Ứng phó với dịch bệnh: Các trường đại học dần chuyển sang thế chủ động
Theo số liệu từ Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào taọ, trong hệ thống các cơ sở giáo dục đại học, hiện có hơn 70 nhà trường đã tổ chức dạy, học trực tuyến cho sinh viên.
Có thể nói, các cơ sở giáo dục đại học khi ở tình thế phải thực hiện kế hoạch học tập trong điều kiện phòng, chống dịch, đang dần giành được sự chủ động, để vừa có thể bảo đảm chất lượng dạy-học, vừa bảo đảm an toàn cho người học, cán bộ, giảng viên.
Trường đại học Sư phạm Hà Nội (Ảnh: TUẤN LINH)
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, để bảo đảm an toàn cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, Trường đại học Kinh tế quốc dân đã ra thông báo tiếp tục tạm hoãn tổ chức học tập tập trung từ ngày 23-3 đến hết ngày 5-4. Trong thời điểm này nhà trường không tiếp nhận sinh viên vào ký túc xá, các cuộc họp có quy mô trên 40 người tham dự sẽ chuyển sang hình thức họp trực tuyến.
Cũng tương tự, Trường đại học Sư phạm Hà Nội hiện thông báo sinh viên, học viên không lên giảng đường cho đến khi có thông báo tiếp theo của nhà trường.
Video đang HOT
Không chỉ hai trường nói trên, rất nhiều các cơ sở giáo dục đại học đến thời điểm này chưa thể cho sinh viên trở lại học tập tập trung. Nhưng cho sinh viên nghỉ học không có nghĩa là các hoạt động đào tạo phải dừng lại. Trong thời gian không học tập trung tại giảng đường, Trường đại học Kinh tế quốc dân áp dụng cho tất cả các lớp học phần học theo hình thức Blended learning. Cán bộ, viên chức, giảng viên của nhà trường làm việc bình thường và cũng thực hiện giảng dạy theo hình thức Blended learning.
Đối với Trường đại học Sư phạm Hà Nội, sinh viên được tổ chức học online theo hướng dẫn của giảng viên trên hệ thống e-learning. Bên cạnh đó, là nơi tập trung các nhà sư phạm đa lĩnh vực, giảng viên của trường còn xây dựng kho hoc liẹu học trực tuyến với các bài giảng được bien soan bam sat theo chuong trinh cua Bọ Giao duc va Đao tao, với các cong cu quan ly lơp hoc để cung cấp cho giáo viên, học sinh các cấp học phổ thông.
Tại Trường đại học Mở Hà Nội, trong thời điểm dịch đang diễn biến phức tạp, sinh viên vẫn học theo thời khoá biểu bình thường qua hình thức học trực tuyến. Trên hệ thống đào tạo trực tuyến, giảng viên thực hiện điểm danh sinh viên, xuất báo cáo, chấm điểm, ghi nhận kết quả học tập của sinh viên.
Hiện nay, theo số liệu do Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, trong hệ thống đã có 84 cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức học tập trung, hơn 70 cơ sở dạy, học trực tuyến…. Những trường còn lại đang tích cực chuẩn bị điều kiện để sớm triển khai kế hoạch dạy học trực tuyến, từ xa hoặc luân phiên kết hợp giữa đào tạo trực tuyến (lý thuyết) với học tập trung (thực hành, thí nghiệm) để bảo đảm chương trình và giảm lượng học tập trung…
“Có thể nói, các trường đang dần chuyển từ thế bị động sang thế có kế hoạch chủ động ứng phó với dịch bệnh, thực hiện kế hoạch học tập trong điều kiện phòng chống dịch, để vừa bảo đảm chất lượng, vừa bảo đảm an toàn cho người học, cho cán bộ, giảng viên của nhà trường”, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thị Kim Phụng đánh giá.
Vụ trưởng Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết thêm, Luật Giáo dục đạị học đã quy định cho khối giáo dục đại học có quyền tự chủ rất lớn trong việc quyết định phương thức tổ chức và quản lý đào tạo các trình độ, hình thức đào tạo. Các nhà trường có quyền chủ động trong việc xây dựng, thực hiện, điều chỉnh kế hoạch giảng dạy trong kỳ học, năm học, khoá học… Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có văn bản hướng dẫn để thống nhất việc triển khai đào tạo từ xa và công nhận kết quả học tập tích lũy tại các cơ sở đào tạo đối với các khoá đào tạo chính quy và vừa làm vừa học trong thời gian dịch Covid-19.
