Ủng hộ chủ trương dạy học online và hướng đi “thông minh” trong xây dựng sách giáo khoa
Với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trước Quốc hội, sáng 11/11, thầy giáo Nguyễn Quốc Hùng tâm đắc với vấn đề dạy học trực tuyến và hướng đi mới trong xây dựng sách giáo khoa.
Thầy Nguyễn Quốc Hùng.
Theo thầy Nguyễn Quốc Hùng (nguyên giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội): Trong phiên chất vấn của Bộ trường Bộ GD&ĐT sáng 11/11, Bộ trưởng đã thẳng thắn chia sẻ những khó khăn, bất cập và cả những giải pháp, hướng đi cho nhiều vấn đề giáo dục trong thời gian tới. Đặc biệt trong phương thức dạy online và quy trình viết sách giáo khoa.
Thầy Nguyễn Quốc Hùng (được nhiều người biết đến với tên Nguyễn Quốc Hùng MA) hoàn toàn nhất trí quan điểm dạy online không thể đưa toàn bộ những kiến thức dạy trực tiếp lên trực tuyến và phải có chương trình cốt lõi. Khi trở về lớp học truyền thống chúng ta sẽ củng cố, bổ sung và mở rộng chương trình cốt lõi ấy. Đây là chiến lược đúng hướng và hợp lý, có nội hàm chuyên môn sâu.
Vậy, người giáo viên đứng lớp online khi biên soạn giáo án cần tuân thủ nguyên tắc này và khi soạn giáo án cần phân tích SGK đang dùng ở đơn vị mình để thấy rõ những gì trong SGK ấy cần đưa vào dạy và dạy sâu đến mức nào, tránh lan man.
Video đang HOT
Cùng đó, để nâng cao chất lượng dạy online, trước hết người giáo viên phải được đào tạo để tổ chức một buổi dạy đúng phương pháp thích hợp: yêu cầu học sinh chuẩn bị những gì trước khi đến lớp, tức là bước tự học, hướng đi của bài tập làm việc nhóm và những hoạt động toàn lớp.
Việc nâng cao chất lượng dạy trên lớp truyền thống cũng như online, người thầy cần: Bắt kịp những thay đổi có liên quan đến quan hệ thầy-trò. Ví dụ thầy là người tạo điều kiện và học sinh là người thực hiện bài tập để phát huy khả năng học độc lập và sáng tạo của học sinh.
Nắm vững những kỹ thuật dạy học đã được cải biên và kỹ thuật mới nhằm đưa học sinh vào trung tâm của sự học và nhắm trúng đầu ra đã được định vị, ví dụ không phân tích ngữ pháp như xưa mà dạy ngữ pháp giao tiếp hoặc xu hướng luyện tổng hợp các kỹ năng. Đây là xu hướng đang phát triển mạnh trong thế kỉ 21.
Về vấn đề sách giáo khoa, thầy Nguyễn Quốc Hùng MA ủng hộ quan điểm của Bộ trưởng – tăng cường chất lượng các bộ SGK trong thời gian tới.
Một trong những giải pháp “thông minh” mà Bộ trưởng đưa ra là thay vì giao phó việc viết sách cho các tác giả và chú trọng khâu thẩm định thì Bộ GD&ĐT sẽ có bộ phận đi cùng, giám sát, tư vấn cho đội tác giả viết sách. Việc này sẽ giúp nhặt sạn ngay từ khi sách chưa được phát hành, tránh tối đa sạn, sỏi khi sách đến tay giáo viên, học sinh.
Trên cơ sở giám sát và tư vấn, đội cố vấn viết sách sẽ có cơ sở xây dựng hội đồng thẩm định sách một cách chính xác nhất.
Việc hội đồng thẩm định sẽ được ghi tên vào SGK và cùng chịu trách nhiệm, theo thầy Nguyễn Quốc Hùng MA trước hết là vinh dự cho các thành viên hội đồng, đồng thời cũng đề cao tính trách nhiệm của họ đổi với tài liệu học tập quan trọng của học sinh.
