Ứng dụng trực tuyến Zoom đối mặt với các vụ kiện quyền riêng tư
Dịch vụ hội nghị trực tuyến Zoom đang phải một vụ kiện tập thể từ một trong những cổ đông của mình, với cáo buộc công ty không tiết lộ các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật trên nền tảng này.
Zoom trở thành cái tên được nhắc tới nhiều trong thế giới công nghệ mùa COVID-19.
Dịch vụ trò chuyện, hội nghị trực tuyến Zoom đang phải một vụ kiện tập thể từ một trong những cổ đông của mình, với cáo buộc công ty không tiết lộ các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật trên nền tảng này.
Vụ kiện do nhà đầu tư Michael Drieu đệ trình lên Tòa án Quận Bắc California tuyên bố rằng những lo ngại về lỗ hổng bảo mật và quyền riêng tư của Zoom đã đánh vào giá cổ phiếu của công ty. Cổ phiếu Zoom đã giảm trong phiên gần đây, nhưng vẫn tăng 67% kể từ đầu năm.
Zoom đã chứng kiến sự gia tăng nhu cầu trong bối cảnh mọi người hạn chế đi lại và chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến do đại dịch COVID-19. Zoom cho biết họ đã đạt 200 triệu người dùng hàng ngày trong tháng 3, cao hơn nhiều so với mức 10 triệu người dùng hàng ngày mà họ thu hút được vào tháng 12/2019.
Video đang HOT
Bất chấp những tin tức về các vụ kiện, cổ phiếu của Zoom đã tăng hơn 4% trong phiên giao dịch sáng thứ Tư 8/4 (giờ Mỹ).
Trước đó vào tuần trước, Giám đốc điều hành của Zoom, Eric Yuan, đã xin lỗi và thừa nhận các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật tồn tại trong ứng dụng này.
Ứng dụng này đã bị cấm sử dụng trong công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk và các trường học ở New York do những lo ngại về bảo mật.
Đáp lại những lo ngại trên, Zoom khuyến khích người dùng sử dụng các tính năng như phòng chờ, đặt mật khẩu phòng hợp và giới hạn chia sẻ màn hình để giúp tránh các cuộc tấn công trực tuyến.
Zoom cũng bị chỉ trích vì chia sẻ dữ liệu cá nhân với Facebook – ngay cả khi người dùng không có tài khoản Facebook – trong khi công ty này cũng thừa nhận đã nhầm lẫn chuyển hướng một số cuộc gọi qua Trung Quốc như một bản sao lưu để xử lý tắc nghẽn mạng. Công ty này sau đó đã thực hiện các thay đổi cho nền tảng của mình để giải quyết các vấn đề như vậy./.
Việt Đức
Zoom gửi dữ liệu về Trung Quốc
CEO Eric Yuan của Zoom cho biết đã "định tuyến nhầm" khiến các cuộc gọi video qua ứng dụng này được gửi tới máy chủ đặt tại Trung Quốc.
"Trong nỗ lực khẩn cấp nhằm giúp người dùng thế giới kết nối với nhau khi đại dịch, chúng tôi đã triển khai bổ sung máy chủ mới tại Trung Quốc", ông Yuan cho biết. "Tuy nhiên, chúng tôi đã thất bại trong việc phân chia hàng rào địa lý rõ ràng, khiến một số cuộc họp nhất định lại kết nối với các hệ thống ở Trung Quốc".
Ông Eric Yuan, CEO Zoom. Ảnh: Reuters.
Ông Yuan không đề cập số lượng người dùng cụ thể bị ảnh hưởng. Theo thông tin trên trang chủ Zoom, khi có lưu lượng truy cập lớn, ứng dụng họp trực tuyến này sẽ chuyển lưu lượng truy cập đến trung tâm dữ liệu gần nhất với dung lượng khả dụng lớn nhất.
Tuy nhiên, các trung tâm dữ liệu của Zoom ở Trung Quốc sẽ không được sử dụng để định tuyến những cuộc gọi video của người dùng nếu họ không ở nước này. Điều này liên quan đến quyền riêng tư: Trung Quốc không thực thi các điều luật bảo vệ dữ liệu nghiêm ngặt, thậm chí có thể yêu cầu Zoom giải mã nội dung các cuộc gọi được mã hóa.
Trước đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học Toronto (Canada) cũng tìm thấy các khóa mã hóa của Zoom được phát hành thông qua máy chủ ở Trung Quốc, ngay cả khi những người tham gia cuộc gọi ở bên ngoài lãnh thổ nước này.
"Khi kiểm tra cuộc gọi video qua Zoom với hai người ở Mỹ và một ở Canada, chúng tôi thấy khóa AES-128 để mã hóa và giải mã nội dung video được gửi tới một trong những máy chủ dường như nằm ở Bắc Kinh, địa chỉ IP 52.81.151.250", đại diện nhóm cho biết.
Theo thống kê, Zoom có khoảng 700 nhân viên tại Trung Quốc.
Zoom là phần mềm họp trực tuyến nhận được sự quan tâm lớn từ đầu 2020 do Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, ứng dụng đang bị chỉ trích vì hàng loạt vấn đề về quyền riêng tư, như gửi dữ liệu người dùng trái phép cho Facebook, quảng cáo sai về tính năng mã hóa đầu cuối và cho phép chủ phòng họp ảo theo dõi người tham dự.
Ông Yuan cũng thừa nhận không đánh giá đầy đủ tính bảo mật và quyền riêng tư cho ứng dụng họp trực tuyến của mình. Ông xin lỗi về các sự cố, nói công ty không thiết kế phần mềm với tầm nhìn xa là sẽ được đón nhận nhiều như hiện nay, đồng thời hứa khắc phục mọi thứ để lấy lại niềm tin từ người dùng.
Bảo Lâm
CEO Zoom thừa nhận sai lầm bảo mật Giám đốc điều hành Zoom, Eric Yuan, thừa nhận đã không đánh giá đầy đủ tính bảo mật và quyền riêng tư cho ứng dụng họp trực tuyến của mình. "Zoom đã có sự phát triển quá nhanh... và đã có một số bước đi sai lầm", ông Yuan thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn với CNN cuối tuần qua. "Chúng tôi...