Việc nhiều nhà trường triển khai và làm tốt phương án dạy học trực tuyến, nhận đươc sự đón nhận của sinh viên và xã hội, cho thấy đây không chỉ là giải pháp tình thế, nhằm phù hợp trong bối cảnh hoạt động đào taọ truyền thống bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mà còn cho thấy sự tích cực chủ động của các đơn vị, mức độ sẵn sàng tham gia vào một xu hướng đào tạo mới, sự tiếp cận nhanh nhạy các ứng dụng của CNTT trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 của mỗi nhà trường. Duy trì sự chủ động này, thì dịch bệnh cũng khó có thể “làm khó” đội ngũ giảng viên, sinh viên trong quá trình tiếp cận tri thức.
HOA LÊ
Trường đại học không đảm bảo chất lượng sẽ bị thị trường đào thải
Nếu trường đại học nào mở ngành không đúng, không đảm bảo chất lượng thì trong một thời gian ngắn hạn sẽ bị thị trường "đào thải" và phải trả giá cho việc làm của mình.
Giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Ảnh ĐH.
Trên đây là ý kiến của bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định tại tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo", do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 9/9.
Tại tọa đàm vấn đề quyền tự chủ và chất lượng đào tạo của các trường đã được các chuyên gia phân tích và đánh giá . Nói về những quy định quyền tự chủ của các trường đại học trong Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2019, PGS Nguyễn Thị Thu Thủy cho rằng: Luật sửa đổi GDĐH khẳng định quyền tự chủ của các cơ sở GDDH, các cơ sở giáo dục tự xác định mục tiêu, tự lựa chọn cách thức để thực hiện mục tiêu của mình, tuy nhiên, các trường chịu trách nhiệm giải trình với xã hội. Các cơ sở tự chủ chuyên môn, tài chính, tài sản, nhưng vẫn phải đáp ứng được quy định của pháp luật. Nhằm gỡ nút thắt này, luật GDĐH sửa đổi trao quyền hạn, trách nhiệm rất lớn cho Hội đồng trường.
Với các yêu cầu về quản trị đại học, trong luật GDĐH sửa đổi yêu cầu quản trị đại học ở các có sở giáo dục cần thay đổi theo hướng kiện toàn Hội đồng trường. Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với các bên liên quan để kiện toàn cơ chế chính sách của Hội đồng trường. Đối với từng loại hình trường đáp ứng yêu cầu cơ cấu, số lượng, thành phần.
Không những thế, Bộ GD&ĐT đã đưa ra quy định để kiểm soát chất lượng đào tạo của các trường đại học, trong đó đặt ra yêu cầu trách nhiệm đối với lãnh đạo các trường đại học rất cao. Nếu trường đại học nào mở ngành không đúng, không đảm bảo chất lượng thì trong một thời gian ngắn hạn sẽ bị thị trường "đào thải" và phải trả giá cho việc làm của mình. Trong tương lai lâu dài thì trường này cũng sẽ bị mất uy tín và không thể tồn tại.
Theo bà Thu Thủy, nếu việc mở ngành không đảm bảo chất lượng thì chính người học, thị trường sẽ "quay lưng" với nhà trường. Còn việc một số trường đại học lại mở ngành đào tạo mới không đúng với chuyên ngành đào tạo truyền thống nhằm thu hút sinh viên dẫn đến hiện tượng bão hòa, nhiều sinh viên tốt nghiệp không xin được việc làm đã bị Bộ GD&ĐT cảnh báo.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là có những trường đại học mở ra nhiều ngành nghề mới nhưng không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, thị trường lao động và doanh nghiệp. Đó là những trường không đáp ứng được các quy định pháp lý về việc mở ngành, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp không xin được việc làm.Tại tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cũng khẳng định: GDĐH là để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. GDĐH cũng gắn với phát triển kinh tế-xã hội nên việc các trường đại học mở ra những ngành nghề đào tạo mới cũng là xu thế tất yếu nhằm đáp ứng sự thay đổi rất nhanh của thị trường.
Đỗ Hòa
Theo baohaiquan
Tuyển sinh đại học 2020 vẫn có thể 'gói gọn' trong năm Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, dù chịu ảnh hưởng dịch Covid-19, việc tuyển sinh của các trường vẫn có thể "gói gọn" trong năm 2020. Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đại học năm 2019 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Chiều 23.3, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH,...