Với những bước đi này, thầy Hùng tin rằng chất lượng sách giáo khoa sẽ được tăng lên, hạn chế được tối đa những sạn, sỏi, đóng góp hữu ích cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo chủ trương của Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Việc đọc, chép văn mẫu rất tai hại
Trả lời chất vấn của Đại biểu về việc dạy và học môn Văn trong các nhà trường hiện nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc dạy môn ngữ Văn theo hình thức đọc, chép 'văn mẫu' cho học sinh học thuộc là rất tai hại.
Là Đại biểu đầu tiên chất vấn "tư lệnh" ngành giáo dục, Đại biểu Nàng Xô Vi (đoàn Kon Tum) đặt câu hỏi: "Vừa qua Bộ trưởng chỉ đạo không dùng văn mẫu trong giảng dạy môn Ngữ văn. Điều này rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Xin hỏi, Bộ trưởng sẽ chỉ đạo như thế nào để tăng cường chất lượng dạy và học môn học này"?
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tâm hồn cho học sinh qua việc giảng dạy môn ngữ Văn. Theo Bộ trưởng, dù ngoại ngữ ngày càng có vai trò quan trọng nhưng trước hết, học sinh Việt Nam phải giỏi tiếng Việt.
"Việc giảng dạy môn Ngữ văn cần được chú trọng. Các trường cần chấm dứt việc dạy theo văn mẫu, giáo viên đọc cho học sinh chép. Việc soạn văn mẫu cho học sinh học thuộc rất tai hại trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, cảm xúc, tình cảm, chân thành chân thực cho học sinh.
Sắp tới, ngành sẽ có điều chỉnh mang tính chuyên môn. Chấm dứt văn mẫu cũng là một trong những yếu tố làm chấm dứt việc dạy thêm học thêm" - Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn
Về tình trạng dạy thêm học thêm, Đại biểu Nguyễn Huy Thái (đoàn Bạc Liêu) chất vấn, "hiện việc dạy thêm bị nghiêm cấm nhưng vẫn có tình trạng dạy thêm, học thêm trực tuyến thậm chí có học sinh bị ép học thêm trực tuyến. Nhiều cử tri đề nghị Bộ GD-ĐT thanh tra, kiểm tra về vấn đề này".
Giải trình về nội dung trên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ, việc dạy thêm học thêm trong trạng thái bình thường đã là không được, nhất là trong bối cảnh học sinh phải học trực tuyến đã rất căng thẳng.
"Trong Thông tư 09 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy và học trực tuyến đã nêu rõ số giờ dạy cho các cấp các lớp. Nếu quá giờ quy định các địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo phải kiểm tra, thanh tra việc học trực tuyến có quá giờ hay không" - Bộ trưởng nói.
Cùng tham gia chất vấn Đại biểu Nguyễn Thị Huế (đoàn Bắc Kạn) nêu vấn đề "trong một số Bộ SGK của Nhà xuất bản giáo dục có những bài học thiếu tính giáo dục, giải pháp khắc phục ra sao?".
Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, khi có ý kiến của phụ huynh về chất lượng của một số bài học trong các bộ sách, Hội đồng chuyên môn của Bộ đã kịp thời trao đổi với các tác giả, nhanh chóng điều chỉnh sửa chữa nội dung trước khi sách đến tay học sinh. Về lâu dài, Bộ cũng đang điều chỉnh quy trình điều kiện đối với việc xuất bản SGK nhằm đảm bảo chất lượng.
Lãnh đạo Bộ Giáo dục phải có trách nhiệm khi sách giáo khoa có sạn Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng ) cho rằng, khi sách giáo khoa có sạn thì trách nhiệm có phần của lãnh đạo Bộ Giáo dục - Đào tạo. Đã kịp thời điều chỉnh, sửa chữa Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - GIA HÂN Chất vấn Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị...