ. Sáng sớm hôm sau hai vợ chồng chị vào bệnh viện kiểm tra. Khi đến viện, chị H. cũng nghĩ đi kiểm tra cho yên tâm. Bác sĩ siêu âm ổ bụng và cho biết có u trong gan.
Khi bác sĩ nghi ngờ ung thư gan, trời đất xung quanh chị H sụp đổ. Chị không tin và cả chồng chị cũng sốc. Ngay trong chiều ngày hôm đó, chị H và chồng tiếp tục đến bệnh viện khác khám. Kết quả nghi ngờ ung thư gan, bác sĩ khuyến cáo nên vào bệnh viện chuyên khoa kiểm tra chuyên sâu.
Kết quả khám tại Bệnh viện K Trung ương, bác sĩ chẩn đoán chị H bị ung thư đại tràng di căn gan. Khối u đại tràng loét to, gây bán tắc ruột. Trước đó chị H chỉ bị táo bón, nhưng cơ địa nóng nên chị nghĩ là bình thường.
TS Phạm Văn Bình chia sẻ về ung thư đại trực tràng
TS Phạm Văn Bình - Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật nội soi Robot, Trưởng khoa Ngoại bụng I, BV K trung ương cho biết, mới đây nhất các bác sĩ của khoa Ngoại 1 đã cấp cứu cho trường hợp bé 12 tuổi ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn.
Cháu bé chỉ 12 tuổi, được gia đình đưa vào bệnh viện trong tình trạng nặng đau bụng, tắc ruột. Các bác sĩ đã nghi ngờ khả năng ung thư đại tràng và kết quả chẩn đoán cháu bé bị ung thư đại tràng.
Hiện nay, ung thư đại trực tràng vẫn là bệnh lý ác tính cao và nhiều ca mắc. Điều đặc biệt đó là nhiều cháu bé mới chỉ 10, 12 tuổi đã mắc bệnh này.
Đừng chờ đến đau
Theo TS Bình, nếu là ung thư đại tràng giai đoạn sớm thì dấu hiệu nhận biết của bệnh rất nghèo nàn. Chủ yếu người bệnh cảm nhận được các dấu hiệu đường tiêu hóa táo bón, đi ngoài, đi ngoài ra máu, đầy bụng.
Nặng hơn đau bụng, bán tắc ruột, sút cân, suy nhược, mệt mỏi. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định thì kết quả vẫn là nội soi sinh thiết khối u.
Triệu chứng sớm nhất của ung thư đại trực tràng có thể thấy là đi ngoài ra máu, phân dẹt, rối loạn tiêu hóa.
Chính vì thế, TS Bình khuyến cáo mọi người khi thấy bất thường đường tiêu hóa cần vào viện khám ngay, đừng chờ đợi đến đau mới đi khám. Bởi vì, triệu chứng đau đã là do khối u to chèn ép các bộ phận khác hoặc là ung thư tiến triển di căn gan. Khi bệnh sang giai đoạn muộn việc điều trị sẽ khó hơn.
Ung thư đại trực tràng dấu hiệu mơ hồ ở giai đoạn sớm
Khi xác định chẩn đoán cần nội soi dại trực tràng ống mềm xác định có khối u không, sinh thiết khối u, soi dưới kính hiển vi và xác định có phải ung thư không. Hiện ung thư đại trực tràng đang có xu hướng trẻ hóa nên việc phát hiện sớm càng quan trọng.
Ung thư đại trực tràng điều trị đa mô thức trong đó có phương thức chính là phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và các phương pháp phụ cận khác.
Với phẫu thuật vẫn triệt căn là tối ưu nhất. Hơn 1 thế kỷ nay họ vẫn áp dụng cách mổ mở để cắt khối u, nối ruột. Hiện nay người ta áp dụng phẫu thuật xâm nhập tối thiểu - là phẫu thuật nội soi.
Gần đây tiến bộ nhất trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng là phẫu thuật robot. Đây là kỹ thuật phẫu thuật hiện đại nhất, giúp bác sĩ mổ có thể quan sát trường mổ độ phân giải cao, giúp lấy được khối u, tổ chức tối đa ung thư và vẫn giữ được tế bào lành. Bệnh nhân hậu phẫu tốt hơn, nhanh liền vết thương hơn.
Hóa chất, có lịch sử từ nhiều năm và đã được chứng minh có hiệu quả trong ung thư đại trực tràng. Hiện nay trong ung thư đại trực tràng có điều trị đích mang lại hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư tốt nhất.
Xạ trị, trong ung thư đại trực tràng có thể thực hiện trước mổ để khối u nhỏ đi, giảm tái phát tại chỗ.
Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. Có nhiều yếu tố nguy cơ mà mọi người có thể phòng tránh được như:
- Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu) được xem là có liên quan mật thiết đến ung thư đại tràng. Ăn khoảng 160g/ngày hoặc chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần có nguy cơ cao gấp 3 lần. Hạn chế chế biến chiên, nướng, hạn chế ăn thịt xông khói, dăm bông, xúc xích vì sẽ làm tăng yếu tố sinh ung thư.
- Tăng cường các thức ăn chứa nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) giúp làm giảm nguy cơ này vì chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, gia tăng kết hợp chất xơ với các yếu tố sinh ung thư dẫn đến việc loại khỏi lòng ruột sớm vì giảm thời gian ứ đọng phân.
Ngoài ra, phòng ung thư đại trực tràng nên hạn chế hút thuốc lá, bia rượu. Tăng cường tập luyện thể dục, kiểm soát cân nặng.
Hốt hoảng biết mình mắc ung thư đại trực tràng chỉ vì bỏ qua dấu hiệu rất nhiều người gặp phải Bệnh nhân Nguyễn Văn H. (70 tuổi, trú tại TP Hà Nội) đã bất ngờ phát hiện bị ung thư đại trực tràng từ các dấu hiệu nhiều người mắc phải nhưng vẫn hay bỏ qua là đau bụng âm ỉ, đại tiện vài lần phân nát... Theo chia sẻ của bệnh nhân N.V.H., khoảng 1 tháng nay, ông thi thoảng xuất hiện...